Lao động nữ đang “đóng quá nhiều vai“!

Lê An Nhiên |

Mải miết tăng ca, nhiều nữ công nhân lao động (CNLĐ) không có thời gian dành cho con cái. Không những thế, sau khi rời nơi làm việc, họ về nhà, phải đảm nhận trách nhiệm làm mẹ, làm vợ, làm dâu... Lao động nữ đang “đóng quá nhiều vai”, chính điều này đã tạo nên áp lực lớn trong xây dựng hạnh phúc gia đình.

Áp lực đè nặng

Sau thời gian nghỉ thai sản 6 tháng, chị Mỹ (công nhân (CN) KCN Tân Bình, TPHCM), gửi con cho một nhóm trẻ tư thục rồi đi làm lại. Vì có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi nên chị Mỹ được công ty bố trí cho nghỉ mỗi ngày 60 phút, chị được về sớm hơn. Cả ngày ở công ty, con không bú được nên hai bầu sữa của chị căng tức, chị muốn vắt đổ đi nhưng nghĩ thương con nên chị chịu đựng. Tan ca, chị chạy vội tới chỗ đón con, trước khi về nhà, chị tranh thủ cho con bú. Trên đường từ nhóm trẻ về nhà, chị tranh thủ ghé chợ mua một vài món đồ để nấu cơm chiều. Chị tất bật với nhà cửa, con cái cho đến gần 8 giờ tối thì chồng chị về. Chồng chị tăng ca nên về trễ, mọi việc trong nhà một mình chị quán xuyến. Chồng chị ăn vội miếng cơm rồi bế con, chị tranh thủ ăn vội rồi vỗ con đi ngủ.

Sáng hôm sau, chị thức dậy lúc 5 giờ sáng và một ngày lại tiếp tục. Chị bộc bạch: “Đó là một ngày bình thường, chưa kể nửa đêm con khóc, con la, con nôn trớ, cũng một mình mình lo. Từ ngày có con, chị ngủ mỗi đêm chưa được 5 tiếng nên người lúc nào cũng lờ đờ, mệt mỏi”. Sức khỏe suy giảm nên công việc bị ảnh hưởng. Tháng rồi đánh giá thi đua, chị không hoàn thành nhiệm vụ, dù trước đó, trong chuyền này, năng suất lao động của chị luôn nằm ở top 10. Chị bộc bạch: “Mình là đàn bà, phải chịu thôi. Công ty cho nghỉ 60 phút cũng là may rồi. Còn phấn đấu thì kệ thôi, chờ con lớn rồi tính tiếp”.

Không giống như chị Mỹ, chị Thu Thảo (CN KCX Linh Trung) chỉ có hai vợ chồng mà vợ chồng chị đang ở với mẹ chồng. Chồng chị là con một, ba chồng chị mất sớm nên từ khi con trai cưới vợ, bà vào ở hẳn với con. Vốn là người Bắc nên mẹ chồng chị khá kỹ tính. Chồng chị chịu khó làm ăn, cộng với số tiền mẹ chồng chị bán hết đất đai vườn tược ngoài quê, anh gom được tiền, mua căn nhà nho nhỏ ở Bình Dương, khu vực giáp ranh Thủ Đức.

Chị bộc bạch, trước đây, hai vợ chồng ở thuê mà thoải mái, giờ có nhà có cửa không khí gia đình lúc nào cũng căng thẳng. Chị đi làm cả ngày, tăng ca về nhà đã tối mịt, lắm khi thứ 7, chủ nhật cũng phải đi làm nên chị không có nhiều thời gian để chăm chút cho gia đình. “Mẹ chồng tôi luôn phàn nàn là tôi không nấu cơm mỗi buổi cho chồng, như vậy là không thương chồng. Áo quần mặc xong không giặt ngay sẽ bị ố, hôi. Nhà cửa phải lau dọn mỗi ngày… Nhiều lúc tôi căng thẳng quá, chỉ muốn ở luôn trên công ty. Đi làm đã cực, về nhà còn đón con, nấu cơm, vừa làm mẹ, làm vợ, làm dâu, tôi chịu không nổi. Trong khi đó, chồng tôi thì không phải làm gì vì mẹ chồng tôi không cho với lý do “đàn ông không làm việc nhà mà phải lo chuyện lớn”” – Chị Thảo chia sẻ.

Trong buổi tọa đàm “Kỹ năng nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc” do LĐLĐ TPHCM tổ chức mới đây, nhiều ý kiến cho rằng, người phụ nữ đang phải đóng quá nhiều vai. Ngoài công việc chuyên môn; về nhà, họ còn phải làm mẹ, làm vợ, làm dâu. Cảnh thường thấy là sau khi tan ca, người vợ phải đón con, đi chợ, nấu cơm. Còn chồng về đến nhà thì mở ti vi, đọc báo, giao hết việc nhà, nuôi dạy con cái cho vợ.

