Tình nguyện đi chống dịch vì "em còn trẻ, giúp được ai thì giúp"

Phương Linh |

Khánh Hòa - Tình nguyện lên đường vào tâm dịch, thậm chí trốn gia đình để đi, 70 sinh viên ngành y của Khánh Hòa đã có những ngày chung tay cùng TP.Hồ Chí Minh phòng chống dịch COVID-19.

Chiều 23.12, LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Công đoàn Ngành Y tế tỉnh tổ chức trao hỗ trợ dinh dưỡng cho cán bộ, sinh viên trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa tham gia phòng chống dịch COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh.

Lãnh đạo LĐLĐ Khánh Hoà trao hỗ trợ cho 71 cán bộ, sinh viên trường Cao đẳng Y tế Khánh Hoà tham gia tình nguyện chống dịch. Ảnh: Phương Linh
Lãnh đạo LĐLĐ Khánh Hoà trao hỗ trợ cho 71 cán bộ, sinh viên trường Cao đẳng Y tế Khánh Hoà tham gia tình nguyện chống dịch. Ảnh: Phương Linh

71 em sinh viên của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa tham gia chống dịch từ ngày 23.9 đến ngày 15.10 được lãnh đạo LĐLĐ tỉnh trao quà tận tay các em.

Mỗi em nhận được 1 triệu đồng và một phần quà. LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa cũng đã trao cho 6 đoàn viên, người lao động ngành y tế bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 mỗi người 1 suất quà túi an sinh và 200.000 đồng tiền mặt.

 

Nhận số tiền hỗ trợ, em Đoàn Ngọc Vy - Sinh viên Khoa Điều dưỡng Đa khoa, Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa chia sẻ: “Trước lúc lên đường tham gia tình nguyện vào TP. Hồ Chí Minh, em đã có 2 tháng tình nguyện tại Nha Trang.

Khi Nha Trang “xanh” trở lại được nhà trường thông báo nên em tình nguyện đi tiếp. Nơi đến là huyện Hóc Môn, công việc của tình nguyện viên là cùng với các anh chị y tế tại điểm trường Mầm non Xuân Thới Thượng đi test cộng đồng, hỗ trợ F0...”.

Hình ảnh Ngọc Vy nằm mệt nhoài sau 1 ngày đi bộ đến từng nhà để test cộng đồng ở Hóc Môn. Ảnh: NVCC
Hình ảnh Ngọc Vy nằm mệt nhoài sau 1 ngày đi bộ đến từng nhà để test cộng đồng ở Hóc Môn. Ảnh: NVCC

Đoàn Ngọc Vy là trường hợp khá đặc biệt, bởi sau 22 ngày tham gia hỗ trợ y tế, trước khi chuẩn bị về lại Khánh Hòa thì phát hiện mình nhiễm bệnh.

Vậy là cả đoàn về, riêng Vy ở lại thêm 21 ngày. “Lúc biết dương tính em hồi hộp lắm vì mai mọi người về hết, em ở lại tự điều trị một mình. Nhưng khi vào khu điều trị tập trung, em quen việc nên lại tới từng phòng hỏi han sức khỏe các cô chú F0, hướng dẫn mọi người cách điều trị bệnh.

Sau 14 ngày thì em âm tính trở lại, lúc này, em xin về trạm y tế tiếp tục hỗ trợ các bệnh nhân trong khu cách ly cho đến khi hết thời gian 21 ngày mới về” - Vy kể lại.

Chia sẻ câu hỏi vì sao lúc đó tình nguyện đi vào tâm dịch, Vy chỉ nói: “Tuổi em còn trẻ, giúp được ai thì em giúp”.

Với cô sinh viên trẻ gần 2 tháng ở TP. Hồ Chí Minh, giấu gia đình đi tình nguyện, giấu mình bị nhiễm bệnh thì đọng lại là tình người.

Vy nói: “Khi em ở trong đó điều trị một mình, các anh chị đồng nghiệp, bà con trong khu vực biết em không có người thân nên giúp em rất nhiều.

Hình ảnh em nhớ mãi là sợi dây giăng màu đỏ. Lúc trước, em là người đi hỗ trợ, sợi dây giăng màu đỏ em bước qua được để giúp mọi người, còn khi em là F0, cũng sợi dây đó cản em không đi đâu được”.

Ảnh: Phương Linh
Ngọc Vy đã có những ngày lăn xả hết mình trong những ngày đại dịch. Ảnh: Phương Linh

Với em Nguyễn Thành Vinh - Sinh viên năm 3, Khoa Dược thì 23 ngày tình nguyện đã cho em sống với công việc, với đồng nghiệp và nhất là giúp cho nhiều người được tiêm vaccine an toàn.

“Khi đi, gia đình cũng lo lắng nhưng em có kinh nghiệm tình nguyện mấy tháng ở Nha Trang rồi nên em tin mình làm được.

