Chống rác thải nhựa: Thay đổi nhận thức người Việt bằng giáo dục

nguyễn tri |

Sự phát triển nhanh về kinh tế, công nghiệp ở nước ta gần đây giúp nâng cao đời sống vật chất cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế, các vấn đề môi trường đang là thách thức lớn. Theo thống kê của các tổ chức khoa học và kinh tế quốc tế, Việt Nam là một trong 5 nước phát thải rác thải nhựa vào môi trường đại dương nhiều nhất.

Từ hành động nhỏ: Không vứt rác

Vừa qua, trong chuỗi sự kiện "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 15 tại Bình Định, sự kiện khoa học “Giảm thiểu chất thải nhựa vào đại dương: Mô hình giáo dục cho các nhà giáo dục” nhận được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Bình Định là địa phương được BTC lựa chọn để triển khai thí điểm với mong muốn sẽ lan tỏa mô hình đến các tỉnh, thành khác trên cả nước trong tương lai, góp phần hình thành nhận thức về giảm thiểu rác thải nhựa cho người dân Việt Nam.

Theo GS Trần Thanh Vân - Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam, phát triển kinh tế cần đi đôi với việc bảo vệ môi trường. Sự phát triển ở Việt Nam sẽ không bền vững nếu vấn đề ô nhiễm môi trường không được khắc phục và ngăn chặn kịp thời.

Cũng theo GS Vân, theo quan sát thực tế, khả năng hiểu biết về môi trường, vai trò của hệ sinh thái đối với con người, sự liên kết cần thiết - chặt chẽ giữa con người và hệ sinh thái của người dân Việt Nam hiện đang còn nhiều hạn chế. Sự hiểu biết chưa đầy đủ này đã dẫn đến tình trạng vứt rác tùy tiện ra môi trường xung quanh.

“Trái đất là hành tinh độc nhất trong vũ trụ còn xanh, vì vậy chúng ta cần phải hết sức quan tâm bảo vệ. Ở Bình Định có rất nhiều kho tàng thiên nhiên, một trong những kho tàng ấy là đầm Thị Nại, nhưng từ năm 2008 đến nay, đầm có rất nhiều thay đổi, chúng tôi mong muốn cùng với lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Trung ương cùng nhau bảo vệ môi trường, vì lúc phá rồi chúng ta sẽ không thể tìm lại được nữa” - GS Vân nói.

Sự kiện “Giảm thiểu chất thải nhựa vào đại dương: Mô hình giáo dục cho các nhà giáo dục” sẽ tổ chức lớp học về môi trường cho giáo viên của một số trường THPT trên địa bàn các huyện ven biển và TP.Quy Nhơn của tỉnh Bình Định. Mục đích của khóa học này là nhằm nâng cao kiến thức, khả năng hiểu biết về khoa học môi trường, ô nhiễm rác thải nhựa, ảnh hưởng của nó đến hệ sinh thái, sức khỏe con người và phát triển kinh tế xã hội cho các giáo viên dạy tại các trường THPT trong tỉnh.

Lớp học sẽ được giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh bởi một số giáo sư có uy tín về khoa học môi trường của các trường đại học Mỹ. Đồng thời, bài giảng sẽ được dịch ra tiếng Việt và phát cho các GV để tiện tham khảo. Ngoài ra, các bài giảng của các GS Mỹ sẽ được dịch trực tiếp ra tiếng Việt để các thầy cô giáo hiểu dễ dàng hơn.

Sau khi kết thúc khoá học, Ban Tổ chức sẽ làm việc với đại diện của Sở GDĐT, Sở TNMT, Ban Giám hiệu các trường tham dự tập huấn và đại diện các thầy cô giáo để phát động chương trình giáo dục cộng đồng về khoa học mới.

Theo thống kê của các tổ chức khoa học và kinh tế quốc tế, Việt Nam là một trong 5 nước phát thải rác thải nhựa vào môi trường đại dương nhiều nhất.
Theo thống kê của các tổ chức khoa học và kinh tế quốc tế, Việt Nam là một trong 5 nước phát thải rác thải nhựa vào môi trường đại dương nhiều nhất.

Cần hành động mạnh mẽ

Ông Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ TNMT - cho biết, muốn giảm thải rác thải nhựa, túi nylon khó phân hủy vào đại dương thì chúng ta phải tiến hành toàn diện hơn, không chỉ xử lý ngay những điểm gây ô nhiễm trên các đại dương mà phải xử lý giảm thải từ trong đất liền. Chính nhựa, túi nylon trong đất liền sẽ trôi ra sông, suối và đến với đại dương. Chúng ta tiến hành đồng bộ trên khắp mọi miền của Tổ quốc.

“Biện pháp để xử lý rác thải nhựa nói chung phải tiến hành đồng bộ từ xây dựng chính sách pháp luật; trong đó ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong tiến trình sản xuất, cũng như các cơ chế về thuế để khuyến khích sản xuất túi nhựa, nylon thân thiện với môi trường; đồng thời cũng giảm thiểu việc sản xuất quá nhiều túi nylon quá rẻ như hiện nay. Nâng cao nhận thức của người sử dụng, nhà sản xuất, nhà buôn bán lẻ. Phải có giải pháp về khoa học công nghệ, tức là có tiến bộ về kỹ thuật để sản xuất ra túi nhựa, túi nylon thân thiện với môi trường” - Thứ trưởng Nhân nói thêm.

