“Tôi từng làm giám đốc điều hành, học nghề như thế nào?”

Lê An Nhiên |

“Tôi hai bằng đại học, vì không hợp với công việc nên xin nghỉ, nhận trợ cấp thất nghiệp. Người tiếp nhận hồ sơ hỏi tôi học nghề không. Tôi bảo “Tôi từng làm giám đốc điều hành công ty đầu tư về giáo dục quốc tế, vậy tôi học nghề gì?” – Chị Thu Hương (Quận 3, TPHCM), chia sẻ.

Không chỉ những người có trình độ đại học, trên đại học như chị Thu Hương không quan tâm đến chính sách hỗ trợ học của bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) mà ngay cả lao động phổ thông cũng không tham gia học nghề. Thực tế hiện nay, các Trung tâm Dịch vụ việc làm chỉ đào tạo những nghề đơn giản, không quan tâm tới nhu cầu và thực tế nghề nghiệp của lao động thất nghiệp, kinh phí thấp… khiến cho việc đào tạo nghề sau thất nghiệp không phát huy được hiệu quả.

Chỉ 5% lao động thất nghiệp tham gia học nghề

Tại buổi tọa đàm “Việt Nam trong thế giới sản xuất kỹ thuật số” do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp với Viện Friedrich Ebert (FES) phối hợp tổ chức vừa qua, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhận định trong năm 2016 chỉ 4,9% công nhân lao động hưởng chế độ từ quỹ BHTN để đi học nghề. Do đó cần có những sự tác động để thay đổi nhận thức của đại đa số công nhân lao động, bởi chỉ trong khoảng 10 năm nữa khi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 lan rộng, hàng loạt lao động sẽ đối mặt với thất nghiệp do trình độ tay nghề yếu kém, lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Dự báo khoảng 45% lao động điện tử, 86% lao động dệt may của Việt Nam sẽ bị thay thế trong cuộc Cách mạng lần thứ 4 trong tương lai.

Nguy cơ là như vậy nhưng tại sao người lao động (NLĐ) thờ ở với chính sách hỗ trợ học nghề của BHTN? Chị Thu Hương chia sẻ: “Khi tôi điền thông tin nhận trợ cấp thất nghiệp, cô nhân viên đưa tôi tờ giấy hỏi “Có học nghề không thì điền vào”. Tôi đọc qua danh sách nghề, thấy có nghề may, nghề thợ hàn, nhân viên nhà hàng… Những nghề này, không chỉ tôi không học mà những lao động phổ thông khác họ còn chê vì đâu phù hợp với thực tế. Đối với những lao động có trình độ, họ không thể học nghề mà có thể họ cần học thêm các lớp ngoại ngữ, các lớp đào tạo kỹ năng mềm, giúp người lao động trang bị kỹ năng cần thiết khi đi xin việc, làm việc tại môi trường mới”.

Theo quy định tại Luật Việc làm, đối tượng thất nghiệp được hỗ trợ học nghề với mức tối đa 1 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể tùy theo từng nghề, học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định. Đối với người lao động tham gia BHTN, họ sẽ chỉ phải đóng phần vượt quá nếu phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ. Tuy nhiên, khi triển khai lại không hiệu quả.

Một chuyên gia trong lĩnh vực lao động nhận xét, với các lao động phổ thông, việc đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề là cần thiết. Tuy nhiên, công tác hỗ trợ dạy nghề sau thất nghiệp đang theo kiểu làm cho có, không tạo được động lực cho người lao động tham gia. Chẳng hạn, thời gian đào tạo được hỗ trợ theo quy định nhiều nhất 6 tháng là quá ngắn. không đủ thời gian học trọn vẹn một nghề mới hoặc nâng cao trình độ hiện có. Nhiều trường hợp học nghề để “giết thời gian” hoặc các chị em nữ thì đi học nấu ăn để nâng cao khả năng… gia chánh! Nhiều Trung tâm đào tạo nghề đào tạo theo kiểu “có gì đào tạo nấy” hoặc bó hẹp trong các nghề như may, hàn, nấu ăn… không thu hút được NLĐ.

Chưa sòng phẳng với người lao động

Như vậy, sau nhiều năm triển khai, mục tiêu hỗ trợ NLĐ học nghề để quay lại thị trường lao động của chính sách BHTN là không thành công. Bên cạnh đó, Quỹ BHTN kết dư lớn nhưng nhiều đối tượng tham gia lại mất quyền lợi một cách oan uổng, NLĐ thực sự là người thất nghiệp nhưng không được nhận trợ cấp vì những quy định ngặt nghèo.

Theo BHXH Việt Nam, tính đến cuối năm 2016, kết dư quỹ BHTN ước tính đạt 58.668 tỉ đồng. Bộ trường Bộ LĐTBXH đã thừa ủy quyền Chính phủ đã có tờ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết số 34/NQ-CP đề xuất điều chỉnh mức đóng BHTN đối với người sử dụng lao động được quy định tại điều 57 Luật Việc làm từ 1% xuống 0,5%. Nếu được Quốc hội thông qua, nghị quyết sẽ chính thức có hiệu lực đến hết ngày 31.12.2019. Như vậy, trong khi quỹ BHTN kết dư, Chính phủ giảm mức đóng BHTN đối với người sử dụng lao động thì việc NLĐ không được nhận trợ cấp thất nghiệp vì vướng phải những quy định ngặt nghèo thì có công bằng, liệu chính sách BHTN đã sòng phẳng với NLĐ?

