Con gái ông chủ nguồn thải "đầu độc" nước sạch sông Đà liệu có vô can?

Long Nguyễn - Phạm Đông |

Trong biên bản làm việc giữa đoàn kiểm tra với Công ty gốm sứ Thanh Hà (thị xã Phú Thọ, Phú Thọ) có phần thể hiện rất rõ sự liên quan của bà Nguyễn Huyền Trang (con gái ông Chủ tịch Nguyễn Đức Truyền) với số dầu thải bị đổ trộm vào nguồn nước cấp cho nhà máy nước sạch sông Đà.

Tại buổi làm việc với PV Báo Lao Động chiều 21.10, ông Nguyễn Đức Truyền - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Gốm sứ Thanh Hà - đã cung cấp biên bản làm việc giữa đoàn kiểm tra của Cục Cảnh sát Môi trường (Bộ Công an) và công ty Thanh Hà ngày 19.10.

Theo đó, liên quan đến vụ xả thải gây ra cuộc "khủng hoảng  nước sạch" khiến hàng vạn hộ dân Hà Nội lao đao, biên bản có phần thể hiện như sau:

Khoảng tháng 9.2019, anh Lê Đinh Vũ (sinh năm 1982, trú tại Đa Tiện, Xuân Lâm, Thuận Thành, Bắc Ninh), giới thiệu là người thu gom, xử lý dầu thải Iiên lạc qua điện thoại với chị Nguyễn Huyền Trang (sinh năm 1988) là trợ lý Giám đốc Công ty Cổ phần gốm sứ Thanh Hà để đề xuất về việc tiếp nhận, xử lý tái chế số dầu thải đang lưu giữ tại công ty và được bà Trang đồng ý.

Theo thỏa thuận miệng, bà Trang sẽ phải trả cho anh Vũ số tiền để thu gom, vận chuyển, xử lý dầu thải là 1.000 đồng/lít. Đến sáng 7.10, anh Vũ có gọi điện thoại cho bà Trang để đến thu gom dầu thải thì bà Trang đi vắng. Sau đó bà Trang giao lại việc cho ông Trần Thành Trung (cán bộ phòng vật tư của công ty) để ông này chuyển giao dầu thải cho anh Vũ.

Khu vực chứa dầu để đốt lò nung gạch của Công ty Gốm sứ Thanh Hà. Ảnh: LN.
Khu vực chứa dầu để đốt lò nung gạch của Công ty Gốm sứ Thanh Hà. Ảnh: LN.

Đến hơn 8h ngày 7.10, xe tải mang biển kiểm soát 99C-08783 do Nguyễn Chương Đại (sinh năm 1994, trú tại thôn Đa Tiện, xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) điều khiển vào trong công ty để thu gom dầu thải cho ông Vũ. Đi cùng xe Đại có Hoàng Văn Thám (sinh năm 1986, trú tại thôn Đèo Luông, xã Tri Lễ, huyện Văn Quang, tỉnh Lạng Sơn).

Tại đây, ông Trung đã gặp Đại và Thám để trao đổi việc chuyển giao dầu thải cho các đối tượng đồng thời giao cho ông Cường (là công nhân trong công ty) hỗ trợ cho Đại và Thám trong việc hút dầu thải từ các téc dầu loại 01m3 và loại 120 lít.

Đến khoảng 13h cùng ngày thì hút dầu xong. Xe đi qua trạm cân của Công ty với trọng lượng bì là 15.540 kg, tự trọng xe là 6.710 kg và trọng lượng hàng (dầu thải) trên xe là 8.830 kg. Việc giao dịch giữa bà Trang và ông Vũ về phần tài chính là bà Trang phải trả cho ông Vũ 1.000 đồng/lít dầu thải, đến nay bà Trang chưa thực hiện và không liên lạc được với ông Vũ nữa.

Lãnh đạo Công ty gốm sứ Thanh Hà trong buổi làm việc với PV Lao Động ngày 21.10.
Ông Nguyễn Đức Truyền trong buổi làm việc với phóng viên Lao Động ngày 21.10.

Từ những thông tin trên, đoàn kiểm tra xác định việc quản lý chất thải nguy hại của Công ty Cổ phần gốm xứ Thanh Hà không đúng quy định. Công ty có kho lưu giữ chất thải nguy hại riêng biệt, có dán biển cảnh bảo theo quy định. Tuy nhiên, công ty không đưa các téc dầu thải và các thùng dầu thải vào trong kho để quản lý theo quy định, mà lại lưu giữ tại kho vật tư của công ty, phục vụ việc tái sử dụng trong quá trình sản xuất gạch.

Tiếp đó, việc chuyển giao chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có chức năng xử lý chất thải nguy hại theo quy đinh: Công ty cổ phần gốm sứ CTH đã chuyển giao 8.830 kg dầu thải cho các đối tượng mang đi xử lý. Tuy nhiên, Công ty không ký hợp đồng, không thu thập hồ sơ tư cách pháp nhân về chức năng xử lý chất thải nguy hại của các đối tượng nêu trên.

Đại diện Công ty, ông Trần Trung Thành - Phó Giám đốc đã thừa nhận hành vi vi phạm trong việc quản lý và chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị không có chức năng xử lý chất thải nguy hại theo quy định. Công ty đã không ký hợp đồng, không thẩm định tư cách pháp nhân và chức năng của đơn vị tiếp nhận chất thải nguy hại trước khi chuyển giao như nội dung đã nêu.

