TPHCM và nỗi lo tăng thuế, phí

H.Trân - M.Quân |

Tại kỳ họp cuối năm 2017, HĐND TPHCM đã có nghị quyết chấp thuận tăng một số mức phí, lệ phí trên địa bàn TPHCM như: Tăng mức thu đăng ký thường trú - tạm trú, lệ phí cấp giấy phép xây dựng, tăng giá vào cửa ở các bảo tàng… Không dừng lại đó, thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM, trong năm 2018, thành phố cũng dự định bổ sung hoặc tăng các loại thuế, phí – lệ phí như: Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt ở một số mặt hàng rượu, bia, thuốc lá, thuế môi trường, tăng mức xử phạt giao thông…Với việc bổ sung hoặc tăng một số thuế, phí - lệ phí đã khiến dư luận không khỏi lo ngại về ảnh hưởng đến đời sống của người dân, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó làm mất dần lợi thế của thành phố?

TPHCM tăng một số loại phí, lệ phí

Đầu tiên phải kể đến là mức thu lệ phí đăng ký cư trú trên địa bàn. Theo đó, mức thu mới như sau: mức thu đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú là 10.000 đồng (quận), 5.000 đồng (huyện). Mức thu cấp mới, cấp lại, cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú cho hộ gia đình, cho cá nhân là 15.000 đồng (quận), 8.000 đồng (huyện). Mức thu điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú là 5.000 đồng (quận), 3.000 đồng (huyện). Mức thu gia hạn tạm trú là 10.000 đồng (quận), 5.000 đồng (huyện). UBND TP cho rằng, việc điều chỉnh mức thu là cần thiết và phù hợp quy định tại Luật Phí và Lệ phí; Nghị định 120 năm 2016 của Chính phủ và Thông tư 250 năm 2016 của Bộ Tài chính. So với mức thu cũ thì mức thu mới không tăng đáng kể là bao nhiêu.

Một loại lệ phí khác cũng được HĐND TPHCM thông qua, đó là chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn TP. Mức thu cũ theo Quyết định 52 năm 2016 của UBND TP: nhà ở riêng lẻ của nhân dân là 50.000 đồng/giấy phép; công trình khác là 100.000 đồng/giấy phép; gia hạn là 10.000 đồng/giấy phép. Tuy nhiên, UBND TP cho biết với mức thu cũ không thể bù đắp chi phí phục vụ công việc thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng. Do đó, UBND TP đề xuất mức lệ phí mới. Cụ thể nhà ở riêng lẻ của nhân dân là 75.000 đồng/giấy phép; công trình khác là 150.000 đồng/giấy phép; gia hạn, cấp lại, điều chỉnh là 15.000 đồng/giấy phép. So với mức cũ, mức thu mới này tăng 1,5 lần. Mức thu mới mà UBND TP đưa ra bằng với Hà Nội, Khánh Hòa, Phú Yên, Bến Tre, Hưng Yên, Tây Ninh, Cà Mau, Quảng Ngãi.

Bên cạnh đó, TPHCM cũng áp dụng tăng giá vé tham quan đối với nhiều bảo tàng trên địa bàn thành phố. Cụ thể: tăng phí tham quan đối với Bảo tàng Chứng tích chiến tranh lên 40.000 đồng/lượt/người; Bảo tàng TP, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Lịch sử tăng lên 30.000 đồng/lượt/người….So với mức phí cũ, mức phí mới tăng gấp 2-3 lần. Theo UBND TP, mức thu cũ được áp dụng từ năm 2005, so với mặt bằng giá cả đã quá lạc hậu và thấp hơn hầu hết các bảo tàng trong nước; đồng thời, chưa đúng với Thông tư 250 của Bộ Tài chính. Do đó, việc tăng phí tham quan bảo tàng sẽ được dùng toàn bộ số tiền phí thu được để lại cho các bảo tàng, phục vụ tái đầu tư, phát triển bảo tàng.

Đại biểu Cao Thanh Bình, Phó trưởng Ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP, cho biết: "Luật Phí và Lệ phí quy định những loại phí, lệ phí trên thuộc thẩm quyền HĐND quyết định nhưng cũng nêu rõ khung cụ thể, cho tăng theo khung nào. Tôi thấy khi UBND TP đề xuất tăng cũng đã rà soát các tỉnh - thành lân cận. Ngoài ra, cũng tham khảo ý kiến của MTTQ, các đoàn thể để xem xét tác động ảnh hưởng đến người dân" . Ông Bình nhận định các mức tăng trên là cơ bản phù hợp khi đã tính toán các yếu tố an sinh xã hội, đánh giá tác động đến đời sống người dân. Các trường hợp hộ nghèo, khó khăn đều có chính sách hỗ trợ. Đại biểu Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP cũng nhìn nhận khi UBND TP trình tăng phí, lệ phí cũng rất cân nhắc điều kiện của TP, điều kiện sống của người dân và đối tượng tác động. Bởi bấy lâu nay các khoản trong nguồn ngân sách và khoản thu của TP có thể chịu đựng được, bù lỗ. Tuy nhiên, với tình hình vật giá, sự phát triển ngày càng cao, đòi hỏi về chất lượng cũng phải tăng. Nếu không tăng thì không đủ tái đầu tư phát triển.

