Bão số 6 - Nakri: Miền Trung sẵn sàng chống chọi với lũ lớn

NHIỆT BĂNG - NGUYỄN TRI - SƠN TÙNG |

Trước khi đổ bộ vào đất liền khoảng 1 giờ ngày 11.11, bão số 6 Nakri đã giảm cường độ hơn 2-3 cấp so với những dự báo trước đó. Dù cường độ bão giảm nhưng lượng mưa trong và sau bão dự kiến vẫn rất lớn. Để chống chọi với khả năng lũ lớn, đảm bảo an toàn cao nhất cho người dân, hàng vạn chiến sĩ quân đội cùng với chính quyền các tỉnh miền Trung đã cương quyết sơ tán, đưa dân đi tránh trú.

Thà bỏ tài sản trên vịnh còn hơn mất mạng

Tính đến cuối ngày 10.11, Phú Yên di dời 10.000 hộ dân với khoảng 30.000 người trước khi bão Nakri (bão số 6) đổ bộ trực diện vào địa phương. Đây được xem là cuộc di dời dân lớn nhất lịch sử bão lũ tại tỉnh này.

Ông Bùi Văn Quang (trú thôn An Hòa, xã Xuân Hòa, thị xã Sông Cầu) lo lắng: “Bão chưa vào, nhưng nhà của tôi đã bị tốc mái. Nhà có 4 người đang phải tìm chỗ để tránh bão, đề phòng nhà bị sập. Bà con xung quanh xóm cũng đang giúp nhau vận chuyển đồ đạc”.

Ông Lê Xuân Hiền - Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa (thị xã Sông Cầu) - cho biết, việc huy động các lực lượng như Bộ đội Biên phòng, dân quân tự vệ cùng với người dân đắp hơn 1.000 bao cát chỉ là giải pháp tạm thời. Tất cả 21 hộ dân đã sơ tán đến nơi an toàn trước 12 giờ ngày 10.11. Ở các khu vực khác, chính quyền địa phương sẽ kiểm tra và tiếp tục di dời dân nếu cần thiết.

Xử lý thực cảnh người nuôi trồng thủy sản ở vịnh Vũng Rô (huyện Đông Hòa) và vịnh Xuân Đài (thị xã Sông Cầu) còn chần chừ chưa di dời đến vùng an toàn, UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các lực lượng chức năng phải liên tục kêu gọi, kiểm tra và nếu cần phải thực hiện cưỡng chế. Theo thống kê sơ bộ, chỉ riêng khu vực nuôi trồng thủy sản ở vịnh Xuân Đài đã có 2.900 bè nuôi (tính bình quân có 4 - 5 người trên mỗi bè) thì số người là rất lớn.

Ông Nguyễn Hải Anh - Phó trưởng Phòng Kinh tế thị xã Sông Cầu cho hay: “Ngoài số lồng bè tôm, cá tồn tại từ lâu còn có khoảng 200 bè tôm, cá của người dân ở nơi khác vừa “nhập cư” tránh bão số 6. Khi kéo bè đến vùng vịnh Xuân Đài, không ít người chủ quan cho rằng vùng vịnh có núi che chắn, nhưng thực tế không hề đơn giản nếu bão lũ có cường độ lớn như dự báo thì hiểm họa khó tránh khỏi nên phải kiên quyết sơ tán không để bất kỳ người nào lưu lại trên lồng bè thủy sản, bởi lẽ đối với thiên tai thì các biện pháp chủ động sơ tán, di dời ra khỏi tầm dự báo nguy hiểm để phòng ngừa bao giờ vẫn hơn là tránh trú tại chỗ”.

Kiểm tra tại Vịnh Xuân Đài, ông Trần Hữu Thế - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, hiện nay, tỉnh đã yêu cầu lực lượng lực lượng bộ đội biên phòng dùng tàu công suất lớn của Hải đội 2 và phương tiện của các đồn biên phòng, kiểm ngư đi kiểm tra và vận động người dân vào bờ. Người cố tình ở lại trên bè thì phải cưỡng chế.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra công tác phòng chống bão số 6 tại Bình Định chiều 10.11. Ảnh: N.T
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra công tác phòng chống bão số 6 tại Bình Định chiều 10.11. Ảnh: N.T

Những làng chài mãi “chông chênh” trước bão

Hơn 1 tuần, bờ kè Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định bị sóng “dập” tan nát vì bão số 5. 14 hộ dân bị sập, hư hỏng. Bây giờ, hàng nghìn người cả người dân, cán bộ, chiến sĩ... khẩn trương “đội đá vá kè”, thu dọn nhà cửa, đồ đạc, tháo chạy. Mỗi năm, Việt Nam đón trên dưới chục cơn bão, cũng là chừng ấy mùa lo của những cư dân ven biển như làng Nhơn Hải này. Tuy vậy, di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm đang là “bài toán” nan giải với chính quyền, và cả người dân xã Nhơn Hải.

