Đắk Nông: Chi hơn 62 tỉ đồng để giữ rừng

Bảo Lâm |

Rừng không chỉ là "lá phổi xanh" mà còn tạo sinh kế cho nhiều hộ gia đình, người lao động ở Đắk Nông có thêm điều kiện để giữ rừng, cải thiện thu nhập và ổn định cuộc sống.
Nguồn dịch vụ chi trả môi trường rừng đang tạo sinh kế cho người lao động, người dân tham gia quản lý bảo vể rừng hiệu quả. Ảnh: Phan Tuấn
Nguồn dịch vụ chi trả môi trường rừng đang tạo sinh kế cho người lao động, người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng hiệu quả. Ảnh: Phan Tuấn

Nhà của ông K’Tiêu, ở xã Đắk Som, huyện Đắk Glong sống khá gần với Vườn Quốc gia Tà Đùng. Trước đây, cuộc sống của gia đình ông K'Tiêu còn phụ thuộc vào rừng và là hộ nghèo ở địa phương.

Từ năm 2011, gia đình ông K’Tiêu được Vườn Quốc gia Tà Đùng chọn để giao khoán bảo vệ 30ha rừng. Hơn 10 năm nhận khoán bảo vệ rừng, năm nào gia đình ông K’Tiêu cũng nhận được khoảng 30 triệu đồng.

Với số tiền này,  gia đình ông K'Tiêu đã mua phân bón, đầu tư chăm sóc, phát triển các loại cây trồng hiệu quả, cho năng suất cao hơn. Hiện nay, gia đình ông K’Tiêu đã vươn lên thoát nghèo và tích cực cùng chủ rừng tham gia quản lý bảo vệ rừng hiệu quả.

Không riêng gì hộ gia đình ông K'Tiêu, hơn 10 năm nay, việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần nâng cao đời sống, tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng, giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Theo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đắk Nông, trong năm 2022, đơn vị đã thực hiện việc chi trả cho 186 chủ rừng trên diện tích hơn 141.000ha, tương ứng với tiền hơn 62,6 tỉ đồng.

Trong đó, chủ rừng là hộ gia đình cá nhân, cộng đồng là 111 trường hợp tương ứng hơn 1.3 tỉ đồng. Chủ rừng là Ban quản lý rừng phòng hộ là 5 đơn vị, tương ứng số tiền hơn 14,2 tỉ đồng.

Chủ rừng là Ban quản lý rừng đặc dụng, Vườn quốc gia là 3 đơn vị, tương ứng số tiền hơn 18,8 tỉ đồng. Ngoài ra còn có 32 chủ rừng là UBND xã, tương ứng với số tiền hơn 111 triệu đồng. Bên cạnh đó, còn có 33 chủ rừng là tổ chức khác được chi trả với số tiền tương ứng số tiền hơn 7,6 tỉ đồng.

Theo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đắk Nông, nguồn quỹ chi trả dịch vụ môi trường rừng đã và đang phát huy hiệu quả, đạt được những thành tựu tích cực.

Cụ thể, từ nguồn kinh phí này đã góp phần bảo vệ và phát triển bền vững vốn rừng hiện có, cải thiện đời sống những người làm nghề rừng, nhất là đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa.

Cũng liên quan đến vấn đề này, các đơn vị chủ rừng khẳng định, trong điều kiện nguồn kinh phí gặp khó khăn do chủ trương đóng cửa rừng thì nguồn dịch vụ chi trả môi trường rừng là nguồn tài chính quan trọng.

Đây được xem là "bầu sữa" để các đơn vị chủ rừng tiếp tục duy trì hoạt động trong quản lý, bảo vệ và phát triển độ che phủ rừng được tốt hơn.

Bảo Lâm
TIN LIÊN QUAN

Đắk Nông: Ăn Tết không quên giữ rừng

Phan Tuấn |

Tết đến, Xuân về là khoảng thời gian để mọi người đoàn tụ bên gia đình, người thân. Thế nhưng, đây lại là thời điểm mà lực lượng giữ rừng Đắk Nông đang phải căng mình làm nhiệm vụ chống giặc lửa và ngăn chặn lâm tặc xâm hại đến rừng.