TPHCM đang nghiên cứu thu phí xe ô tô vào khu vực trung tâm - Ảnh: HUYỀN TRÂN
TPHCM đang nghiên cứu thu phí xe ô tô vào khu vực trung tâm - Ảnh: HUYỀN TRÂN

Nỗi lo tăng thêm các loại thuế, phí khác?

Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị 54 (Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển TPHCM), có hiệu lực từ ngày 15.1.2018. Mặc dù đến ngày 15.1.2018, Nghị quyết 54 mới có hiệu lực, tuy nhiên trong những cuộc họp bàn triển khai Nghị quyết 54 vừa qua, thành phố cũng dự định sẽ tăng thêm một số khoản thuế, phí, lệ phí. Theo đó, dự kiến giữa năm 2018, TPHCM sẽ tính toán tăng một số loại thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, thuốc lá, thuế môi trường và bổ sung một số loại phí để tăng nguồn thu ngân sách đi kèm với mục tiêu điều chỉnh hành vi người tiêu dùng.

Tại buổi làm việc triển khai thực hiện Nghị quyết 54 vào giữa tháng 12.2017 vừa qua, bà Phan Thị Thắng - Giám đốc Sở Tài chính TPHCM - cho biết đơn vị sẽ phối hợp với Cục Thuế TP để xây dựng nội dung về thu thuế tiêu thụ đặc biệt và bảo vệ môi trường. Theo bà Phan Thị Thắng, việc tăng phí, lệ phí có trong danh mục và xây dựng phí, lệ phí mới sở tính toán được nhưng để đánh giá tác động thì đòi hỏi phải có sự tham gia hỗ trợ của các nhà nghiên cứu, chuyên gia kinh tế. Ông Trần Ngọc Tâm - Cục trưởng Cục Thuế TPHCM cũng cho biết thêm, khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia, rượu hay thuế môi trường phải nghiên cứu kỹ và đánh giá tác động. “Mặt hàng sản xuất ở thành phố nhưng đi tiêu thụ ở khắp nơi, vậy cách thu thuế như thế nào cho tốt? Điều này ảnh hưởng đến việc thu thuế, nếu làm không khéo thì bị tản ra. Có khi hàng hóa chạy lòng vòng rồi về thành phố tiêu thụ. Nhờ các chuyên gia nghiên cứu kỹ, cái nào phức tạp thì xin phép trình đề án sau”, ông Tâm nói.

Trong khi đó, Tiến sĩ Trần Du Lịch lưu ý, khi đặt ra một phí mới thì phải nghiên cứu kỹ vì có tác động tích cực lẫn tiêu cực. Ông Trần Du Lịch cũng lo ngại khi tăng thuế đối với mặt hàng như bia, rượu phải cân nhắc vì không khéo thì doanh nghiệp sẽ nhập hàng về nơi khác. Bởi tăng thuế chưa chắc tăng thu, giảm thuế chưa chắc giảm thu. Phải nhìn tổng thể để xem tác động ngân sách ra sao.

Còn theo TS Huỳnh Thế Du (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright), các đề án triển khai cơ chế, chính sách đặc thù cho TPHCM phải giúp thành phố tăng năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư; đảm bảo thu ngân sách hiệu quả, công bằng; tạo động lực cho cán bộ để làm việc tốt cho thành phố. Do đó, thành phố thu thuế, phí làm sao phải đảm bảo hiệu quả, công bằng. Nếu làm không khéo thì thành phố sẽ mất nguồn thu vì thành phố trở thành “vùng cao” và các hoạt động kinh tế sẽ chạy sang địa phương khác. Phải tránh tình trạng tăng thuế mà thất thu vì đồng tiền có chân.

Ông Cao Thanh Bình - Phó Ban Kinh tế ngân sách HĐND TPHCM - cho rằng, về cơ chế đặc thù, các loại phí, lệ phí tăng, tỷ lệ điều tiết như thế nào thì thành phố sẽ điều tra xã hội học, nắm thật rõ về nhu cầu tình hình phát triển thành phố và tuyệt đối không để ảnh hưởng đến an sinh xã hội, nhất là những người dân khó khăn, đặc biệt những người dân cuộc sống chưa ổn định phải cân nhắc rất kỹ. Đối với một số loại phí như phí giao thông nội thành hay là một số loại phí đảm bảo hạ tầng giao thông thì thành phố cũng sẽ cân nhắc kỹ về các đối tượng, diện miễn giảm, tác động như thế nào để đảm bảo phát triển tốt nhất không ảnh hưởng đến người dân.