Ông Trần Châu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, TP.Quy Nhơn đã chuẩn bị một khu tái định cư mới, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến người dân vẫn chưa đi được. Hiện mới 47 hộ ra đi, số nhà còn lại sắp tới tỉnh sẽ chỉ đạo quyết liệt, đồng thời hỗ trợ kinh phí để người dân xây nhà.

Chỉ cách biển vài bước chân, cả đời sống cùng những con sóng, đã quen nghe những tiếng sóng đập vào bờ, bà Phạm Thị Kim Liên (51 tuổi, xã Nhơn Hải), dù rất sợ khi nghe đài thông báo về một cơn bão tiếp theo sẽ đổ bộ vào Bình Định, nhưng cũng chỉ biết thở dài hối con cái chằng chống nhà cửa và “mong cơn bão tới đừng đánh sập nhà”. Chồng bà Liên làm nghề đi biển, thu nhập mỗi tháng chỉ đủ nuôi 3 miệng ăn. Những ngày này, chồng đi biển bị “kẹt” không về được, 2 mẹ con bà Liên cậy cả vào sự giúp đỡ của bà con lối xóm để dựng “bức tường” bao cát trước nhà, mong phần nào giảm thiệt hại khi bão đổ bộ.

Hàng chục ngôi nhà ở đây trong thế “ngàn cân treo sợi tóc” sát mép biển. Ông Lê Công Trình - Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải nói, chính quyền chỉ biết kêu gọi người dân chèn chống nhà cửa, sơ tán người khi có nguy hiểm. Người dân rất sợ bão, nhưng chưa có tiền xây nhà nên chỉ trông chờ thành phố với tỉnh hỗ trợ mới có thể đi.

Theo ông Phan Trọng Hổ - Giám đốc Sở NNPTTN tỉnh Bình Định, hơn 2.000 hộ dân ở những vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ bị sạt lở, triều cường đến nơi an toàn.

* Để đối phó với diễn biến khó lường của bão số 6, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã thiết lập 3 Sở chỉ huy của Quân khu ở các tỉnh Nam Trung bộ để làm nhiệm vụ ứng phó bão số 6. Quân khu 5 cũng đã tổ chức hơn 24 nghìn cán bộ, chiến sĩ và phương tiện gồm: 562 ca nô, xuồng, 638 xe ôtô các loại, 26 xe đặc chủng, xe chỉ huy, xe thông tin... sẵn sàng cơ động giúp chính quyền, nhân dân ứng phó và khắc phục hậu quả bão, mưa lũ.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định huy động 1785 cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng thực chiến cùng nhiều phương tiện như 1 bộ vượt sông nhẹ VN-1500, 1 xuồng ST750, 10 xuồng ST660, 23 xuồng compozit, 2 xuồng nhôm, 6 xuồng ST450, 4 xuồng Crưm, 1 xe cẩu, 16 xe chỉ huy…

* Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đến 13 giờ ngày 11.11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 13,3 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, khu vực biên giới Việt Nam-Campuchia. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40 km/giờ).

Do ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh nên vùng biển phía Tây khu vực giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10, giật cấp 13. Sóng biển cao từ 5-7m; biển động rất mạnh. Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8; biển động.

Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9-10, giật cấp 12, sóng biển cao từ 4-6m. Biển động rất mạnh.

Đến ngày 12.11, tại các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên khả năng xuất hiện một đợt lũ. Mực nước trên các sông ở Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Nam Phú Yên, Nam Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên lên mức báo động (BĐ)1-BĐ2, có sông lên trên BĐ2; các sông ở Quảng Ngãi, Bình Định, Bắc Phú Yên, Bắc Khánh Hòa lên mức BĐ2-BĐ3 và trên BĐ3.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, vùng ven sông, khu đô thị các tỉnh/thành từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên; riêng các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có nguy cơ xảy ra ngập lụt diện rộng và ảnh hưởng đến an toàn các hồ chứa thủy lợi xung yếu.

* Theo Tổng cục Thủy lợi, hiện nay, các hồ chứa thủy lợi tại khu vực Nam Trung Bộ mực nước ở mức thấp, dung tích bình quân đạt từ 55-75%. Có 6 hồ đang xả: Vĩnh Trinh xả 5m3/s (Quảng Nam); Định Bình xả 30m3/s, Cẩn Hậu xả 5m3/s (Bình Định); Đồng Tròn xả 10m3/s, Phú Xuân xả 10m3/s, Suối Vực xả 5m3/s (Phú Yên). Hiện còn 24 hồ chứa bị hư hỏng và 34 hồ chứa đang sửa chữa, nâng cấp;

