Vốn ngoại chảy mạnh vào bất động sản

Bảo Chương |

Theo số liệu Cục Đầu tư nước ngoài vừa công bố, kinh doanh bất động sản là lĩnh vực “hút” vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ 3, chỉ sau công nghiệp chế biến chế tạo và xây dựng trong 2 tháng đầu năm 2018. Cụ thể trong 2 tháng đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài rót vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư đăng ký 312,1 triệu USD, chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Thỏi nam châm bất động sản

Trước đó, trong năm 2017, bất động sản là lĩnh vực đứng thứ 3 về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (cả vốn trực tiếp FDI và góp vốn mua cổ phần), với 3,05 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn đăng ký. Luỹ kế đến cuối năm 2017, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đã thu hút với 53,1 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư. Bên cạnh đó, một số tập đoàn ngoại cũng đầu tư tại Việt Nam dưới hình thức liên kết với doanh nghiệp nội như Quỹ Creed Group, Mitsubishi, Sanyo Homes, Daiwa House Group, Sumitomo Forestry Group...

Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo ba phương thức là góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp và cho vay vốn đầu tư. Đến nay, một số dự án do chủ đầu tư nước ngoài phát triển hoặc hợp tác đầu tư đã được tung ra thị trường. Nhật Bản hiện nay đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào thị trường bất động sản. Một năm trở lại đây, các tập đoàn, quỹ đầu tư lớn như Mitsubishi, Maeda, Kajima, Sumitomo, Sanyo, Creed Group... đã tăng mạnh dòng vốn đầu tư vào bất động sản ở TP.HCM.

Nhiều chuyên gia nhận định, đây là tín hiệu tích cực đối với sự phát triển của thị trường bất động sản. Bởi trước đây, nguồn vốn FDI đổ vào thị trường bất động sản thường qua kênh là các quỹ đầu tư, ủy thác, đơn vị liên doanh,… nhưng kể từ khi Chính phủ ban hành chính sách mở cửa để người nước ngoài được phép sở hữu nhà tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài đã trực tiếp tham gia sâu, thực chất hơn vào thị trường và phân khúc được quan tâm hơn cả là cao cấp, nghỉ dưỡng. Ðây là những phân khúc được đánh giá có nguồn cung dồi dào, thậm chí vượt xa cầu.

Theo dự báo, nguồn vốn FDI đổ vào bất động sản sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới nhờ nhiều chính sách cởi mở cũng như tiềm năng du lịch của nước ta còn lớn.

Cần hiệu quả thực tế

Ông Sử Ngọc Khương - Giám đốc đầu tư Savills Việt Nam - cho rằng, sự hiện diện của các nhà đầu tư ngoại sẽ đem tới thị trường những chuyên môn, kinh nghiệm phát triển ở tất cả các lĩnh vực và phân khúc. Mặt khác, họ cũng giúp tăng tính cạnh tranh, cải tiến hoạt động kinh doanh và sản phẩm, do vậy sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng. "Việc hợp tác, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài sẽ giảm áp lực lệ thuộc ngân hàng của doanh nghiệp bất động sản. Hệ thống tài chính ngân hàng sẽ có thể sử dụng nguồn vốn cho các lĩnh vực khác như nông nghiệp, sản xuất, dịch vụ, thay vì tập trung phát triển bất động sản" - ông Khương nói.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, dòng vốn FDI vẫn tiếp tục là nguồn lực quan trọng đầu tư vào thị trường bất động sản. Nguồn vốn FDI sẽ hỗ trợ thêm nguồn vốn đầu tư vào bất động sản đang bị hụt do ngân hàng giảm cho vay tín dụng. Tuy nhiên, xu thế của các doanh nghiệp bất động sản VN không phải tiếp nhận FDI bằng mọi giá, mà có lựa chọn.

Bên cạnh đó, cũng không ít các chuyên gia lo ngại đã đến lúc cần có sự nhìn nhận, đánh giá về hiệu quả của đồng vốn, chứ không chỉ nhìn vào số lượng vốn đăng ký. Bởi thực tế đã có rất nhiều dự án vốn đăng ký khủng nhưng lại nằm “đắp chiếu”.

