Chức năng, nhiệm vụ của LĐLĐ tỉnh Điện Biên

LĐLĐ tỉnh Điện Biên |

(Trích điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013) 

Điều 30. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố 

1. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố được tổ chức theo đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định thành lập hoặc giải thể phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Đối tượng tập hợp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố  là đoàn  viên, người lao động trên địa bàn.

3. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố chỉ đạo trực tiếp các Liên đoàn Lao động huyện, Công đoàn ngành địa phương, Công đoàn Tổng Công ty (thuộc tỉnh, thành phố), Công đoàn các khu công nghiệp và các Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn trực thuộc (kể cả Công đoàn cơ sở các đơn vị của Trung ương không có Công đoàn ngành Trung ương hoặc Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác).

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố

a. Tuyên truyền đường lối, chủ  trương của  Đảng, chính  sách, pháp  luật của  Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Công đoàn cấp trên và Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh, thành phố; các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

b. Đại diện, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động trên địa bàn. Tham gia với cấp ủy Đảng, Cơ quan Nhà nước tỉnh, thành phố về các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến đời sống, việc làm và điều kiện làm việc của người lao động trên địa bàn. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội.

c. Phối hợp với các Cơ quan chức năng của Nhà nước, Công đoàn ngành Trung ương thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và các chính sách có liên quan trực tiếp đến đoàn viên, người lao động trong các Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; hướng dẫn và chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp lao động, tham gia hội đồng trọng tài lao động ở địa phương, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các doanh nghiệp trên địa bàn.

d. Chỉ đạo các Công đoàn ngành địa phương, Liên đoàn Lao động huyện, Công đoàn các khu công nghiệp, Công đoàn Tổng Công ty (thuộc tỉnh, thành phố) và Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 25, Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Điều lệ này.

Phối hợp với Công đoàn ngành Trung ương và tương đương chỉ đạo các Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành Trung ương và tương đương đóng trên địa bàn.

đ. Hướng dẫn, chỉ đạo các Công đoàn cơ sở trực thuộc các Công đoàn cấp trên cơ sở khác đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố những nội dung sau đây:

- Triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.

- Phối hợp với các Cơ quan chức năng của Nhà nước ở địa phương thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động; điều tra các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động; đại diện bảo vệ người lao động trong các vụ án về lao động và Công đoàn khi người lao động yêu cầu.

e. Tổ  chức, vận động đoàn viên và người lao động rèn luyện học tập nâng cao  trình độ chuyên môn, nghề nghiệp; quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, các cơ sở văn hóa công nhân, các cơ sở dạy nghề, giới thiệu việc làm và tư vấn pháp luật của Công đoàn theo quy định của Nhà nước và tổ chức Công đoàn.

g. Thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách đối với cán bộ được phân cấp quản lý.

h. Hướng dẫn, chỉ đạo Đại hội các Công đoàn cấp dưới; phát triển đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở và Nghiệp đoàn vững mạnh.

i. Thực hiện công tác đối ngoại theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

k. Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Điều 24. Công đoàn giáo dục huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh 

1. Công đoàn giáo dục huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là  Công đoàn giáo dục huyện) do Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thành lập hoặc giải thể sau khi có sự đồng ý của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố.

2. Đối tượng tập hợp của Công đoàn giáo dục huyện là đoàn viên và người lao động trong Cơ quan phòng giáo dục, các trường học (công lập và ngoài công lập), đơn vị thuộc phòng giáo dục cấp huyện quản lý.

3. Công đoàn giáo dục huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động huyện và sự chỉ đạo phối hợp về ngành của Công đoàn ngành giáo dục tỉnh, thành phố.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn giáo dục huyện:

a. Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp  luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Công đoàn. Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Công đoàn cấp trên và Nghị quyết Đại hội Công đoàn cấp mình.

b. Tham gia với Cơ quan quản  lý cùng cấp về định  hướng phát triển ngành; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên và các mục tiêu, kế hoạch giáo dục - đào tạo, các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động trong ngành.

c. Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động; tổ chức các phong trào thi đua, thực hiện các cuộc vận động của Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn.

d. Phối hợp với các Cơ quan chức năng của cấp huyện kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách và đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động trong ngành (bao gồm cả ngoài công lập).