Tại khu vực Tây Nguyên dung tích bình quân đạt từ 80-90%, có 5 hồ đang xả: Đắk Uy xả 15m3/s (Kon Tum); Ayun Hạ 50m3/s, Ia MLá 20m3/s (Gia Lai); Ea Soup Thượng xả 15m3/s, Krông Buk Hạ xả 15m3/s (Đắk Lắk). Hiện còn 41 hồ chứa bị hư hỏng và 23 hồ chứa đang sửa chữa, nâng cấp. 2 hồ chứa thủy điện đang xả tràn: Sông Ba Hạ (100m3/s; Sông Bung 6: 89m3/s). Về đê điều, để xử lý sự cố sạt lở 200m kè biển Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, UBND tỉnh đã huy động lực lượng tiến hành đắp bao cát, gia cố tạm đoạn kè bị sạt lở, hư hỏng. Về sự cố sạt mái tuyến đê Đông, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định trên chiều dài 127m: Địa phương đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ sự cố. Ngoài ra, còn 11 vị trí đê trọng điểm, xung yếu cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ để đề phòng xảy ra sự cố tại các tỉnh Quảng Nam:2, Quảng Ngãi: 2, Bình Định: 2, Khánh Hòa: 3, Ninh Thuận: 2.

Ngày 11.11.2019, các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa cho học sinh nghỉ học. PHONG NGUYỄN

Quảng Ngãi hơn 10.000 người buộc phải rời nhà do bão số 6

Ông Nguyễn Tăng Bính - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã đi kiểm tra công ứng phó trực tiếp tại các địa phương, chỉ đạo sơ tán hơn 10.000 người dân đến nơi an toàn trước tối 10.11. Hầu hết nơi tập kết trú bão là trường học, nhà văn hóa, tụ sở chính quyền...

Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi, trước khi bão đổ bộ, ngoài khơi hiện còn hơn 323 tàu với 3.945 ngư dân địa phương.Tổng số tàu thuyền kêu gọi vào bờ, neo đậu tại tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh lân cận đảm bảo an toàn là 5.241 phương tiện với 28.343 lao động. THANH CHUNG

Khánh Hòa: Sơ tán 627 hộ dân

Khánh Hòa đã sơ tán 627 hộ dân, với 2.331 nhân khẩu ra khỏi khu vực nguy hiểm. Có 2.462 bè, với 54.049 lồng, lao động trên các lồng bè là 5.600 người đã chằng néo lồng bè và sơ tán lao động vào bờ. Riêng tại huyện đảo Trường Sa, đến 16 giờ chiều 10.11, Chủ tịch UBND huyện Lê Đình Hải cho biết, hơn 300 tàu thuyền và 2.300 ngư dân và tránh trú bão đảm bảo tuyệt đối. PHƯƠNG LINH

NHIỆT BĂNG - NGUYỄN TRI - SƠN TÙNG
TIN LIÊN QUAN

Bão số 6 Nakri suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, giật cấp 8

Thảo Anh |

Cập nhật mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hồi 4h ngày 11.11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ngay trên đất liền khu vực các tỉnh Nam Trung Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Hoàn lưu bão số 6 Nakri gây mưa dông gió lớn

Thảo Anh |

Dự báo thời tiết 11.11, do ảnh hưởng của bão số 6, các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận, khu vực Tây Nguyên có mưa to đến rất to. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, vùng ven sông, khu đô thị các tỉnh, thành từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa.

Bão số 6 Nakri: Hình ảnh mới nhất từ Quy Nhơn, sóng biển cao 6m đánh vào bờ

Sơn Tùng - Nguyễn Tri |

Do ảnh hưởng của bão số 6 Nakri, từ hơn 9h sáng 10.11 tại Quy Nhơn, Bình Định có mưa. Tại ven biển xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn sóng đánh cao tới 6m khiến người dân phải thực hiện các biện pháp gia cố bờ biển bằng bao cát, đá tảng.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Bão số 6 Nakri suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, giật cấp 8

Thảo Anh |

Cập nhật mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hồi 4h ngày 11.11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ngay trên đất liền khu vực các tỉnh Nam Trung Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Hoàn lưu bão số 6 Nakri gây mưa dông gió lớn

Thảo Anh |

Dự báo thời tiết 11.11, do ảnh hưởng của bão số 6, các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận, khu vực Tây Nguyên có mưa to đến rất to. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, vùng ven sông, khu đô thị các tỉnh, thành từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa.

Bão số 6 Nakri: Hình ảnh mới nhất từ Quy Nhơn, sóng biển cao 6m đánh vào bờ

Sơn Tùng - Nguyễn Tri |

Do ảnh hưởng của bão số 6 Nakri, từ hơn 9h sáng 10.11 tại Quy Nhơn, Bình Định có mưa. Tại ven biển xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn sóng đánh cao tới 6m khiến người dân phải thực hiện các biện pháp gia cố bờ biển bằng bao cát, đá tảng.