TS Trương Huy Mai nhận xét, các dự án FDI được xây dựng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư để dự án bất động hay liên tục xin giảm quy mô so với ban đầu, để các dự án bị trì trệ gây ảnh hưởng đến kinh tế thị trường, thất thoát tài nguyên quốc gia và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân khu vực dự án. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp viện lý do thủ tục khó khăn, bất động sản trầm lắng… để xin giảm quy mô, điều chỉnh dự án, kéo dài thời gian thực chất chỉ là cái cớ để các doanh nghiệp bất động sản tiếp tục được sử dụng quỹ đất lớn, ở vị trí đẹp. Các địa phương vẫn còn ngại việc xử lý tồn đọng sau thu hồi.

Đặc biệt với dự án có vốn FDI, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư chính là thu hồi luôn giấy phép kinh doanh. Việc giải quyết quyền lợi của người lao động cũng gặp khó khăn. Do vậy cơ quan quản lý cần đánh giá lại các dự án chậm triển khai dựa theo Luật Đất đai, không nên quá dễ dãi trong việc đồng ý cho doanh nghiệp điều chỉnh quy hoạch mà kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ để đấu giá tìm nhà đầu tư tiềm năng, phù hợp hơn, TS Trương Huy Mai nhấn mạnh.

Bảo Chương
TIN LIÊN QUAN

Giờ thứ 9: Ác mộng ADN - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Quyết định được coi là quan trọng bậc nhất cuộc đời một con người chính là quyết định kết hôn. Kết hôn với ai? Kết hôn vì lẽ gì? Kết hôn để mong muốn điều gì? Tất cả những câu hỏi đó luôn được đặt ra trước khi ta quyết định đặt bút ký vào tờ giấy màu hồng tượng trưng cho sự cam kết gắn bó suốt phần đời còn lại...

UEFA thay đổi thể thức vòng loại World Cup và EURO

TAM NGUYÊN |

Vòng loại World Cup và EURO thời gian tới sẽ chia thành 12 bảng đấu với 4 hoặc 5 đội mỗi bảng…

Dự báo diễn biến không khí lạnh bổ sung ngay sau Tết Nguyên đán

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết từ ngày 28.1, không khí lạnh tăng cường sẽ tác động diện rộng đến Bắc Bộ và Trung Bộ.

Tài chính thông minh: Kế hoạch mua căn nhà đầu tiên chỉ với 700 triệu đồng

Nhóm PV |

Mua nhà là quyết định quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Tuy nhiên với số vốn chỉ 700 triệu đồng thì nên cân đối và vay mượn ra sao? Chuyên gia từ chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn) - ông Tạ Thanh Tùng và bà Nguyễn Thị Thuỳ Chi sẽ trả lời chi tiết trong số hôm nay.

Tai nạn trên Quốc lộ 6, 2 người chết, giao thông ùn tắc cục bộ

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Vụ tai nạn xảy ra trên Quốc lộ 6 khiến 2 người tử vong tại chỗ, giao thông ùn tắc cục bộ.

Người dân miền Tây tấp nập quay trở lại TP lớn sau đợt nghỉ Tết

Tạ Quang |

Ngày 26.1 (tức mùng 5 Tết) người dân ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại thành phố lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai,… để làm việc sau dịp nghỉ Tết kéo dài gần 10 ngày.

Các sao Việt đặt kế hoạch đi đâu trong năm mới 2023?

Ngọc Trang - Phước Trường |

Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Hồ Quang Hiếu, Phi Thanh Vân, Đoan Trường... đã hào hứng lập kế hoạch cho các chuyến du lịch trong năm mới 2023.

5 giải pháp chính kiểm soát lạm phát trong năm 2023

TRÍ MINH |

Bước sang năm 2023, sẽ có những thách thức rất lớn trong kiểm soát lạm phát. Thực tế đòi hỏi những giải pháp linh hoạt và đồng bộ.