Nhiều lần bị xử phạt, nhắc nhở

Theo thông tin PV thu thập được, trong quá khứ, Công ty Cổ phần gốm sứ Thanh Hà đã nhiều lần bị các ngành chức năng xử phạt, nhắc nhở trong lĩnh vực môi trường.

Cụ thể năm 2016, Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định số 118/QĐXP ngày 30.12.2016 xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty số tiền 160 triệu đồng.

Năm 2018, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có kết luận kiểm tra về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước số 1682/KLKTTNMT ngày 28.8.2017 đối với công ty. Trong đó nêu các tồn tại của công ty như chưa có giấy phép khai thác sử dụng nước và giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; chưa nộp đủ phí bảo vệ môi trường, lò sấy của Công ty được chuyển đổi từ than sang cám cưa chưa báo cáo với cấp có thầm quyền.

Long Nguyễn - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Infographic: Lộ trình 320km của nhóm đối tượng đổ dầu bẩn vào nước sông Đà

Nguyễn Hà - Duy Hưng |

Từ ngày 6.10 đến 8.10, các đối tượng đổ trộm dầu bẩn vào nước sông Đà đã đi quãng đường hơn 320km để thực hiện hành vi.

Chung cư Hà Nội rửa bể sau vụ đổ trộm dầu thải: Nước lắng cặn, đặc sệt

Nhóm PV |

Xô nhựa chứa đầy váng, cặn đặc sệt và bốc mùi được lấy lên từ bể ngầm ở một khu chung cư ở Hà Nội khiến nhiều người lo lắng.

Nước sạch Hà Nội nhiễm dầu thải: Làm rõ trách nhiệm đơn vị cung cấp nước

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Chiều 21.10, bên hành lang Quốc hội, các đại biểu chia sẻ bức xúc và đề nghị cần làm rõ trách nhiệm của những người liên quan đến sự cố “nước sạch ở Hà Nội nhiễm dầu thải”. 

Thông tin nhanh về chất lượng nước sông Đà

NH |

4 mẫu nước của nhà máy và 21 mẫu nước tại các khu chung cư được kiểm tra đều cho chất lượng đạt chuẩn styren.

Chủ sở hữu thực sự của Cty nước Sông Đà lần đầu lên tiếng sau sự cố

Lê Thanh Uyên |

Lần đầu tiên sau gần 2 tuần, ông Nguyễn Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc GELEX, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Thành viên Cty Thiết bị điện GELEX, chủ sở hữu 65% của Nhà máy nước sạch Sông Đà - chủ động liên hệ, chia sẻ với Báo Lao Động về sự cố đường nước sạch sông Đà cung cấp cho Hà Nội bị nhiễm dầu thải.

Chuyên gia phân tích hai giả thiết về nguồn thải "đầu độc" nước sông Đà

Long Nguyễn - Phạm Đông |

Ông Đỗ Minh Đức - nguyên Phó Giám đốc Công ty Cổ phần xử lý, tái chế chất thải công nghiệp Hòa Bình đã đưa ra 2 giả thiết về nguồn chất thải "đầu độc" nước sông Đà.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Infographic: Lộ trình 320km của nhóm đối tượng đổ dầu bẩn vào nước sông Đà

Nguyễn Hà - Duy Hưng |

Từ ngày 6.10 đến 8.10, các đối tượng đổ trộm dầu bẩn vào nước sông Đà đã đi quãng đường hơn 320km để thực hiện hành vi.

Chung cư Hà Nội rửa bể sau vụ đổ trộm dầu thải: Nước lắng cặn, đặc sệt

Nhóm PV |

Xô nhựa chứa đầy váng, cặn đặc sệt và bốc mùi được lấy lên từ bể ngầm ở một khu chung cư ở Hà Nội khiến nhiều người lo lắng.

Nước sạch Hà Nội nhiễm dầu thải: Làm rõ trách nhiệm đơn vị cung cấp nước

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Chiều 21.10, bên hành lang Quốc hội, các đại biểu chia sẻ bức xúc và đề nghị cần làm rõ trách nhiệm của những người liên quan đến sự cố “nước sạch ở Hà Nội nhiễm dầu thải”. 

Thông tin nhanh về chất lượng nước sông Đà

NH |

4 mẫu nước của nhà máy và 21 mẫu nước tại các khu chung cư được kiểm tra đều cho chất lượng đạt chuẩn styren.

Chủ sở hữu thực sự của Cty nước Sông Đà lần đầu lên tiếng sau sự cố

Lê Thanh Uyên |

Lần đầu tiên sau gần 2 tuần, ông Nguyễn Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc GELEX, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Thành viên Cty Thiết bị điện GELEX, chủ sở hữu 65% của Nhà máy nước sạch Sông Đà - chủ động liên hệ, chia sẻ với Báo Lao Động về sự cố đường nước sạch sông Đà cung cấp cho Hà Nội bị nhiễm dầu thải.

Chuyên gia phân tích hai giả thiết về nguồn thải "đầu độc" nước sông Đà

Long Nguyễn - Phạm Đông |

Ông Đỗ Minh Đức - nguyên Phó Giám đốc Công ty Cổ phần xử lý, tái chế chất thải công nghiệp Hòa Bình đã đưa ra 2 giả thiết về nguồn chất thải "đầu độc" nước sông Đà.