LĐLĐ tỉnh Bắc Giang đồng hành cùng doanh nghiệp, chăm lo cho người lao động

Bảo Hân (thực hiện) |

Phóng viên Báo Lao Động vừa có buổi phỏng vấn ông Nguyễn Văn Cảnh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang, về vai trò của tổ chức công đoàn trong đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động.

Nắm bắt kịp thời tình hình đời sống, việc làm của người lao động

Ông Nguyễn Văn Cảnh cho biết, kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát lần thứ 4 (từ ngày 27.4.2021) đến ngày 24.9.2021, tổng số trường hợp F0 của cả tỉnh Bắc Giang là 5.822 người; F1 là 43.469, trong đó có 4.620 trường hợp F0 và 26.516 trường hợp F1 là đoàn viên công đoàn. Để phòng, chống dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, nhiều khu vực, địa bàn phải thực hiện giãn cách xã hội, cách ly y tế, hàng nghìn công nhân phải cách ly tập trung, điều trị do nhiễm virus SARS-Cov-2.

Thời điểm tháng 5.2021, toàn bộ 4 khu công nghiệp và một số doanh nghiệp ở các huyện, thành phố đã phải dừng hoạt động để đảm bảo khống chế sự lây lan của dịch bệnh; trên 200.000 công nhân phải nghỉ làm việc, trong đó gần 70.000 công nhân phải sống trong khu cách ly, phong tỏa, đời sống gặp rất nhiều khó khăn.

Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong công nhân viên chức lao động; phối hợp thành lập 29 “Siêu thị 0 đồng” tại các thôn, xóm thuộc địa bàn huyện Việt Yên, Yên Dũng, thành phố Bắc Giang, huy động nhân lực và nguồn lực hỗ trợ các bếp ăn phục vụ trên 300 trung tâm cách ly tập trung; đồng thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn khẩn trương triển khai các hoạt động phòng, chống dịch.

Cụ thể, LĐLĐ tỉnh đã thành lập các đoàn kiểm tra nắm bắt tình hình công nhân tại doanh nghiệp; tuyên truyền đến đoàn viên và người lao động thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo thông điệp 5K của Bộ Y tế; tuyên truyền, vận động đoàn viên trở lại làm việc đối với những doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động; vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm quyên góp, ủng hộ, giúp đỡ đoàn viên và người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19, tuyên truyền, vận động công nhân lao động tiêm vacine COVID-19 với tỷ lệ cao.

Phối hợp với các ngành liên quan theo dõi, nắm bắt kịp thời tình hình đời sống, việc làm của người lao động, đồng thời chỉ đạo công đoàn cơ sở phối hợp với doanh nghiệp trong việc sắp xếp lại lao động, ổn định sản xuất kinh doanh; chủ động đề xuất giải quyết các chế độ tiền lương; phối hợp tìm các giải pháp, bố trí sản xuất phù hợp như mô hình “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến”; động viên đoàn viên và người lao động khắc phục khó khăn cùng với doanh nghiệp vượt qua đại dịch.

Liên đoàn Lao động tỉnh đã chi hỗ trợ tiền mặt, hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu với tổng giá trị hơn 29 tỉ đồng để hỗ trợ đoàn viên và người lao động trong đợt dịch (trong đó đã chi hỗ trợ cho 15.122 đoàn viên công đoàn, người lao động là F0, F1). Liên đoàn Lao động các huyện, thành phố, Công đoàn ngành, Công đoàn Viên chức tỉnh, Công đoàn Các Khu công nghiệp tỉnh và các công đoàn cơ sở trong tỉnh đã vận động đoàn viên, công nhân viên chức lao động tham gia ủng hộ hàng hóa, các nhu yếu phẩm với tổng giá trị hơn 5,4 tỉ đồng và ủng hộ bằng tiền mặt là gần 14 tỉ đồng (chuyển về Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Mặt trận Tổ quốc huyện, thành phố).

Những việc làm tích cực của Liên đoàn Lao động tỉnh đã góp phần giúp sớm ổn định tình hình, đoàn viên và người lao động tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước. Tính đến nay, toàn tỉnh có tổng số 2.758 doanh nghiệp đang hoạt động, với trên 279.700 lao động đã đi làm trở lại.

