Bộ TNMT lên tiếng về tăng gánh nặng, chi phí về môi trường cho doanh nghiệp

Nguyễn Hà |

Tối 22.9, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lên tiếng trước ý kiến của một số tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp đối với Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Dự thảo Nghị định) và cho rằng sẽ làm tăng gánh nặng, chi phí về môi trường cho doanh nghiệp.

Đã tiếp thu và hoàn thiện

Theo đó, ngày 30.8.2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã tiếp tục tổ chức buổi làm việc với các doanh nghiệp về các nội dung được nhiều doanh nghiệp quan tâm; trên cơ sở đó, đã tiếp thu nhiều ý kiến góp ý. Bộ này cho biết, các ý kiến của một số doanh nghiệp là dựa trên bản Dự thảo Nghị định tại buổi làm việc ngày 30.8.2021 nói trên, chưa phải là bản mới nhất đã tiếp thu, hoàn thiện.

Bộ TNMT cho biết, về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực môi trường: Dự thảo nghị định đã bám sát, cụ thể hóa chủ trương cải cách TTHC theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2020; trong đó, đã giảm 18 TTHC so với quy định hiện hành (giảm 34%); tích hợp 7 loại giấy phép, xác nhận gồm: Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT, giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xả khí thải công nghiệp, giấy phép xử lý chất thải nguy hại (CTNH), giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thuỷ lợi, Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH vào 1 giấy phép môi trường (GPMT).

"Như vậy, nếu như trước đây thay vì phải thực hiện nhiều giấy phép đơn lẻ thì theo dự thảo nghị định, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện 1 thủ tục là đề nghị cấp GPMT" - bộ này cho hay.

Về đối tượng đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cấp GPMT: Một số hiệp hội cho rằng trước đây, chỉ có các dự án gây ô nhiễm đến môi trường (nhóm I) mới phải làm ĐTM và xin GPMT, nhưng với quy định mới thì các dự án và nhà máy nhóm I và nhóm II kể cả đã hoạt động cũng phải làm ĐTM và xin GPMT, bộ cho rằng không có cơ sở.

Bộ TNMT cho biết, Khoản 1 Điều 30 Luật BVMT quy định đối tượng phải thực hiện ĐTM là dự án nhóm I và nhóm II có yếu tố nhạy cảm về môi trường như xả thải vào nguồn nước cấp sinh hoạt, đầu tư trong khu bảo tồn thiên nhiên, rừng, di tích lịch sử văn hóa…

Bộ TNMT cho hay, dự thảo Nghị định mới (bản cập nhật đến ngày 16.9.2021 và gửi Bộ Tư pháp thẩm định) đã tiếp thu nhiều ý kiến của các hiệp hội, doanh nghiệp tại buổi làm việc ngày 30.8.2021 theo hướng đơn giản hóa nhiều quy định về hồ sơ, trình tự đề nghị cấp GPMT như: Chỉnh sửa nội dung báo cáo đề xuất cấp GPMT đơn giản hơn, phù hợp với từng đối tượng được cấp GPMT, trong đó chỉ yêu cầu các thông tin liên quan đến các công trình BVMT đã hoàn thành, kết quả thanh tra, kiểm tra, quan trắc môi trường...; bỏ trình tự về thông báo việc nộp phí thẩm định cấp GPMT; đơn giản hóa quy trình rà soát tính hợp lệ của hồ sơ theo hướng chỉ thực hiện 1 lần (theo dự thảo cũ thì thực hiện 2 lần khi tiếp nhận hồ sơ và khi thành lập đoàn kiểm tra).

Về quan trắc chất thải, theo Bộ TNMT, dự thảo Nghị định đến ngày 16.9.2021 gửi Bộ Tư pháp thẩm định không quy định mức xả thải càng lớn thì phải thực hiện tần suất quan trắc định kỳ càng nhiều (6 hoặc 12 lần/năm); thay vào đó, quy định tần suất quan trắc thực hiện như quy định hiện hành nhưng chỉ áp dụng đối với nguồn nước thải có lưu lượng xả thải lớn (trên 200m3/ngày đối với loại hình gây ô nhiễm và trên 500m3/ngày đối với loại hình khác) và nguồn khí thải có lưu lượng xả thải lớn (trên 50.000m3/giờ…).

Đặc biệt, đối với các dự án, cơ sở thực hiện tốt công tác BVMT trong 3 năm liên tiếp với kết quả quan trắc chất thải đạt QCVN và kết quả thanh tra, kiểm tra không vi phạm hành vi xả thải vượt QCVN thì được miễn thực hiện quan trắc định kỳ trong thời hạn của GPMT.

Lùi thời gian hoàn thành lắp đặt hệ thống quan trắc tự động

Dự thảo đã tiếp thu ý kiến góp ý, hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19 và chỉnh lý theo hướng lùi thời gian phải hoàn thành lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với tất cả các trường hợp đến hết ngày 31.12.2024. Đối với các trường hợp đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục theo quy định thì được miễn thực hiện quan trắc định kỳ trong thời gian này.

