Vì sao khu du lịch cộng đồng Klu ế ẩm?

Hưng Thơ |

Nếu so sánh Klu - một địa điểm nằm trên Quốc lộ 9 của xã Đak Rông, huyện Đak Rông, tỉnh Quảng Trị với những địa điểm du lịch cộng đồng các tỉnh thành khác ở nước ta, những người làm quản lý khẳng định rằng, nơi này hội tụ nhiều điểm mạnh. Bởi vậy, cách đây mấy năm, dự án phát triển du lịch tiểu vùng sông Mê Kông và địa phương đã đầu tư vào đây nhiều tỉ đồng xây dựng một số cơ sở hạ tầng nhất định, với mong muốn tạo một điểm nhấn về du lịch trên tuyến đường xuyên Á. Nhưng từ đó đến nay, du lịch cộng đồng Klu vẫn giậm chân tại chỗ.

Phục dựng nhà sàn cổ cho... muỗi ở

Khu du lịch cộng đồng Klu nằm ở bản Klu của xã Đak Rông, huyện Đak Rông - một huyện nghèo 30a của tỉnh Quảng Trị. Với vị trí và cảnh quan, Klu được những nhà quản lý ví là "mỏ vàng" đối với hoạt động du lịch. Đơn cử, Klu nằm ngay cạnh Quốc lộ 9 - là tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây; Klu ở ngã ba đầu tuyến đường mòn Hồ Chí Minh, cách Cửa khẩu Quốc tế La Lay 60km, cách Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo 30km; cùng với vị trí đắc địa, ở Klu có một suối nước nóng rất thích hợp để làm du lịch... Năm 2014, UBND huyện Đak Rông đã đầu tư xây dựng ở Klu các hạng mục đường đi bộ, hồ tắm nước nóng, hồ tắm nước lạnh. Trước đó, Dự án phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mê Kông tỉnh Quảng Trị đã đầu tư 9,6 tỉ đồng vào đây, biến nơi này thành khu du lịch cộng đồng.

Trước khi đến Klu, đọc đâu đó mấy dòng giới thiệu, đại ý rằng Klu là điểm dừng chân lý tưởng cho khách du lịch trong và ngoài nước, bởi ở đây có cơ sở hạ tầng được xây dựng quy mô, gồm hệ thống sân, bãi đổ xe, đường đi bộ, khu nhà nghỉ, nhà trung tâm trưng bày giới thiệu các sản phẩm truyền thống của đồng bào Vân Kiều, hồ tắm nước nóng... Những điểm này tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp, vừa hiện đại, vừa mang tính truyền thống của cộng đồng địa phương. Thế nhưng, lời giới thiệu chỉ là hoa mỹ, Klu bây giờ đúng là khác xưa ở những mảng bêtông hóa, còn du lịch thì quá xa vời.

Ấn tượng nhất ở Klu, phải kể đến 15 ngôi nhà sàn bản cổ (thuộc dự án Bảo tồn bản cổ bằng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa), được phục hồi nguyên bản, mang tính cổ xưa của đồng bào thiểu số Vân Kiều. Những ngôi nhà sàn với mái lá rất đẹp, được bố trí dọc theo các tuyến đường, ở dưới những tán cây và chủ nhà là đồng bào Vân Kiều mến khách, khiến không ít khách thích thú. Ông Hồ Ta Hưm (53 tuổi) - chủ nhân một ngôi nhà sàn phục dựng nguyên bản ở Klu kể, năm 2014 gia đình nhận được một phần hỗ trợ của Nhà nước, nên dựng nhà sàn này. Nhà được dựng xong, gia đình được mời đi tham quan du lịch cộng đồng ở các tỉnh ở miền Bắc để học hỏi cách làm, rồi được tập huấn nhiều lớp về cách đón khách, tạo sản phẩm đặc trưng... để làm du lịch ngay tại nhà. Từ lúc dựng xong nhà, học xong cách làm du lịch đến nay, ông Hưm đón được 2 đoàn khách. Đoàn đầu tiên 6 người, đoàn thứ 2 có 9 người, và sau nhiều tháng, nay có thêm... tôi nữa.