Nhân viên giữ rừng liên tục bỏ việc, số vụ vi phạm lâm luật ở Đắk Nông tăng

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Chỉ tính riêng 2 năm trở lại đây, toàn tỉnh Đắk Nông đã có hơn 143 người lao động trong ngành lâm nghiệp xin nghỉ việc, chuyển công tác... Năm 2022, trong bối cảnh lực lượng giữ rừng liên tục bỏ việc thì số vụ phá rừng ở Đắk Nông đã diễn biến phức tạp, đứng thứ 4 cả nước.

Đồng cảm với người giữ rừng trên Tây Nguyên

Phan Tuấn |

Đắk Nông, Đắk Lắk - Nghề báo cho chúng tôi được đi đây, đi đó nhiều. Trong đó, câu chuyện người lao động vất vả, khổ cực, thậm chí phải đổ máu, mang thương tật để giữ rừng là điều khiến chúng tôi đau đáu nhất.

Bắt giữ “trùm” ma túy có đội ngũ cảnh giới dày đặc ở Đà Nẵng

Khánh Ngọc |

Ngày 21.3, Công an quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng cho biết, vừa phát hiện và bắt quả tang 2 đối tượng có hành vi mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, có đội ngũ cảnh giới dày đặc.

Dự báo diễn biến đợt nắng nóng gay gắt đầu tiên trong năm 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định từ ngày mai 22.3, Bắc Bộ và Trung Bộ sẽ ghi nhận sự tăng nhiệt nhanh chóng. Đặc biệt, có khu vực đạt ngưỡng nắng nóng gay gắt ngay trong đợt nắng diện rộng đầu tiên của năm 2023.

Hiện trường vụ cháy ở Công ty Cổ phần One One miền Trung

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Lực lượng chức năng đã khống chế được đám cháy tại Công ty Cổ phần One One miền Trung và đang thống kê thiệt hại, điều tra nguyên nhân vụ cháy.

Khu đô thị Tropical City của FLC ở Hạ Long bị đề nghị thu hồi một phần

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Do nợ các khoản thuế khoảng 97 tỉ đồng, UBND TP.Hạ Long đã có công văn đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét thu hồi một phần diện tích Khu đô thị Tropical City Hạ Long của FLC tại phường Hà Khánh, TP.Hạ Long. Hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh đang rà soát tình hình thực hiện dự án này để tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ninh.

Vựa lúa gạo Châu Á bị đe dọa vì cạn kiệt nước ngầm

Thanh Hà |

Vựa lúa gạo của thế giới có thể có thể gặp nguy hiểm nếu các biện pháp canh tác bền vững hơn không được áp dụng do khai thác nước ngầm quá mức và biến đổi khí hậu khiến các phương pháp canh tác lâu đời trên khắp châu Á bị đe dọa.

Đắk Nông: Ăn Tết không quên giữ rừng

Phan Tuấn |

Tết đến, Xuân về là khoảng thời gian để mọi người đoàn tụ bên gia đình, người thân. Thế nhưng, đây lại là thời điểm mà lực lượng giữ rừng Đắk Nông đang phải căng mình làm nhiệm vụ chống giặc lửa và ngăn chặn lâm tặc xâm hại đến rừng.

Nhân viên giữ rừng liên tục bỏ việc, số vụ vi phạm lâm luật ở Đắk Nông tăng

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Chỉ tính riêng 2 năm trở lại đây, toàn tỉnh Đắk Nông đã có hơn 143 người lao động trong ngành lâm nghiệp xin nghỉ việc, chuyển công tác... Năm 2022, trong bối cảnh lực lượng giữ rừng liên tục bỏ việc thì số vụ phá rừng ở Đắk Nông đã diễn biến phức tạp, đứng thứ 4 cả nước.

Đồng cảm với người giữ rừng trên Tây Nguyên

Phan Tuấn |

Đắk Nông, Đắk Lắk - Nghề báo cho chúng tôi được đi đây, đi đó nhiều. Trong đó, câu chuyện người lao động vất vả, khổ cực, thậm chí phải đổ máu, mang thương tật để giữ rừng là điều khiến chúng tôi đau đáu nhất.