Theo ông Cao Thanh Bình, TPHCM phát triển năng động, là đầu tàu kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, TPHCM không khuyến khích tiêu thụ các mặt hàng như rượu, bia, thuốc lá và các doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường phải từng bước di dời ra khỏi địa bàn TP. Do đó, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt như thuế môi trường thì người dân sẽ đồng tình ủng hộ cao và nó cũng đảm bảo tiêu chí TPHCM là thành phố có chất lượng sống tốt.

Phải đánh giá tác động đến người dân, doanh nghiệp

Dưới góc độ nhà nghiên cứu kinh tế, TS Vũ Thành Tự Anh (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại TPHCM) cho rằng, trước khi triển khai thu thuế, tăng phí... thì ngoài tác động đến nguồn thu phải đánh giá tác động liên quan đến doanh nghiệp, người dân. Theo đó, TPHCM cần có bức tranh đầy đủ về thu, chi ngân sách để khi bấm nút thực hiện dự án nào đó thì thấy được bức tranh thay đổi như thế nào?. “Khi thực hiện cơ chế đặc thù thì phải tăng được “sinh khí mới” cho nền kinh tế địa phương. Giá trị gia tăng lớn nhất của nền kinh tế là từ doanh nghiệp. Do vậy, thành phố cần phải cân nhắc cẩn thận nếu không đẩy mặt bằng chi phí tăng lên, lúc đó có khi nền kinh tế thành phố không còn sức sống nữa. Đây là con dao 2 lưỡi. Nếu làm tốt thì tăng thu và đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp nhưng nếu làm không tốt thì xảy ra hiệu ứng ngược mà chúng ta không mong muốn”, TS Thành Tự Anh chia sẻ.

Theo Nghị quyết 54 thì TPHCM được thí điểm tăng mức thuế hoặc thuế suất đối với một số hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường. Mức tăng thuế hoặc thuế suất không quá 25% so với mức thuế hoặc thuế suất hiện hành; TPHCM được quyết định áp dụng trên địa bàn thành phố các phí, lệ phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí; được tăng mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí..

- Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - Chủ tịch HĐND TPHCM cho rằng, phí và lệ phí không phải ban hành để tăng nguồn thu, mà để điều chỉnh, quản lý đô thị phát triển nhanh, bền vững theo yêu cầu của thành phố là chủ yếu, đảm bảo thu hút đầu tư có chọn lọc, thu hút nguồn lực phát triển TP.

H.Trân - M.Quân
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sớm nghiên cứu nguồn kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu này nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.

Nam ca sĩ sưu tầm 120 lá cờ khi du lịch vòng quanh thế giới

Chí Long |

Nhân dịp đầu năm mới 2023, ca sĩ Đoan Trường chia sẻ về hành trình du lịch vòng quanh thế giới và sưu tầm 120 lá cờ từ các nước mà anh từng đi qua.

Tài chính thông minh: Kế hoạch chi tiêu để Tết không liêu xiêu

Nhóm PV |

Nếu thiếu kinh nghiệm, bạn rất dễ bội chi và cháy túi vì tiêu xài quá nhiều trong dịp Tết. Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) này, bà Nguyễn Thùy Chi - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ bật mí bí quyết để có thể cùng gia đình tiết kiệm mà vẫn đón Tết ấm áp và trọn vẹn.

Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn: Cục Quản lý thị trường HN lên tiếng

NHÓM PV |

Liên quan đến loạt bài phản ánh “Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn”, trao đổi với Lao Động, Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Trần Việt Hùng - thừa nhận: thực tế việc các đơn vị kinh doanh thực phẩm chỉ nhập một lượng nhỏ hàng hoá có hóa đơn, chứng từ rồi trà trộn thực phẩm bẩn sau đó bán ra thị trường là có tồn tại.

Thêm một giám đốc công ty đăng kiểm ở Bắc Giang bị bắt tạm giam

Vân Trường |

Công an tỉnh Bắc Giang vừa khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Mạnh Tuân, Giám đốc Công ty cổ phần đăng kiểm xe cơ giới Thái Nam.

Thân nhân 39 người Việt chết trong xe tải ở Anh có khả năng được bồi thường

Thanh Hà |

Tòa án Anh đã tịch thu tài sản của chủ công ty vận tải liên quan đến cái chết của 39 người Việt để bồi thường cho các gia đình nạn nhân.

Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm: Trước "cơn sóng thần", đau xót nhưng phải tháo gỡ làm lại

Khánh Hoà |

Lần đầu tiên sau khi hàng loạt trạm đăng kiểm cũng như lãnh đạo ngành này bị bắt để điều tra vì sai phạm, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Nguyễn Tô An đã có buổi trao đổi chia sẻ với báo chí về vụ việc mà ông ví là "cơn sóng thần" để lại hậu quả đau đớn, xoá đi bao nhiêu công sức của nhiều thế hệ đồng thời khiến người dân vất vả khi đi đăng kiểm.