Các doanh nghiệp đã thực hiện trả lương ngừng việc cho công nhân lao động, mức chi trả 100% lương tối thiểu vùng trở lên cho 14 ngày đầu nghỉ phòng, chống dịch, các ngày nghỉ tiếp theo do chủ doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận. Chế độ, chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với người lao động do ảnh hưởng của dịch bệnh đang được triển khai quyết liệt để góp phần tháo gỡ khó khăn cho người lao động.

Chăm lo hơn nữa đến đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân

- Thưa ông, trong thời gian tới, các cấp công đoàn trong tỉnh cần tiếp tục triển khai những hoạt động gì để đồng hành cùng doanh nghiệp khôi phục sản xuất, chăm lo cho đoàn viên người lao động trong điều kiện “bình thường mới”?

- Ông Nguyễn Văn Cảnh: Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Công đoàn Việt Nam, nhất là trong thời điểm khó khăn do dịch bệnh mang tính toàn cầu gây ra như hiện nay. Vì vậy, Liên đoàn Lao động tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các cấp công đoàn thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, tiếp tục tuyên truyền, vận động công nhân lao động và doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc những quy định về công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Chính phủ như: 5K và tiêm phòng vắc-xin COVID-19; mỗi công nhân lao động phải tự lo phòng dịch cho chính mình và gia đình, là góp phần cùng toàn xã hội phòng, chống dịch. Công nhân lao động hãy là những người chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp bằng những việc làm cụ thể trong lao động sản xuất như: đồng cảm với giới chủ, nỗ lực làm việc với năng suất, chất lượng cao nhất. Công nhân lao động hãy cùng với tổ chức công đoàn tuyên truyền đến cộng đồng doanh nghiệp và những người lao động tin tưởng tuyệt đối vào quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, không chủ quan cũng như không hoang mang, giao động.

Ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang hỗ trợ công nhân lao động bị ảnh hưởng dịch. Ảnh: LĐLĐ tỉnh Bắc Giang
Ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang hỗ trợ công nhân lao động bị ảnh hưởng dịch. Ảnh: LĐLĐ tỉnh Bắc Giang

Thứ hai, thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; kiến nghị, đề xuất kịp thời với các cấp có thẩm quyền thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Chỉ đạo công đoàn cơ sở phối hợp với chủ doanh nghiệp tổ chức xét nghiệm định kỳ cho công nhân lao động; tổ chức tiêm phòng vaccine; tổ chức bữa ăn ca, thực hiện vệ sinh doanh nghiệp; đảm bảo an toàn lao động; đặc biệt tổ chức tốt thi đua hoàn thành xuất sắc mục tiêu kép “vừa sản xuất, vừa chống dịch”.

Thứ ba, tiếp tục vận động giới chủ cùng tổ chức công đoàn quan tâm, chăm lo hơn nữa đến đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân; góp phần động viên người lao động nỗ lực vượt qua khó khăn, hăng say lao động sản xuất, giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, sớm vượt qua thời điểm khó khăn này.

Thứ tư, tiếp tục thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở; kịp thời kiện toàn đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp sau khi tái hoạt động trở lại. Thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở, tiếp tục nâng cao vị thế của tổ chức công đoàn.

Thứ năm, tiếp tục tham gia kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật lao động, việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động về bảo hiểm xã hội; an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng bữa ăn ca… Đồng thời giám sát việc chi trả hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo tinh thần Nghị quyết số 68/NQ/CP của Chính phủ và Quyết định số 23/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 11-CT/TTg ngày 4.3.2020 của Thủ tướng Chính phủ.

- Xin cảm ơn ông!

Bảo Hân (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Bắc Giang: Công đoàn cùng DN vận động công nhân trở lại làm việc

Bảo Hân |

Trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát tại tỉnh Bắc Giang, các cấp công đoàn (CĐ) trong tỉnh đã có nhiều giải pháp để chăm lo đến người lao động cũng như góp phần phục hồi sản xuất trong các doanh nghiệp, giúp người lao động ổn định việc làm, thu nhập…

Bắc Giang: Chuẩn bị tình huống có số lượng lớn người dân trở về địa phương

Bảo Hân |

Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các huyện, thành phố có phương án sẵn sàng kích hoạt thêm các khu cách ly tập trung mới trong trường hợp có số lượng lớn người dân từ TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương và các tỉnh miền Nam trở về địa phương.

