Chỉ là phong trào, chợ truyền thống lại quay về...“truyền thống” nilon

HOÀI ANH - TẠ QUANG |

Chợ Nhớn ở thành phố Bắc Ninh gần đây được biết đến như là chợ truyền thống đầu tiên hoàn toàn nói không với túi nilon. Đây vốn là phong trào được Tỉnh Đoàn Bắc Ninh phát động và được nhắc trên khắp mặt báo trong nhiều ngày qua như một mô hình tiêu biểu cần nhân rộng của các chợ truyền thống trên cả nước. Tuy nhiên, hôm 24.11, chúng tôi quay trở lại chợ Nhớn và chứng kiến chợ lại quay về với... “truyền thống” túi nilon.

“Họ phát thì chúng tôi nhận, dùng hết thì lại dùng túi nylon”

Nửa tháng trước, chợ Nhớn là một trong hai địa điểm hưởng ứng phong trào “Thanh niên hành động chống rác thải nhựa”. Chợ có khoảng 270 tiểu thương kinh doanh đã trưng biển: “Tại đây không sử dụng túi nylon”, “Khuyến khích khách hàng tự mang hộp đựng đồ ăn”. Các tiểu thương được giới thiệu và tặng túi làm từ bột ngô để loại bỏ túi nylon truyền thống. Những người mua hàng tại khu chợ này được phát tặng túi vải đựng đồ đi chợ, khuyến khích sử dụng làn, túi vải và hộp đựng khi đi mua đồ ở chợ…

Từ đây, trong nhiều ngày qua, chợ Nhớn được biết đến trên báo chí như là mô hình chợ truyền thống tiêu biểu trong phong trào nói không với túi nylon

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên trưa ngày 24.11, chỉ sau 2 tuần triển khai phong trào, các bảng biển tuyên truyền kêu gọi không sử dụng túi nylon đều biến mất tại quầy hàng. Những chiếc làn, chiếc túi vải hay túi làm từ bột ngô cũng… chẳng thấy đâu.

Khi được hỏi về việc triển khai giảm thiểu sử dụng túi nylon, bà Lê Thị Minh (tiểu thương tại chợ Nhớn - Bắc Ninh) cho biết: “Không phải ai cũng nhận được túi bảo vệ môi trường, tôi chỉ thấy đoàn thanh niên chỉ phát túi cho một vài hộ kinh doanh ở đây. Tôi cũng không thấy ai chủ động cầm làn hay cầm hộp đi mua hàng ở quầy tôi cả”. Bà cũng chia sẻ thêm rằng, bà đã biết được thông tin về việc túi nylon rất độc hại và không tốt cho môi trường. Tuy nhiên vì cả chợ Nhớn vẫn đang sử dụng nên bà vẫn tiếp tục dùng, đến khi cả chợ bỏ thì bà sẽ bỏ.

Bà Nguyễn Thị Xuân - một tiểu thương khác - chia sẻ: “Nói chung là những người nào kỹ tính thì họ cũng mang hộp đến để mua thịt ở quầy của tôi. Còn hầu hết thì đều dùng túi nylon. Có người thậm chí còn xin tôi thêm một cái túi để lồng bên ngoài cho sạch sẽ. Bữa trước, họ phát túi tự phân hủy thì chúng tôi nhận thôi, còn dùng hết thì lại quay lại dùng túi nylon. Nói chung giờ mà bảo hạn chế túi nylon thì hơi khó”.

Bà Xuân cũng cho biết, hiện tại một ngày bà tiêu thụ khoảng 0,5kg túi bóng cho cả khách buôn và khách lẻ. Nếu khách có thể tự mang hộp đựng hoặc làn thì bà cũng rất vui vì tiết kiệm được một khoản chi phí.

Chợ Nhớn (Bắc Ninh). Ảnh: P.V
Chợ Nhớn (Bắc Ninh). Ảnh: P.V

Phong trào này lãng phí và không khả thi

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Hữu Đốc - Trưởng ban Quản lý chợ Nhớn (Bắc Ninh) - cho biết: Chợ Nhớn hiện đang tập trung 170 gian hàng cố định và khoảng gần 100 gian hàng không cố định. Trong tháng vừa rồi, thành phố và đoàn thanh niên đã triển khai tuyên truyền thành nhiều đợt đến các tiểu thương về việc không sử dụng túi nylon.

Tuy nhiên, theo ông Đốc, phong trào này là lãng phí và không khả thi. “Muốn thực hiện được việc này thì chỉ tuyên truyền thôi là rất khó. Muốn giảm thiểu thì phải ngăn chặn từ chính nhà cung cấp. Qua quan sát thực tế của chúng tôi, túi nylon bán ra rẻ như cho. Chỉ từ 30.000 đồng - 40.000 đồng đã mua được 1kg túi nylon có tới vài trăm chiếc thì làm sao có thể ngăn chặn được.