Chẳng hạn trường hợp của chị Nguyễn Thị Thủy (quận Gò Vấp, TPHCM). Chị làm việc tại một công ty ở quận 12, TP HCM từ tháng 2.2008. Tháng 6.2014, khi phát hiện mình bị ung thư vú, chị xin nghỉ việc để điều trị. Sau hơn 2 năm điều trị, thấy không còn đủ sức khỏe để đáp ứng yêu cầu công việc nên tháng 8.2016, chị xin thôi việc.

Theo sổ BHXH đã chốt, tính đến tháng 6.2014, chị Thủy có 5 năm 5 tháng tham gia BHTN. Song, khi chị đi làm thủ tục hưởng BHTN thì bị cơ quan chức năng từ chối chi trả vì không đóng đủ BHTN từ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. Từ đó đến nay, sức khỏe yếu, chị ở nhà làm nội trợ, không tiếp tục tham gia BHTN nên coi như mất đi khoản tiền đã đóng vào quỹ BHTN.

Tương tự là trường hợp của gần 700 lao động nguyên là công nhân Cty TNHH Sae Hwa Vina, khi công ty phá sản, họ bị nợ lương, mất việc làm nhưng không được nhận trợ cấp thất nghiệp với lý do khi đóng cửa, công ty vẫn còn nợ BHXH, BHYT, BHTN nên gần 700 công nhân ở đây không được giải quyết chế độ BHTN do không đáp ứng điều kiện “tháng liền kề” theo quy định. NLĐ tỏ ra bức xúc và thất vọng vì vừa bị nợ lương, nợ BHXH, không được nhận trợ cấp thất nghiệp nên cuộc sống rất khó khăn, nhưng theo quy định cứng nhắc của pháp luật mà họ bị tước mất quyền lợi.

Luật sư Hồ Nguyên Lễ - Trưởng văn phòng luật Luật Tín Nghĩa, cho rằng bản chất của BHTN là nhằm bảo đảm hay bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi bị mất việc làm. Cho nên, bên cạnh việc bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia, BHTN phải tuân thủ đúng nguyên tắc đóng - hưởng để bảo vệ quyền lợi của người tham gia.

Trong thực tế, sau thời điểm Nghị định 28/2015/NĐ-CP và Thông tư 04/2013/TT-BLĐTBXH có hiệu lực, nhiều NLĐ không đáp ứng được điều kiện “tháng liền kề” nên bị tước bỏ quyền được hưởng BHTN. Như vậy là chưa sòng phẳng với NLĐ và khiến họ bị thiệt hai lần. “Bởi lẽ, nếu không tham gia BHTN, theo quy định của Bộ Luật Lao động, khi thôi việc, NLĐ được chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc. Nhưng khi tham gia BHTN, họ phải đóng thêm phí BHTN mà không được hưởng chế độ BH thất nghiệp khi mất việc” – Luật sư Hồ Nguyên Lễ phân tích. 

Lê An Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Đóng bảo hiểm thất nghiệp 4 năm được hưởng mấy tháng trợ cấp?

N.Dương |

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sớm nghiên cứu nguồn kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu này nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.

Nam ca sĩ sưu tầm 120 lá cờ khi du lịch vòng quanh thế giới

Chí Long |

Nhân dịp đầu năm mới 2023, ca sĩ Đoan Trường chia sẻ về hành trình du lịch vòng quanh thế giới và sưu tầm 120 lá cờ từ các nước mà anh từng đi qua.

Tài chính thông minh: Kế hoạch chi tiêu để Tết không liêu xiêu

Nhóm PV |

Nếu thiếu kinh nghiệm, bạn rất dễ bội chi và cháy túi vì tiêu xài quá nhiều trong dịp Tết. Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) này, bà Nguyễn Thùy Chi - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ bật mí bí quyết để có thể cùng gia đình tiết kiệm mà vẫn đón Tết ấm áp và trọn vẹn.

Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn: Cục Quản lý thị trường HN lên tiếng

NHÓM PV |

Liên quan đến loạt bài phản ánh “Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn”, trao đổi với Lao Động, Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Trần Việt Hùng - thừa nhận: thực tế việc các đơn vị kinh doanh thực phẩm chỉ nhập một lượng nhỏ hàng hoá có hóa đơn, chứng từ rồi trà trộn thực phẩm bẩn sau đó bán ra thị trường là có tồn tại.

Thêm một giám đốc công ty đăng kiểm ở Bắc Giang bị bắt tạm giam

Vân Trường |

Công an tỉnh Bắc Giang vừa khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Mạnh Tuân, Giám đốc Công ty cổ phần đăng kiểm xe cơ giới Thái Nam.

Thân nhân 39 người Việt chết trong xe tải ở Anh có khả năng được bồi thường

Thanh Hà |

Tòa án Anh đã tịch thu tài sản của chủ công ty vận tải liên quan đến cái chết của 39 người Việt để bồi thường cho các gia đình nạn nhân.

Đóng bảo hiểm thất nghiệp 4 năm được hưởng mấy tháng trợ cấp?

N.Dương |

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.