Hỏi chủ nhà, khách vào thì giới thiệu những gì, ông Hưm chỉ mấy sản phẩm đan bằng mây tre, là những vật dụng trong đời sống của đồng bào. "Ngó nghiêng xíu rồi họ đi, có khách nước ngoài lấy máy ra chụp ảnh. Rứa thôi" - ông Hưm, cười. Ngôi nhà sàn của ông Hưm không chỉ phục dựng nguyên bản mà còn to nhất, đẹp nhất bản Klu. Trước nhà, là dãy nhà sàn khác san sát nhau, phía sau là mảnh vườn, cây cối đủ thứ tùm lum, trong nhà, dù lau dọn sạch sẽ nhưng đông người, nên không được gọn gàng cho lắm. Dạo hết một vòng 15 nhà sàn được phục dựng ở Klu, có gia đình thì biết nghề nấu rượu cầu, có người thì dệt thổ cẩm... nhưng chỉ được nghe nói, chứ không được chiêm ngưỡng. Cuối đường bêtông, đi hết dãy nhà sàn là nhà trung tâm trưng bày được xây dựng khá khang trang. Nhưng nhìn lướt cái là hết nên chẳng mấy ai quan tâm, tìm đến suối nước nóng thì hoang tàn, các bể đã xuống cấp, chẳng đâu ra đâu...

Hơn 10 tỉ đồng đầu tư vào khu du lịch cộng đồng Klu, nhưng “tư duy” làm du lịch của người bản địa cùng kiểu đầu tư không đâu vào đâu khiến khu du lịch vắng bóng du khách. Ảnh: Hưng Thơ
Hơn 10 tỉ đồng đầu tư vào khu du lịch cộng đồng Klu, nhưng “tư duy” làm du lịch của người bản địa cùng kiểu đầu tư không đâu vào đâu khiến khu du lịch vắng bóng du khách. Ảnh: Hưng Thơ

Phương án khai thác... bằng miệng

Anh Hồ Hiền, trưởng thôn Klu nói, khi 15 nhà bản cổ cùng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được đầu tư xây dựng xong, các hộ gia đình đã bỏ tiền mua sắm chăn, nệm, màn để phục vụ du khách. Theo quy định, mỗi khách đến, ở lại qua đêm nhà nào, thì chủ nhà được phép thu 50 nghìn đồng/khách. Nhưng trưởng thôn Hiền lại phân vân, họ ở lại, thì đi vệ sinh ở mô, ăn uống ở mô?. "Thực tế cũng có vài khách lưu trú, nhưng chưa ai thu tiền, vì có làm được gì cho khách mô" - anh Hiền, cho hay. Vì chẳng mấy khách đến, các điều kiện không đảm bảo, và cũng chẳng ai tin sẽ có thu nhập từ du lịch, nên đồng bào ở Klu đều chăm chăm việc lên rẫy, kiếm miếng ăn.

Anh Hồ Văn Phương - Phó Trưởng phòng Văn hóa huyện Đak Rông cho biết, từ lúc được Nhà nước đầu tư, rồi giao cho địa phương quản lý, khu du lịch cộng đồng chưa phát huy được hiệu quả. Theo anh Phương, chưa hiệu quả ở đây vì nhiều lý do, đơn cử như việc trông chờ, ỷ lại của bà con: "Nhà bản cổ dựng lên rất đẹp, nhưng bà con không biết chăm lo vườn tược, vệ sinh xung quanh. Nghề đan lát, dệt mỹ nghệ đặc trưng ở đây thì không đẹp, đào tạo xong thì ai về nhà nấy, chẳng ai nhớ được gì... Nói chung là người làm du lịch ở đây chưa tạo được cảnh quan, bản sắc, hay ẩm thực, cũng như chưa hấp thụ, lưu giữ được gì để hấp dẫn, níu chân du khách" - anh Phương, băn khoăn.