đ. Quyết định thành lập hoặc giải thể các Công đoàn cơ sở trường học, đơn  vị  trực thuộc phòng giáo dục cấp huyện quản lý; phát triển đoàn viên, xâydựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.

Điều 25. Công đoàn ngành địa phương 

1. Công đoàn ngành địa phương do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố quyết định thành lập hoặc giải thể và trực tiếp chỉ đạo; chịu sự chỉ đạo phối hợp của Công đoàn ngành Trung ương.

2. Đối tượng tập hợp của Công đoàn ngành địa phương là đoàn viên và người lao động trong Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố.

3. Công đoàn ngành địa phương quyết định thành lập hoặc giải thể các Công đoàn cơ sở thuộc ngành, theo phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn ngành địa phương

a. Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính  sách, pháp  luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Công đoàn. Tổ chức triển khai các chủ trương, Nghị quyết của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và Nghị quyết Đại hội Công đoàn cấp mình. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước.

b. Tham gia với Cơ quan quản lý cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội của  ngành địa phương, các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống của người lao động thuộc phạm vi quản lý, chỉ đạo của ngành.

c. Phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách ngành, nghề, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động trong ngành; hỗ trợ Công đoàn cơ sở thương  lượng  và ký kết thỏa ước  lao động tập thể, tổ chức và Lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật; đại diện cho Công đoàn cơ sở hoặc người lao động khởi kiện hoặc tham gia vào các vụ án về lao động và Công đoàn khi được Công đoàn cơ sở hoặc người lao động ủy quyền. Đại diện cho người lao động của ngành thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật.

d. Phát triển đoàn viên và Công đoàn cơ sở trong các thành phần kinh tế thuộc ngành, thực hiện công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, xây dựng Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn vững mạnh.

đ. Quản lý tài chính, tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Điều 26. Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Liên đoàn Lao động huyện) 

1. Liên đoàn Lao động huyện được tổ chức theo đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố quyết định thành lập hoặc giải thể và chỉ đạo trực tiếp.

2. Đối tượng tập hợp của Liên đoàn Lao động huyện là đoàn viên, người lao động trên địa bàn cấp huyện.

3. Liên đoàn Lao động huyện quyết định thành lập hoặc giải thể và chỉ đạo trực tiếp Công đoàn giáo dục huyện; ra quyết định thành lập, giải thể hoặc công nhận và chỉ đạo trực tiếp các Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn đóng trên địa bàn (trừ những Công đoàn cơ sở đã trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, hoặc Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác).

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn Lao động huyện:

a. Tuyên truyền, vận động người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước.

b. Phối hợp  với các Cơ quan chức năng của Nhà nước  cấp  huyện,  công  đoàn  ngành  địa phương và tương đương để kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động đối với các cơ sở đóng trên địa bàn; hướng dẫn, hỗ trợ, giúp Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở trong việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp  lao động, tổ chức đối thoại  với  người sử dụng  lao động, tổ chức, Lãnh đạo đình công theo đúng quy định của pháp luật.

c. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi  ích  hợp pháp, chính đáng của người  lao động ở Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn cơ sở khi người lao động ở đó yêu cầu. Đại diện cho Công đoàn cơ sở hoặc người lao động khởi kiện hoặc tham gia vào các vụ án về lao động khi được Công đoàn cơ sở hoặc người lao động ủy quyền.

d. Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết và chủ trương công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Chỉ thị, Nghị quyết của cấp ủy đảng và Nghị quyết Đại hội Công đoàn cấp mình; tham gia với cấp ủy đảng, Cơ quan Nhà nước về các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống của đoàn viên, người lao động.

đ. Vận động đoàn viên, người lao động tham gia các hoạt động xã hội, hướng dẫn các hình thức, biện pháp chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội.

e. Thực hiện công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn; công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; xây dựng Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn vững mạnh.

g. Quản lý tài chính, tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

LĐLĐ tỉnh Điện Biên
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn giáo dục Điện Biên phối hợp nhằm chăm lo tốt cho đoàn viên

Bùi Thúy |

Công đoàn ngành giáo dục tỉnh Điện Biên vừa tổ chức hội nghị ký kết Quy chế phối hợp với LĐLĐ các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh giai đoạn 2018-2023.

