"Cô gái thời tiết" của Lao Động

Thảo Anh |

Sau gần 3 năm gắn bó, tôi mới nhận ra lĩnh vực thời tiết đến với tôi không phải “tình yêu sét đánh” mà lại là “mưa dầm thấm lâu”.

Một ngày của “cô gái thời tiết”

“Xin kính chào quý vị khán giả, như thường lệ Thảo Anh sẽ đem đến những thông tin thời tiết đáng chú ý nhất trong đêm nay và ngày mai…”.

Đó là phần mở đầu quen thuộc trong Bản tin Dự báo thời tiết mới nhất do tôi - MC thời tiết Thảo Anh - đảm nhận, được phát sóng vào 20h hằng ngày trên báo Lao Động (laodong.vn).

16h hằng ngày khi Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cung cấp dữ liệu thời tiết "đêm nay và ngày mai", tôi sẽ làm kịch bản phân tích số liệu quan trắc để có sự so sánh thời tiết với những ngày trước và dự báo xu thế thời tiết những ngày tới. Khí tượng là một chuyên ngành đặc thù với nhiều thuật ngữ, những người làm nghề báo như tôi cũng chỉ là “ngoại đạo”. Chính tôi phải tìm hiểu và “đời sống hoá” những thuật ngữ đó để chuyển tải đến quý vị khán giả gần gũi hơn. Hơn nữa, trước giờ phát sóng bản tin, tôi cần phỏng vấn và có sự tham vấn từ các chuyên gia tại Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nếu liên quan đến những vấn đề thời tiết, khí hậu bất thường.

Cuộc sống của tôi - một phóng viên thời tiết - không phải là “thơ thẩn” đo gió đếm mây, đợi giờ “quần là áo lượt mặt hoa da phấn” để lên sóng. Tôi còn là một phóng viên đa phương tiện. Khác với công việc của biên tập viên ở đài truyền hình, ngoài việc dẫn Bản tin thời tiết, tôi vẫn là phóng viên theo dõi những lĩnh vực khác như Môi trường, Y tế… chạy hiện trường, làm tin tức thời sự hoặc sản xuất những video khác.

Những hình ảnh lên sóng bản tin.
Những hình ảnh lên sóng bản tin.

Nhớ lại cách đây 3 năm, tôi vốn dĩ không mấy vui vẻ và có chút hụt hẫng lúc ban đầu khi được giao nhiệm vụ theo dõi lĩnh vực khí tượng, thời tiết. Bởi đó chưa bao giờ là ước mơ của tôi. Lúc đó, tôi nghĩ rằng, phóng viên thời tiết “quá đơn giản”, thậm chí có phần đơn điệu và không phù hợp với hoài bão của một sinh viên báo chí mới ra trường đang bừng bừng nhiệt huyết.

Thời điểm đó, tôi nhận nhiệm vụ với tâm thế “tặc lưỡi”, thôi thì theo. Nhưng khi đã nhận nhiệm vụ dù chưa kịp “yêu” và biết khả năng mình có hạn, tôi vẫn gắng sức theo đuổi. Và có lẽ từ quyết định đó mà sau khi bước chân vào lĩnh vực này, tôi mới nhận ra mình từng có những suy nghĩ thật “nông cạn”. Làm báo là cung cấp thông tin. Lĩnh vực tôi theo dõi là những thông tin thiết thực và gần với đời sống. Đó là nắng gió, là mưa dông, là bão lũ, là sạt lở, là thiên tai... - những thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, kinh tế đất nước. Tôi bắt đầu nhận ra những điều đặc biệt, những đề tài khác biệt ngay trong lòng những thứ tưởng như giản đơn nhất. Và rồi với những trải nghiệm, những dấn thân khi theo dõi mảng nội dung này, tôi nhận ra lĩnh vực “thời tiết” đến với tôi không phải “tình yêu sét đánh” mà lại là “mưa dầm thấm lâu”.

Theo thời gian, cái tên “cô gái thời tiết” cũng đến với tôi cũng tự nhiên như thế. Dẫu còn phải học hỏi rất nhiều nhưng biệt danh đó khiến tôi rất vui vì giống như một định danh ở cơ quan. Tôi hạnh phúc khi được gọi là “cô gái thời tiết” của Báo Lao Động. Tôi cũng trân quý cái tên mọi người dành cho mình. Đối với tôi, đó là sự ghi nhận dù biết mình còn phải nỗ lực học hỏi và trau dồi thêm rất nhiều.