Từ ngày 1.1.2025, dự án, cơ sở đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục với các thông số ô nhiễm đặc trưng của nguồn thải thì được miễn thực hiện quan trắc chất thải định kỳ. Kế thừa quy định hiện hành quy định mức lưu lượng xả nước thải từ 500m3/ngày trở lên đối với trường hợp thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và từ 1.000m3/ngày trở lên đối với các trường hợp còn lại.

Đặc biệt, theo lộ trình Chính phủ quy định và với đặc trưng riêng của các thiết bị xả, bụi khí thải, trước mắt yêu cầu các dự án, cơ sở có phát sinh bụi, khí thải với lưu lượng rất lớn (trên 100.000m3/giờ) thực hiện quan trắc tự động, liên tục; các trường hợp xả bụi, khí thải lớn (từ 50.000m3/giờ đến dưới 100.000m3/giờ) nếu thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc, tự động liên tục thì được miễn thực hiện quan trắc định kỳ.

Không quy định cụ thể tỉ lệ tái chế cho từng sản phẩm, bao bì

Về tỉ lệ tái chế bắt buộc, có ý kiến cho rằng, dự thảo quy định tỉ lệ tái chế bắt buộc áp dụng ngay ở mức 80-90%, theo Bộ TNMT, đây là phản ánh chưa đúng nội dung quy định này, có sự hiểu nhầm với tỉ lệ thu hồi tối thiểu của nguyên liệu, vật liệu trong bao bì, sản phẩm. Dự thảo nghị định hiện nay không quy định cụ thể tỉ lệ tái chế cho từng sản phẩm, bao bì mà chỉ quy định công thức tham chiếu và quy trình xác định tỉ lệ tái chế bắt buộc cho từng giai đoạn.

Việc xác định tỉ lệ tái chế cụ thể sẽ do Hội đồng EPR quốc gia (bao gồm các bộ, đại diện các nhà sản xuất, nhập khẩu và đại diện một số tổ chức, chuyên gia có liên quan) thảo luận, quyết định trên cơ sở công thức tính tỉ lệ tái chế tham chiếu, mục tiêu tái chế quốc gia và tình hình kinh tế-xã hội của từng giai đoạn.

Theo công thức tính tỉ lệ tái chế tham chiếu trong dự thảo nghị định thì cao nhất dự kiến là bao bì nhôm, chai PET ở mức 22,5% và thấp nhất là phương tiện giao thông ở mức 1,8%. Tỉ lệ này chỉ bằng 1/3 tỉ lệ tái chế của các quốc gia ở Châu Âu từ những năm 80 và 90 của thế kỷ trước, đối với phương tiện giao thông thì chỉ bằng 1/5 của Châu Âu thời điểm mới bắt đầu áp dụng EPR. Hiện tại, dự thảo nghị định quy định mức tăng tỷ lệ tái chế bắt buộc không quá 5% cho 3 năm, như vậy, Việt Nam sẽ mất ít nhất 20-30 năm mới đạt tỉ lệ như các quốc gia ở Châu Âu tại thời điểm này.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Thêm quy định về môi trường - doanh nghiệp lo tăng chi phí, tiêu cực

Phong Nguyễn |

Theo đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, nếu dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) 2020 được thông qua, từ ngày 1.1.2022, doanh nghiệp (DN) phải áp dụng ngay tỉ lệ tái chế bắt buộc 80-90% sẽ làm tăng chi phí cho DN trong bối cảnh các DN đang kiệt quệ do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Cần điều chỉnh đúng thực tế quy định mới về bảo vệ môi trường

Vũ Long |

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường có nhiều bất cập, cần điều chỉnh phù hợp trước khi thông qua.

Quy hoạch Điện VIII "vẽ đường" cho năng lượng không thân thiện môi trường

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa đưa ra bản dự thảo Quy hoạch Điện VIII cập nhật để lấy ý kiến các đơn vị, bộ, ngành. Theo dự thảo mới này, nguồn điện năng lượng tái tạo sẽ giảm khoảng hơn 8.000 MW và điện than sẽ tăng hơn 3.000 MW. Nhiều chuyên gia cho rằng không nên "thắt chặt" năng lượng tái tạo.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Thêm quy định về môi trường - doanh nghiệp lo tăng chi phí, tiêu cực

Phong Nguyễn |

Theo đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, nếu dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) 2020 được thông qua, từ ngày 1.1.2022, doanh nghiệp (DN) phải áp dụng ngay tỉ lệ tái chế bắt buộc 80-90% sẽ làm tăng chi phí cho DN trong bối cảnh các DN đang kiệt quệ do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Cần điều chỉnh đúng thực tế quy định mới về bảo vệ môi trường

Vũ Long |

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường có nhiều bất cập, cần điều chỉnh phù hợp trước khi thông qua.

Quy hoạch Điện VIII "vẽ đường" cho năng lượng không thân thiện môi trường

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa đưa ra bản dự thảo Quy hoạch Điện VIII cập nhật để lấy ý kiến các đơn vị, bộ, ngành. Theo dự thảo mới này, nguồn điện năng lượng tái tạo sẽ giảm khoảng hơn 8.000 MW và điện than sẽ tăng hơn 3.000 MW. Nhiều chuyên gia cho rằng không nên "thắt chặt" năng lượng tái tạo.