LĐLĐ tỉnh Điện Biên: Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội

TRẦN NGA |

Ngày 14.3, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Điện Biên Lê Thanh Hà cho biết, LĐLĐ tỉnh đã ban hành kế hoạch số 177/KH-LĐLĐ về công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy, HIV/AIDS, tệ nạn mại dâm trong CNVCLĐ năm 2019. Để đạt được mục tiêu đề ra, LĐLĐ tỉnh sẽ triển khai nhiều biện pháp, hình thức tuyên truyền. 

LĐLĐ và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Điện Biên chăm lo tốt cho LĐ nữ

Trần Nga |

Ngày 28.2, LĐLĐ và Hội LHPN tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình phối hợp về tổ chức các hoạt động trong nữ cán bộ, công chức, viên chức và CNLĐ giai đoạn 2013-2018 và ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2019-2023.

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc ngân hàng rao bán nợ, tài sản đảm bảo

PHẠM ĐÔNG |

Chỉ trong nửa đầu tháng 2, hàng loạt ngân hàng như Agribank, VietinBank, BIDV, NCB, Sacombank... liên tục rao bán các khoản nợ, tài sản đảm bảo để thu hồi và xử lý nợ xấu. Thông tin này đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra.

Phụ huynh cay đắng “nướng” cả 150 triệu đồng vào Apax Leaders

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Hàng loạt cơ sở Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders trên cả nước đóng cửa thời gian qua đã khiến rất nhiều học viên không thể học kiến thức, còn phụ huynh chật vật đi lấy lại tiền. Người ít thì vài chục triệu, người nhiều lên tới cả 150 triệu đồng. Trong khi đó, Giám đốc điều hành của Apax Leaders không đưa ra được thời gian nào sẽ trả lại học phí cho phụ huynh.

Đứt cáp buộc, hàng chục thanh sắt lao khỏi xe đầu kéo xuống đường

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Xe đầu kéo đang chạy trên đường Mỹ Phước - Tân Vạn, khi đoạn qua vòng xoay thì bất ngờ bị đứt dây chằng khiến hàng chục thanh sắt lao xuống đường. Rất may, người đi đường kịp thời tránh né thoát nạn.

Công an vào cuộc điều tra vụ nổ súng tại một ngã tư ở TP Quy Nhơn

Hoài Luân |

Công an tỉnh Bình Định vào cuộc điều tra vụ nổ súng xảy ra tại một ngã tư trong TP Quy Nhơn sáng 28.2 khiến người dân hoang mang, lo lắng vì sự mạnh động của các đối tượng.

Chuyển thông tin đến Bộ Công an để điều tra sai phạm tại Vinasport

Quang Việt |

Thanh tra Chính phủ chuyển thông tin đến Bộ Công an để điều tra việc chấp hành các quy định của pháp luật tại Công ty CP Thể dục Thể thao Việt Nam (Vinasport).

Công đoàn giáo dục Điện Biên phối hợp nhằm chăm lo tốt cho đoàn viên

Bùi Thúy |

Công đoàn ngành giáo dục tỉnh Điện Biên vừa tổ chức hội nghị ký kết Quy chế phối hợp với LĐLĐ các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh giai đoạn 2018-2023.

LĐLĐ tỉnh Điện Biên: Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội

TRẦN NGA |

Ngày 14.3, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Điện Biên Lê Thanh Hà cho biết, LĐLĐ tỉnh đã ban hành kế hoạch số 177/KH-LĐLĐ về công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy, HIV/AIDS, tệ nạn mại dâm trong CNVCLĐ năm 2019. Để đạt được mục tiêu đề ra, LĐLĐ tỉnh sẽ triển khai nhiều biện pháp, hình thức tuyên truyền. 

LĐLĐ và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Điện Biên chăm lo tốt cho LĐ nữ

Trần Nga |

Ngày 28.2, LĐLĐ và Hội LHPN tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình phối hợp về tổ chức các hoạt động trong nữ cán bộ, công chức, viên chức và CNLĐ giai đoạn 2013-2018 và ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2019-2023.