Giờ đây, tôi quen với việc khi đồng nghiệp hỏi: “Thảo Anh, chị mệt quá, mai còn nắng không em, bao giờ mới mưa hả em?” hay “Mưa nhiều quá rồi, bao giờ mới có nắng lên, Thảo Anh?”. Tôi nghĩ những câu hỏi đó chính là những món quà!

Đi vào vùng rốn lũ và trải nghiệm để thấu cảm

“Mắt không thấy thì tim không đau” và chắc hẳn rằng khi “tim không đau” thì thông tin mà tôi đưa đến quý vị khán giả cũng thiếu phần cảm xúc, chỉ là những tin tức thông tấn giản đơn khô cứng. Vì thế, tôi chọn cách thử cảm giác dẫn chương trình giữa nắng cháy, thử sống ở vùng rốn lũ chìm trong biển nước hay thử đồng hành cùng những người làm công tác dự báo. Khi đó, tôi đặt mình vừa là người dân, vừa là phóng viên và tôi cảm nhận được rõ nhất những thảm hoạ thiên tai đã tàn phá khủng khiếp như thế nào. Mất nhà, mất tài sản, mất người thân và có lẽ cả tinh thần của những người dân ở trong “điểm đen” của thiên tai đôi khi đã bị một cơn lũ cuốn trôi đi.

Còn nhớ, cơn lũ lịch sử tràn vào Chương Mỹ (Hà Nội) vào hồi tháng 8.2018, cả một vùng quê yên bình trở nên xơ xác, tiêu điều. Đường vào thôn Nhân Lý (Chương Mỹ) sặc mùi bùn tanh tưởi. Những ruộng lúa đương kỳ trổ bông, thậm chí cả nghĩa trang đều chìm trong biển nước vàng đục cao phải đến 2m. Lũ làm hư hỏng, sạt lở bao công trình, cầu cống, đường sá. Trăm thứ rác đổ về chỗ trũng. Gia súc gia cầm chết, vòng hoa nghĩa trang... trôi nổi dạt vào nhà dân. Nước trong ao tù đen kịt, đặc quánh.

Chúng tôi đã mất 20 phút chèo thuyền từ đê vào sâu trong thôn Nhân Lý. Nước ngập sâu lút đầu người. Sân nhà dân biến thành bến thuyền, bậc tam cấp cũng "tàng hình" theo. Lại “cười ra nước mắt” khi nghe câu chuyện ở vùng rốn lũ, người ở lại bám làng bám xóm, còn gia súc, gia cầm “đi sơ tán” đến vùng cao.

Dẫn thời tiết Tết Dương lịch năm 2020 trực tiếp tại phố hoa Hoàng Hoa Thám (Hà Nội).
Dẫn thời tiết Tết Dương lịch năm 2020 trực tiếp tại phố hoa Hoàng Hoa Thám (Hà Nội).

Nhưng có lẽ xót xa nhất là câu chuyện tang gia mùa lũ. Bà con lối xóm thở dài thương xót: "Chết mùa lũ là khổ nhất". Thân nhân chít khăn tang khênh quan tài mò mẫm từng bước trong dòng nước. Nhưng ở vùng rốn lũ, vẫn có không ít nụ cười giữa nghịch cảnh. Chúng tôi ở đó chứng kiến, thấu cảm và đưa tin chân thực! Tôi nghĩ đó không chỉ là giá trị thông tin mà còn là giá trị của cảm xúc!

Không những tìm cách để thấu cảm với người dân với những mất mát của họ trong thiên tai, chúng tôi đã từng “đột nhập” đại bản doanh Trung tâm Điều hành Tác nghiệp Khí tượng Thủy văn vào một đêm trực bão để trải nghiệm mùi vị “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương” của những người làm nghề dự báo thời tiết - “bắt bệnh ông trời”.

Gần 22h đêm 17.8.2018, khi tâm bão số 4 Bebinca đang ở ngay vùng biển ngoài khơi từ Hải Phòng đến Nghệ An, tại Trung tâm Điều hành Tác nghiệp Khí tượng Thủy văn, chúng tôi choáng ngợp bởi căn phòng tràn ngập ánh sáng. Màn hình trung tâm hiển thị chằng chịt bản đồ, ảnh mây cắt từ vệ tinh, những con số quan trắc, lượng mưa, sức gió ở khắp nơi đổ về. Những người làm khí tượng gọi đó là "căn phòng không bao giờ tối", một Hà Nội không ngủ trong lòng một Hà Nội đã ngủ yên.