Thành phố Bắc Giang: Tuyên truyền pháp luật cho công nhân lao động

Bùi Văn Khước |

Ngày 8.10, Liên đoàn Lao động thành phố Bắc Giang phối hợp với Ban Tuyên giáo - Nữ công, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh, Văn phòng Tư vấn pháp luật, Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị tuyên truyền, tư vấn pháp luật và công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho công nhân lao động năm 2021.

Từ chuyện Hãng phim truyện Việt Nam đến đầu tư cho điện ảnh

Việt Văn |

Câu chuyện buồn về hậu quả cổ phần Hãng phim truyện Việt Nam được khơi lại trong Lễ kỷ niệm 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam (15.3.1953 - 15.3.2023) tạo ra hiệu ứng xã hội với nhiều ý kiến khác nhau… Và từ đó cũng đặt ra những vấn đề về đầu tư cho điện ảnh, nhất là mảng phim truyền thống cách mạng.

Giá tăng vọt, vàng trở thành kênh trú ẩn

MI VÂN |

Giá vàng thế giới tăng vọt, áp sát ngưỡng tâm lý quan trọng 2000 USD/oz. Tính chung cả tuần qua, giá vàng thế giới đã tăng 122 USD/oz so với cuối tuần trước. Tiền đang rút khỏi thị trường chứng khoán và đổ vào vàng như kênh trú ẩn.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc: Hạnh phúc là có tiền, có người mình yêu thương

Nhóm PV |

Ngày 20.3 được Liên hợp quốc chọn làm Ngày Quốc tế hạnh phúc. Với nhiều người, hạnh phúc có thể là được lắng nghe, hạnh phúc cũng có thể là kiếm được thật nhiều tiền, hay hạnh phúc giản đơn là được nhìn thấy người mà mình yêu thương hạnh phúc...

Kênh đầu tư nào sẽ hưởng lợi sau khi NHNN hạ lãi suất ?

Thái Mạnh |

Giới phân tích đánh giá quyết định giảm một số loại lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước gần đây sẽ góp phần khơi thông thị trường vốn và tín dụng cho các doanh nghiệp. Đặc biệt một số kênh đầu tư sẽ được hưởng lợi sau khi lãi suất giảm nhằm hút dòng tiền trở lại và cải thiện thanh khoản.

Đề xuất chỉ rút 50% BHXH 1 lần khi chưa tới tuổi hưu: Tác động thế nào?

NHÓM PV |

Tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội không hạn chế rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần song đề xuất hai phương án rút BHXH 1 lần. Phương án thứ 2 đã gây ra không ít tranh luận trong thời gian vừa qua. Và để phân tích rõ hơn các đề xuất trên, chúng tôi có cuộc trò chuyện với TS Bùi Sỹ Lợi – nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban xã hội của Quốc hội.

Bắc Giang: Công đoàn cùng DN vận động công nhân trở lại làm việc

Bảo Hân |

Trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát tại tỉnh Bắc Giang, các cấp công đoàn (CĐ) trong tỉnh đã có nhiều giải pháp để chăm lo đến người lao động cũng như góp phần phục hồi sản xuất trong các doanh nghiệp, giúp người lao động ổn định việc làm, thu nhập…

Bắc Giang: Chuẩn bị tình huống có số lượng lớn người dân trở về địa phương

Bảo Hân |

Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các huyện, thành phố có phương án sẵn sàng kích hoạt thêm các khu cách ly tập trung mới trong trường hợp có số lượng lớn người dân từ TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương và các tỉnh miền Nam trở về địa phương.

Thành phố Bắc Giang: Tuyên truyền pháp luật cho công nhân lao động

Bùi Văn Khước |

Ngày 8.10, Liên đoàn Lao động thành phố Bắc Giang phối hợp với Ban Tuyên giáo - Nữ công, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh, Văn phòng Tư vấn pháp luật, Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị tuyên truyền, tư vấn pháp luật và công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho công nhân lao động năm 2021.