Vào Hóc Môn, công việc bắt đầu từ 6h sáng đến 17 giờ chiều, em tham gia vào các tổ hỗ trợ tiêm vaccine cho người dân. Lúc đi sợ nhất là mình bị nhiễm nhưng vào rồi, ai cũng lăn xả hết mình để hoàn thành công việc” - Vinh chia sẻ.

Các em sinh viên tình nguyện tham gia chống dịch tại TP. Hồ Chí Mình nhận được sự quan tâm của tổ chức công đoàn. Ảnh: Phương Linh
Các em sinh viên tình nguyện tham gia chống dịch tại TP. Hồ Chí Mình nhận được sự quan tâm của tổ chức công đoàn. Ảnh: Phương Linh
Các em sinh viên tình nguyện tham gia chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh nhận được sự quan tâm của tổ chức công đoàn. Ảnh: Phương Linh

Theo ông Nguyễn Quốc Tuấn - Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế Khánh Hòa, trong thời gian qua, cán bộ, đoàn viên, người lao động ngành y tế đã gánh rất nhiều áp lực. Nhưng với tinh thần quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh cán bộ, đoàn viên, người lao động đã không quản ngày đêm trên đầu trận tuyến. Không thể tính hết được những giọt mồi hôi, những hi sinh, những gian khổ.

Và không chỉ trên trận địa của mình, nhiều đoàn tình nguyện cũng đã lên đường hỗ trợ các địa phương điểm nóng, mà 70 em sinh viên vừa hoàn thành chuyến đi ở TP. Hồ Chí Minh về là một minh chứng.

Hơn 1 tỉ đồng đã được ngành Y tế dành tiếp sức cho cán bộ, đoàn viên, người lao động. Thế nhưng với các em sự quan tâm hỗ trợ còn hạn chế. Vì thế những suất quà hôm nay của tổ chức Công đoàn chia sẻ rất nhiều với các em về vật chất, nhiều hơn nữa là động viên và ghi nhận tinh thần sẵn sàng vì sức khỏe của nhân dân của những bạn trẻ ngành y.

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Cấm vùng cam, dân sang vùng vàng- Hà Nội cần thay đổi kế sách chống dịch?

Phạm Đông |

Hà Nội - Nhiều người dân ở "vùng cam" đã di chuyển sang "vùng vàng" để được sử dụng các dịch vụ như ăn uống tại chỗ. Theo các chuyên gia y tế, mặc dù số ca F0 tăng cao nhưng biện pháp "đóng cửa" các dịch vụ không thiết yếu để chống dịch như Chỉ thị 15,16 ở giai đoạn này là không cần thiết và không còn hiệu quả.

Đoàn viên Công đoàn ủng hộ Quỹ Phòng chống dịch COVID-19 trên 2 tỉ đồng

Hà Anh |

Lạng Sơn - Thời gian qua, các cấp công đoàn tỉnh Lạng Sơn đã đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Hà Nội dừng bán ăn uống tại chỗ ở nhiều quận, phường: Cần cân bằng giữa chống dịch và cuộc sống người dân

Phạm Đông |

Trước tình trạng số ca mắc COVID-19 tại TP.Hà Nội gia tăng, nhiều quận, phường trung tâm đã dừng bán hàng tại chỗ. Các chuyên gia y tế cho rằng, việc thay đổi biện pháp chống dịch cần bám sát Nghị quyết 128, tránh gây xáo trộn hoặc ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Cấm vùng cam, dân sang vùng vàng- Hà Nội cần thay đổi kế sách chống dịch?

Phạm Đông |

Hà Nội - Nhiều người dân ở "vùng cam" đã di chuyển sang "vùng vàng" để được sử dụng các dịch vụ như ăn uống tại chỗ. Theo các chuyên gia y tế, mặc dù số ca F0 tăng cao nhưng biện pháp "đóng cửa" các dịch vụ không thiết yếu để chống dịch như Chỉ thị 15,16 ở giai đoạn này là không cần thiết và không còn hiệu quả.

Đoàn viên Công đoàn ủng hộ Quỹ Phòng chống dịch COVID-19 trên 2 tỉ đồng

Hà Anh |

Lạng Sơn - Thời gian qua, các cấp công đoàn tỉnh Lạng Sơn đã đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Hà Nội dừng bán ăn uống tại chỗ ở nhiều quận, phường: Cần cân bằng giữa chống dịch và cuộc sống người dân

Phạm Đông |

Trước tình trạng số ca mắc COVID-19 tại TP.Hà Nội gia tăng, nhiều quận, phường trung tâm đã dừng bán hàng tại chỗ. Các chuyên gia y tế cho rằng, việc thay đổi biện pháp chống dịch cần bám sát Nghị quyết 128, tránh gây xáo trộn hoặc ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.