Khi đồng hồ điểm 0h, tòa nhà kính hút gió, có thể nghe tiếng gió rít bên tai đến lạnh người nhưng những cán bộ khí tượng vẫn hờ hững như không. Có lẽ thứ âm thanh đó đã quen thuộc đến độ thường tình. Mắt họ vẫn dán vào màn hình máy tính với chằng chịt những số liệu quan trắc. Ở trong căn phòng không bao giờ tối, chúng tôi mục sở thị cảnh “ăn tranh thủ ngủ khẩn trương” của những cán bộ khí tượng. 1h sáng,  “thực đơn theo yêu cầu” về đến bản doanh. Khi là suất xôi xéo, cái bánh mì, lúc úp vội bát mì nhanh gọn. Họ ăn vội vàng rồi lại trở về “ôm” máy tính phân tích số liệu diễn biến. Cứ thế công việc trực bão diễn ra 24/24 không hề ngơi nghỉ.

Mỗi lúc nhận một bản tin cảnh báo bão, lũ quét, sạt lở đất, tôi cảm thấy lòng chùng xuống. Chỉ mong không còn phải thấy cảnh dải đất miền Trung đau thương oằn mình chống bão, miền núi phía Bắc hoang tàn do lũ quét và sạt lở đất hay hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt ở Đồng bằng sông Cửu Long… Và có lẽ để trả lời cho mong muốn lớn nhất trong 3 năm theo dõi lĩnh vực này của tôi, đáp án chỉ là được đưa tin mưa thuận gió hoà… để người dân đất nước tôi không còn phải rơi nước mắt!

Thảo Anh
TIN LIÊN QUAN

Mưa lũ lịch sử Trung Quốc có mối liên hệ gì với thời tiết ở Việt Nam?

Thảo Anh |

mưa lũ lịch sử tại Trung Quốc không ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam song hình thái thời tiết này lại có mối liên quan mật thiết với tình hình nắng nóng khắc nghiệt ở miền Trung nước ta.

Mưa lũ lịch sử, kỷ lục nắng nóng và thời tiết dị thường dồn dập do đâu?

Thảo Anh - Cát Tường |

Thời tiết cực đoan và dị thường đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Thời gian gần đây, mưa lũ lịch sử ở Trung Quốc, lũ lớn ở Nhật Bản là những điển hình. Hay ngay tại Việt Nam,  trong năm nay mưa đá dị thường đã xảy ra ngay vào đêm giao thừa. Vậy nguyên nhân, khởi nguồn chung của những thảm hoạ thiên tai ngày càng dồn dập và dị thường này là gì?

7 loại trái cây tốt nhất để giải nhiệt giữa thời tiết nắng nóng gay gắt

THANH NGA (HEALTHLINE) |

Mùa hè nắng nóng khiến cơ thể chúng ta thường dễ mất nước và cần bổ sung những nguồn vitamin tự nhiên từ trái cây để thanh nhiệt cũng như bổ sung năng lượng cho cơ thể. Healthline đã gợi ý 7 loại trái cây bạn nên ăn vừa tốt cho sức khỏe lại vừa giúp giải nhiệt mùa hè.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Mưa lũ lịch sử Trung Quốc có mối liên hệ gì với thời tiết ở Việt Nam?

Thảo Anh |

mưa lũ lịch sử tại Trung Quốc không ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam song hình thái thời tiết này lại có mối liên quan mật thiết với tình hình nắng nóng khắc nghiệt ở miền Trung nước ta.

Mưa lũ lịch sử, kỷ lục nắng nóng và thời tiết dị thường dồn dập do đâu?

Thảo Anh - Cát Tường |

Thời tiết cực đoan và dị thường đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Thời gian gần đây, mưa lũ lịch sử ở Trung Quốc, lũ lớn ở Nhật Bản là những điển hình. Hay ngay tại Việt Nam,  trong năm nay mưa đá dị thường đã xảy ra ngay vào đêm giao thừa. Vậy nguyên nhân, khởi nguồn chung của những thảm hoạ thiên tai ngày càng dồn dập và dị thường này là gì?

7 loại trái cây tốt nhất để giải nhiệt giữa thời tiết nắng nóng gay gắt

THANH NGA (HEALTHLINE) |

Mùa hè nắng nóng khiến cơ thể chúng ta thường dễ mất nước và cần bổ sung những nguồn vitamin tự nhiên từ trái cây để thanh nhiệt cũng như bổ sung năng lượng cho cơ thể. Healthline đã gợi ý 7 loại trái cây bạn nên ăn vừa tốt cho sức khỏe lại vừa giúp giải nhiệt mùa hè.