Ông Phạm Hữu Nghĩa, Phó Chủ tịch công đoàn (CĐ) TCty Văn hóa Sài Gòn, nhìn nhận: “Đừng bó hẹp trong suy nghĩ đàn ông phải thế này, phụ nữ phải thế kia. Người đàn ông, người chồng, người cha phải nỗ lực nhiều hơn để tạo nên những mối quan hệ thật sự bình đẳng, việc nhà phải phân công hợp lý để người vợ được học tập, thăng tiến”.

Một nữ giảng viên trẻ nêu khó khăn khi phải sống trong gia đình có 3 thế hệ: “Khi chưa có con, gia đình rất hạnh phúc; đến khi có con, mọi thứ thay đổi. Chúng tôi không được toàn quyền nuôi dạy con cái vì ông bà có ý kiến trong mọi vấn đề”.

Bị tước mất thiên chức làm mẹ

“Lao động nữ ngày nay đang bị tước mất thiên chức làm mẹ. Ở các công ty, đa phần là nữ, họ không có cơ hội để tìm người bạn đời, không có cơ hội được lập gia đình. Đến khi sinh con, họ không dám sinh con vì kinh tế quá eo hẹp. Đến khi sinh con, vì điều kiện trường lớp không có họ phải gửi con về quê, chấp nhận xa con. Còn những người để con ở lại với mình, cũng chẳng khá hơn, họ phải gửi con vào các nhà trẻ, đến tối mịt mới đón con về. Họ không có thời gian để chăm con, không được nhìn con lớn lên. Lao động nữ đang bị tước mất thiên chức làm mẹ” – Ông Nguyễn Thái Thành – Phó Chủ tịch CĐ KCN – KCX TPHCM chia sẻ.

Bà Đào Kim Yến, Trưởng Ban Nữ công CĐ TCty Thương mại Sài Gòn, cho rằng: Lao động nữ hiện nay đối mặt nhiều khó khăn. Đa số CN từ các tỉnh về TPHCM ở trọ, không có điều kiện chăm lo cho gia đình. Họ bị cơm áo, gạo tiền cuốn đi, phải gửi con về quê hoặc gửi con đi học từ sáng sớm đến chiều tối mới đón về. “Họ rất cần các kỹ năng nuôi dạy con cái, tổ chức cuộc sống gia đình” - bà Yến đề xuất.

Một vấn đề khác mà các gia đình đang đối mặt là tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ. Tại các khu nhà trọ dành cho CN, những mối nguy hại này càng lớn. Bà Võ Thị Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội Ánh Dương (thuộc Hội LHPN TPHCM), kể trong quá trình làm việc, bà đã gặp trường hợp bà nội dẫn cháu đến nhờ tư vấn. Gia đình chỉ có một căn phòng mà mẹ, cha dượng và bé gái (học lớp 9) ngủ chung. Bốn giờ mỗi ngày, khi người mẹ đi làm thì cha dượng đã xâm hại cháu bé. Dù cháu đã nói nhưng mẹ không tin.

Bà Tâm bày tỏ: “Ngay từ nhỏ, cha mẹ phải dạy trẻ các kiến thức để tự bảo vệ. Đặc biệt, phải dạy trẻ cảnh giác đối với người khác giới, bất kể quen hay lạ; dạy trẻ không cho người khác đụng chạm vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể. Điều đau lòng là nhiều trẻ bị chính người thân xâm hại. Khi xảy ra trường hợp như vậy, các bậc cha mẹ phải đến công an hoặc cán bộ tư pháp phường để được hỗ trợ kịp thời”.

“Lao động nữ hiện nay đang chịu nhiều thiệt thòi và áp lực từ công việc, gia đình. Ngoài công việc, trên vai họ còn gánh lấy nhiều nhiệm vụ như làm mẹ, làm vợ, làm dâu… Để hỗ trợ cho lao động nữ, tổ chức CĐ, đặc biệt là Ban nữ công, cán bộ phụ trách nữ công ở cơ sở cần chủ động tuyên truyền, tư vấn, gặp gỡ nói chuyện với chị em để chia sẻ các kiến thức về xây dựng gia đình hạnh phúc. Tổ chức CĐ cũng có những chương trình vận động nam giới đồng hành hỗ trợ cho chị em, bởi để giảm bớt áp lực cho chị em, không gì quan trọng hơn chính là sự chia sẻ của người đàn ông trong gia đình” – Bà Huỳnh Thị Ngọc Liên, Trưởng Ban Nữ công LĐLĐ TP HCM, chia sẻ. 

 

Lê An Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.