Cao hổ không phải thần dược mà có khi là... thuốc độc

HƯƠNG GIANG |

Những năm gần đây, không ít bệnh nhân phải nhập viện điều trị vì gặp các phản ứng dị ứng và nhiễm độc suy gan, suy thận… do các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như sừng tê giác, mật gấu, cao hổ

Dùng cao hổ vì niềm tin mù quáng

Theo các bác sĩ Trung tâm Dị ứng- Miễn dịch Lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, đến nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được tác dụng giải độc hoặc chữa bệnh của những sản phẩm như sừng tê, cao hổ... được đồn thổi trong dân gian.

Tuy nhiên, các phản ứng dị ứng và nhiễm độc do các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như sừng tê giác, mật gấu, cao hổ... thường khá nặng và diễn biến dai dẳng, ít đáp ứng với điều trị.

Theo Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Y học Cổ truyền Bệnh viện Quân đội 108, kẻ xấu thường dùng các loại cao xương động vật khác như trâu, bò, lợn, gà… mạo danh là cao hổ để bán với giá tương đương. Nguy hiểm nhất, chúng thường trộn một số thuốc Tây dạng chống viêm, giảm đau mạnh để lừa những người đang bị hành hạ bởi chứng đau khớp.

Hổ là loài có thể ăn thịt sống hay thịt thối mà vẫn có thể tiêu hóa được, nhưng những chất này sẽ đọng lại trong cơ thể chúng. Khi người sử dụng cao từ xương hổ sẽ có nguy cơ bị cấp tính hoặc tích độc gây suy gan, hỏng thận.

Đồng quan điểm này, trao đổi với phóng viên Lao Động, thầy thuốc nhân dân, lương y Nguyễn Hồng Siêm- Nguyên Chủ tịch Hội Đông Y Hà Nội cho biết: Ngày xưa, cao hổ cốt là một trong những vị thuốc của y học cổ truyền, dùng để chữa xương khớp. Chính vì lẽ đó đã góp phần làm nên tình trạng hổ tự nhiên đã biến mất trong rừng Việt Nam.

Trên thực tế, cho đến nay cũng chưa có bất kỳ một công trình khoa học nghiêm túc nào nghiên cứu về hiệu quả của cao hổ trong điều trị các bệnh lý xương khớp cả về lâm sàng và thực nghiệm. Các tác dụng “thần kỳ” của cao hổ cốt chỉ là lời đồn đại, huyền thoại và lâu dần trở thành niềm tin.

Cao hổ được quảng cáo và rao bán trên mạng xã hội. Ảnh: PV
Cao hổ được quảng cáo và rao bán trên mạng xã hội. Ảnh: PV

Cao hổ "lành ít dữ nhiều", người dân tuyệt đối không nên sử dụng

Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Hồng Siêm cho rằng xuất phát từ nhiều lý do như:

Thứ nhất, hổ là loài động vật quý hiếm được pháp luật bảo vệ. Sử dụng các sản phẩm từ hổ là hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ hai, để chữa bệnh xương khớp, có nhiều vị thuốc khác có tính năng tương tự cao hổ cốt, có tác dụng chữa các bệnh lý về xương khớp, không nhất thiết phải sử dụng cao hổ cốt để chữa bệnh này.

Thứ ba, đáng lo ngại hơn cả, hiện nay họ làm giả cao hổ rất nhiều, dùng đủ thứ trên đời, dùng các loại xương động vật khác để nấu lên thành cao, gắn mác cao hổ cốt vào bán kiếm lời.

"Theo tôi được biết, còn một nguồn cao hổ nữa, đó là cao hổ được nấu từ hổ mang từ nước ngoài về. Hổ đã chết, họ sẽ ướp phoocmon (Formol-dung dịch ướp xác), để có thể bảo quản được lâu dài. Đây là loại chất cực độc, nếu sử dụng cao hổ có loại chất này, sẽ cực kỳ nguy hiểm"- ông nói.

Hình ảnh các loại xương chi, xương bánh chè hổ được quảng cáo dùng để nấu cao hổ, nhưng đó chỉ là cách làm hình ảnh, trên thực tế, các đối tượng sẽ sử dụng các loại xương động vật khác, sau đó thêm phụ gia là các loại thuốc tây để nấu thành cao hổ. Ảnh: Chuyên gia cung cấp
Hình ảnh các loại xương chi, xương bánh chè hổ được quảng cáo dùng để nấu cao hổ, nhưng đó chỉ là cách làm hình ảnh, trên thực tế, các đối tượng sẽ sử dụng các loại xương động vật khác, sau đó thêm phụ gia là các loại thuốc tây để nấu thành cao hổ. Ảnh: Chuyên gia cung cấp

Nếu người dân sử dụng cao hổ, sẽ phải đối mặt với những nguy cơ nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Hồng Siêm cho rằng, vì thế người dân tuyệt đối không nên sử dụng cao hổ. Không những cao hổ hay cao nấu từ con vật gì đi chăng nữa, chúng ta cũng không nên dùng, vì thực tế là chúng ta không thể biết được họ cho thứ gì vào trong đó. Chúng ta sử dụng các loại cao động vật là "lành ít dữ nhiều", bệnh thì không khỏi mà còn đối mặt nguy cơ ngộ độc rất cao, mà còn không biết ngộ độc vì cái gì.  

Thống kê từ đầu năm 2019 đến tháng 6 năm nay, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã ghi nhận 720 hành vi vi phạm, xâm phạm loài hổ trong thực tế và 652 hành vi vi phạm quy định về bảo vệ hổ trên các trang mạng xã hội. Qua các vụ việc, cơ quan chức năng đã bắt giữ và tịch thu 26 cá thể hổ, trong đó có 3 cá thể còn sống, còn lại là hổ đông lạnh hoặc sản phẩm từ hổ.

Cũng theo ước tính của ENV, thực tế hiện nay vẫn còn 306 cá thể hổ đang bị nuôi nhốt trong các trang trại, rạp xiếc.


HƯƠNG GIANG
TIN LIÊN QUAN

Cặp vợ chồng đang chuẩn bị nấu cao hổ thì bị bắt quả tang

QUÁCH DU |

Thanh  Hóa - Một cặp vợ chồng cùng một số đối tượng khác đang chuẩn bị mổ thịt hổ để nấu cao, thì bị lực lượng công an ập vào bắt quả tang.

Nuôi hổ trái phép - hình phạt và hậu quả khôn lường

QUANG ĐẠI |

Lén lút nuôi hổ trái phép với mục đích bán nấu cao là hành vi phạm pháp, gây nguy hiểm cho đàn hổ, người nuôi và xã hội.

Đại sứ Anh hòa chung kêu gọi: Nói không với cao hổ cốt năm Nhâm Dần

Ngọc Vân |

Đại sứ Anh tại Việt Nam hòa chung lời kêu gọi kêu gọi người dân Việt Nam không buôn bán, biếu tặng và tiêu thụ các sản phẩm từ hổ trong năm Nhâm Dần 2022.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Cặp vợ chồng đang chuẩn bị nấu cao hổ thì bị bắt quả tang

QUÁCH DU |

Thanh  Hóa - Một cặp vợ chồng cùng một số đối tượng khác đang chuẩn bị mổ thịt hổ để nấu cao, thì bị lực lượng công an ập vào bắt quả tang.

Nuôi hổ trái phép - hình phạt và hậu quả khôn lường

QUANG ĐẠI |

Lén lút nuôi hổ trái phép với mục đích bán nấu cao là hành vi phạm pháp, gây nguy hiểm cho đàn hổ, người nuôi và xã hội.

Đại sứ Anh hòa chung kêu gọi: Nói không với cao hổ cốt năm Nhâm Dần

Ngọc Vân |

Đại sứ Anh tại Việt Nam hòa chung lời kêu gọi kêu gọi người dân Việt Nam không buôn bán, biếu tặng và tiêu thụ các sản phẩm từ hổ trong năm Nhâm Dần 2022.