Dưới góc nhìn của nhà quản lý, ông Nguyễn Tiến Lực - Phó phòng phụ trách Quản lý du lịch Sở VHTTDL tỉnh Quảng Trị và ông Nguyễn Đình Quảng - Phó Giám đốc Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Trị cùng chung quan điểm, rằng Klu hội tụ đủ các điều kiện để trở thành một khu du lịch cộng đồng hút khách. Nhưng với cách làm hiện tại, Klu đang bị lu mờ, và chưa thể gọi là một điểm du lịch cộng đồng được. Được biết, dự án ADB (Ngân hàng phát triển Châu Á) đã từng đầu tư ở Klu giai đoạn 1, nhưng tới đây dự án sẽ không tiếp tục đầu tư nữa, mà chuyển sang đầu tư cho Cửa Việt, Cửa Tùng. "Như vậy, Klu hiện tại chưa thể khai thác, vì cần đầu tư hơn nữa nhưng chưa có ai đầu tư vào" - ông Quảng, nhận định.

Tháng 5.2017, UBND huyện Đak Rông đã đưa ra phương án quản lý, vận hành, khai thác khu du lịch cộng đồng thôn Klu, với mục tiêu đặt ra mỗi năm đón được... 1.000 đến 1.500 lượt khách, trong đó 70% là khách có lưu trú. Tuy nhiên, biện pháp đưa ra ở đây, trước mắt chỉ là "đẩy mạnh công tác tuyên truyền", "quảng bá giá trị văn hóa và thiên nhiên", "nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch"... chứ chưa đặt ra được gì cụ thể. Và với những định hướng chung chung kiểu trước mắt và trước mắt như thế này, thì bao giờ Klu trở thành điểm du lịch cộng đồng, điều này cũng đồng nghĩa với việc, bao nhiêu tỉ đồng đã đầu tư vào đây trở nên lãng phí. 

Đầu tư vào du lịch mà làm khơi khơi, chỉ thêm lãng phí

Ông Trần Xuân Huy - Giám đốc Cty TNHH MTV Xây dựng và du lịch Đường 9 chia sẻ, đã từng đưa khách du lịch quốc tế lên Klu, nhưng khách không hài lòng, vì ở đây chưa có gì gọi là bản sắc. Còn với khách trong nước, trong tỉnh thì chưa có gì thu hút du khách cả. “Nhìn tổng thể, ở đây có rất nhiều tiềm năng, như các nhà sàn bản cổ, địa thế, thiên nhiên đẹp, cơ sở hạ tầng, đặc biệt nhất là suối nước nóng. Vì vậy, muốn khai thác được du lịch ở đây, cần đầu tư có trọng điểm chứ không thể làm khơi khơi như hiện nay, sẽ thêm lãng phí” - ông Huy, chia sẻ.

Hưng Thơ
TIN LIÊN QUAN

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Là con trưởng có nhất thiết phải về quê ăn Tết?

Hải Minh |

Nhiều người quan niệm, là trai trưởng trong nhà phải có trách nhiệm về quê ăn Tết cùng gia đình vào mỗi năm.

Không còn cảnh công nhân xếp hàng rút tiền ATM để về quê ăn Tết

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Tại khu vực các cây ATM cạnh Khu công nghiệp Thăng Long (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) sáng 15.1, không có cảnh công nhân xếp hàng dài để chờ rút tiền về quê ăn Tết.

Vì sao linh vật mèo ở Quảng Trị khiến người xem trầm trồ?

HƯNG THƠ |

Linh vật mèo vừa được đưa đến Quảng trường trung tâm huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã được nhiều người quan tâm vì giống mèo thật.