Lấy ví dụ tại một số nước láng giềng, mua một sản phẩm hay 10 sản phẩm cũng chỉ được 1 túi thôi, nếu muốn xin thêm thì mất tiền. Thế nhưng ở Việt Nam đi mua 1 lạng thịt, 1 mớ rau cũng xin thêm cái túi. Mà đã xin là người bán hàng sẽ cho, vì túi quá rẻ” - ông Đốc cho biết.

Khi được hỏi về việc không còn thấy những chiếc biển “Tại đây không sử dụng túi nylon” tại quầy bán hàng, ông Đốc cho biết, các biển đó hoàn toàn là do đoàn thanh niên đặt. Do vậy, đến khi kết thúc buổi tuyên truyền, các tiểu thương cũng cất luôn những biển đó đi.

Ông Đốc cho biết thêm, các tiểu thương đều có một tâm lý chung là “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”. Không một tiểu thương nào muốn khách đến mua hàng mà lại không có đồ đựng. Bởi nếu như vậy, một là khách sẽ đi luôn sang hàng khác hoặc chợ khác, hai là lần sau khách sẽ không quay lại. Vì lẽ đó nên tuyên truyền vẫn mãi chỉ là tuyên truyền, việc đưa vào thực tế còn là một quãng đường rất dài.

Trả lời phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Nhân Chinh - Bí thư Tỉnh Đoàn Bắc Ninh - cho biết, Đoàn thanh niên vẫn đang tiếp tục triển khai phong trào. Tuy nhiên, khi phóng viên cho biết thực tế ghi nhận vào trưa ngày 24.11 thì ông Chinh cho rằng: “Đoàn thanh niên chỉ là một phần hỗ trợ chứ không thể hỗ trợ được tất cả”.

Trước việc tiểu thương phản ánh không nhận được túi làm từ bột ngô, ông Chinh cho biết: Đoàn thanh niên đã phát ra hơn 600 hộp cho tiểu thương. Tuy nhiên, đoàn thanh niên chỉ có thể tuyên truyền dần dần chứ không thể phát miễn phí toàn bộ. Ngoài ra, ông Chinh cho biết, sẽ xác nhận lại thông tin mà Báo Lao Động phản ánh.

HOÀI ANH - TẠ QUANG
TIN LIÊN QUAN

Phát làn nhựa cho phụ nữ để không dùng túi nilon khi đi chợ

TRẦN TUẤN |

Chiều ngày 19.10, Công đoàn trường THCS Bắc Hồng tổ chức ra mắt Câu lạc bộ Thể dục thể thao và phát động phong trào "chống rác thải nhựa".

Dùng giỏ nhựa và lá chuối đi chợ thay thế cho túi nilon

HƯNG THƠ |

Từ lúc được tuyên truyền và được tặng giỏ nhựa, chị em phụ nữ ở thôn Long Phụng (xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) mỗi lúc đi chợ sẽ cắt thêm ít lá chuối và hộp nhựa để đựng thực phẩm, tránh sử dụng túi nilon nhằm bảo vệ môi trường.

Đề xuất nâng giá túi nilon lên 1.000- 2.000 đồng/túi để dân hạn chế dùng

M.Q |

Đại biểu HĐND TPHCM cho rằng cần phải có biện pháp kinh tế thì mới hạn chế được người dân sử dụng túi nilon.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Phát làn nhựa cho phụ nữ để không dùng túi nilon khi đi chợ

TRẦN TUẤN |

Chiều ngày 19.10, Công đoàn trường THCS Bắc Hồng tổ chức ra mắt Câu lạc bộ Thể dục thể thao và phát động phong trào "chống rác thải nhựa".

Dùng giỏ nhựa và lá chuối đi chợ thay thế cho túi nilon

HƯNG THƠ |

Từ lúc được tuyên truyền và được tặng giỏ nhựa, chị em phụ nữ ở thôn Long Phụng (xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) mỗi lúc đi chợ sẽ cắt thêm ít lá chuối và hộp nhựa để đựng thực phẩm, tránh sử dụng túi nilon nhằm bảo vệ môi trường.

Đề xuất nâng giá túi nilon lên 1.000- 2.000 đồng/túi để dân hạn chế dùng

M.Q |

Đại biểu HĐND TPHCM cho rằng cần phải có biện pháp kinh tế thì mới hạn chế được người dân sử dụng túi nilon.