Còn ông Trân Châu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định - cho hay, ngoài sự ô nhiễm môi trường do rác thải công nghiệp, ô nhiễm môi trường từ rác thải từ gia đình các người dân cũng khiến môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề, một trong những vấn đề cấp bách hiện nay là ô nhiễm rác thải nhựa từ việc sử dụng rác vật liệu nhựa một lần do ý thức, sự hiểu biết về ảnh hưởng của sự ô nhiễm chất thải nhựa vào môi trường ở mức báo động.

“Phát triển ở Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng sẽ không bền vững nếu có vấn đề về ô nhiễm môi trường không được khắc phục, ngăn chặn kịp thời. Vấn đề ô nhiễm môi trường có thể khắc phục được từ việc thắt chặt quản lý từ nhà nước, từ việc nâng cao hiểu biết, nhận thức bảo vệ môi trường của người dân. Sự hiểu biết chưa đầy đủ và tác hại của môi trường đã dẫn đến tình trạng vứt rác tùy tiện ra môi trường xung quanh của chúng ta, vì vậy thay đổi nhận thức là vấn đề cấp bách, cấp thiết hiện nay” - ông Châu chia sẻ.

Trong khi đó, theo GS Hoàng Chung Thẩm - Đại học Loyola (Mỹ) - chia sẻ, không phải người dân Việt Nam cũng hiểu được việc vứt rác gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, hệ sinh thái khi bị ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống con người.

“Do vậy, nhiệm vụ của những người làm giáo dục là phải giải thích cho họ hiểu được, và khi mọi người hiểu được họ sẽ thay đổi hành động. Vấn đề này liên quan đến ý thức của người dân nhiều hơn, vì rác thải nhựa chủ yếu do người dân sử dụng, họ không biết được tác hại của nó đến hệ sinh thái như thế nào. Trong tương lai, chúng tôi - những người làm khoa học với những kiến thức chuyên môn liên quan, cùng những bạn bè đồng nghiệp sẵn sàng giúp Việt Nam trên tinh thần tình nguyện, chúng tôi sẽ làm những gì có thể để giúp Việt Nam có môi trường tốt hơn” - GS Thẩm nói thêm.

nguyễn tri
TIN LIÊN QUAN

Người dân khổ sở vì “sống chung” với rác ô nhiễm: Quận Ba Đình nói gì?

Thái Hà |

UBND quận Ba Đình (Hà Nội) vừa có văn bản phản hồi Báo Lao Động liên quan đến việc phản ánh của báo về tình trạng người dân khốn khổ vì “sống chung” với rác ô nhiễm ở khu vực ngõ 135 Đội Cấn (quận Ba Đình).

Cá Hồ Tây tiếp tục chết, dạt vào bờ gây ô nhiễm sau nhiều trận mưa lớn

Tô Thế |

Cá Hồ Tây chết nổi dạt vào khu vực ven hồ nhiều ngày nay khiến khu vực này bốc mùi hôi thối nồng nặc. Công nhân môi trường đang tích cực thu gom để xử lý.

Hà Nội: Người dân khốn khổ vì “sống chung” với rác ô nhiễm

Phạm Đông - Thái Hà |

Từ nhiều năm nay, các hộ dân sinh sống ở khu vực ngõ 135 Đội Cấn (quận Ba Đình, Hà Nội) phải chịu đựng cảnh “sống chung” với hàng chục xe thu gom rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mặc dù người dân đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu đến các cấp chính quyền nhưng đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Người dân khổ sở vì “sống chung” với rác ô nhiễm: Quận Ba Đình nói gì?

Thái Hà |

UBND quận Ba Đình (Hà Nội) vừa có văn bản phản hồi Báo Lao Động liên quan đến việc phản ánh của báo về tình trạng người dân khốn khổ vì “sống chung” với rác ô nhiễm ở khu vực ngõ 135 Đội Cấn (quận Ba Đình).

Cá Hồ Tây tiếp tục chết, dạt vào bờ gây ô nhiễm sau nhiều trận mưa lớn

Tô Thế |

Cá Hồ Tây chết nổi dạt vào khu vực ven hồ nhiều ngày nay khiến khu vực này bốc mùi hôi thối nồng nặc. Công nhân môi trường đang tích cực thu gom để xử lý.

Hà Nội: Người dân khốn khổ vì “sống chung” với rác ô nhiễm

Phạm Đông - Thái Hà |

Từ nhiều năm nay, các hộ dân sinh sống ở khu vực ngõ 135 Đội Cấn (quận Ba Đình, Hà Nội) phải chịu đựng cảnh “sống chung” với hàng chục xe thu gom rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mặc dù người dân đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu đến các cấp chính quyền nhưng đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết.