Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Chuyển dịch theo hướng kinh tế tuần hoàn là tất yếu

Nguyễn Hà |

Chiều 2.6, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà đã tham dự Hội thảo trực tuyến Kinh tế tuần hoàn tại các thị trường mới nổi: Khai mở tiềm năng Phục hồi xanh tại khu vực Châu Á. Đây là sự kiện bên lề cấp khu vực châu Á của Diễn đàn kinh tế tuần hoàn thế giới.

Mục tiêu của Hội thảo nhằm khám phá tiềm năng của một nền kinh tế tuần hoàn để hỗ trợ khôi phục COVID-19; Thảo luận về các rào cản đối với việc tích hợp khái niệm kinh tế tuần hoàn vào các khuôn khổ phát triển bền vững.

Phát biểu trong phần đối thoại cấp cao, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đã tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu, thay đổi nhận thức của người dân trên toàn thế giới, càng làm sâu sắc thêm yêu cầu về thay đổi mô hình tăng trưởng hướng đến phát triển bền vững.

"Chuyển dịch kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế phát thải các-bon thấp là xu thế tất yếu của thời đại, được đồng thuận toàn cầu và được các nước trên thế giới coi là cuộc cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21, là cơ hội để cộng đồng toàn cầu chung tay thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu nhằm mục tiêu phát triển bền vững vì sức khỏe của người dân, môi trường thiên nhiên và Trái đất.

Thực hiện kinh tế tuần hoàn là cách thức để Việt Nam thực hiện trách nhiệm quốc tế trong việc thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường biến đổi khí hậu, thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), hỗ trợ doanh nghiệp giảm rủi ro về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên; tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, mở rộng chuỗi cung ứng, đồng thời tạo ra thị trường mới, cơ hội việc làm mới, nâng cao sức khỏe người dân, cộng đồng và thế giới tự nhiên" - Bộ trưởng cho biết.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Việt Nam đã thể chế hóa kinh tế tuần hoàn vào Luật Bảo vệ Môi trường quy định kinh tế tuần hoàn là “mô hình kinh tế mà trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm thiểu khai thác nguyên vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và loại bỏ các tác động tiêu cực tới môi trường”.

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng quy định về “tiêu chí, lộ trình và cơ chế khuyến khích áp dụng kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam”, trong đó, vai trò, trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương hiện đã được quy định rõ trong Luật Bảo vệ môi trường gắn với lộ trình triển khai, thực hiện Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Bộ trưởng cho biết, luật bảo vệ môi trường đã quy định rõ về tiêu chí, lộ trình và cơ chế chính sách để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn thông qua các giải pháp: bảo vệ, bảo tồn, phát triển vốn tự nhiên đất, nước, rừng, biển, đa dạng sinh học; dán nhãn nguy hại, nhãn sinh thái, sản phẩm thân thiện môi trường; thu gom, phân loại, xử lý rác thải theo dòng thải nhựa, kim loại, thủy tinh, giấy, bìa, gỗ, dầu nhớt, hạn chế chôn lấp, đốt rác; mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất, tài chính xanh, mua sắm xanh, tín dụng, trái phiếu xanh, các biện pháp ưu đãi, hộ trợ môi trường thông qua thuế, phí, đất đai theo nguyên tắc người phát thải phải trả phí, người tạo ra ngoại sinh tích cực cho môi trường được hỗ trợ.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Phát triển kinh tế tuần hoàn: Việt Nam không đi chậm hơn so với thế giới

Nguyễn Hà - Văn Thắng - Trần Vương |

Để đảm bảo mục tiêu phát triển ổn định, lâu dài và bền vững thì chúng ta không thể hy sinh mục tiêu môi trường để đổi lấy mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Làm thế nào để bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, phát triển kinh tế tuần hoàn đã trở thành vấn đề khẩn cấp và cấp bách phải xử lý ở Việt Nam.

Đà Nẵng đặt mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn

THUỲ TRANG |

Từ chính quyền cho đến các doanh nghiệp trẻ, vườn ươm tại Đà Nẵng đang dần tiếp cận với khái niệm kinh tế tuần hoàn. Mặc dù con đường để phát triển theo xu hướng này có thể còn lâu dài nhưng việc Đà Nẵng dần nghiên cứu cho thấy một hướng đi có thể được mở rộng trong tương lai.

Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn trong thập niên 2021-2030

|

Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài tham luận của ông Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường với chủ đề "Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn trong thập niên 2021-2030", tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Phát triển kinh tế tuần hoàn: Việt Nam không đi chậm hơn so với thế giới

Nguyễn Hà - Văn Thắng - Trần Vương |

Để đảm bảo mục tiêu phát triển ổn định, lâu dài và bền vững thì chúng ta không thể hy sinh mục tiêu môi trường để đổi lấy mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Làm thế nào để bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, phát triển kinh tế tuần hoàn đã trở thành vấn đề khẩn cấp và cấp bách phải xử lý ở Việt Nam.

Đà Nẵng đặt mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn

THUỲ TRANG |

Từ chính quyền cho đến các doanh nghiệp trẻ, vườn ươm tại Đà Nẵng đang dần tiếp cận với khái niệm kinh tế tuần hoàn. Mặc dù con đường để phát triển theo xu hướng này có thể còn lâu dài nhưng việc Đà Nẵng dần nghiên cứu cho thấy một hướng đi có thể được mở rộng trong tương lai.

Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn trong thập niên 2021-2030

|

Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài tham luận của ông Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường với chủ đề "Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn trong thập niên 2021-2030", tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.