PFLAG - chốn bình yên cho những đứa con “khác người”

Bạch Dương |

Họ cũng là những người cha, người mẹ như bao cha mẹ khác, chỉ duy nhất là con của họ không giống những người con bình thường, vì đó là những người con đồng tính, song tính, chuyển giới. PFLAG là tên viết tắt của “Parents, Families, and Friends of Lesbians and Gays” nghĩa là “Cha mẹ, người thân và bạn bè của người đồng tính”.

Tất cả đều là “bố”, “mẹ”

Bố Thắng, mẹ Ly, mẹ Nguyệt… không còn là cái tên xa lạ với cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính, chuyển giới). Mẹ Nguyệt – cô Cao Thị Minh Nguyệt là một người phụ nữ vô cùng đặc biệt. Cô có 3 người con đều là LGBT (một con gái là chuyển giới, một con trai đồng tính nam và một con dâu là song tính). Điều ngạc nhiên hơn cả, đó là cô chấp nhận con mình là LGBT như một lẽ thông thường, sẵn sàng đi hỏi vợ cho... con gái.

Nhận thấy cô con gái của mình ngay từ nhỏ đã mạnh mẽ, chỉ thích chơi những trò con trai, không thích mặc váy… cho đến khi cô bé lên cấp ba, cô Nguyệt bắt đầu thấy con mình khác hoàn toàn với giới tính sinh học lúc sinh ra. Bức bối trong cơ thể, khó chịu phải mặc chiếc áo dài hay váy, cô bé có phản ứng tiêu cực với bạn bè, thầy cô đến nỗi cô Nguyệt phải thường xuyên nhận những lời trách, phàn nàn từ phía nhà trường về việc “uốn nắn” con đến mức cô phải liên tục chuyển trường cho con.

Thời điểm đó, cô chỉ biết con mình “đặc biệt” chứ chưa có thông tin, kiến thức về LGBT và chấp nhận cái “đặc biệt” đó của con mình. Nỗi đau chồng nỗi đau khi con học xong trường sư phạm, khi đi xin việc, người ta nói con cô “không đủ đạo đức, tác phong đứng trên bục giảng”. Sau đó là những kỳ thị, thậm chí chửi bới từ phía gia đình những người con gái khác khi con gái cô bắt đầu biết yêu. Con cô rơi vào khủng hoảng trầm trọng sau những tổn thương đó. Đến lần thứ 3, khi biết con mình lại yêu, cô quyết định đến “hỏi” nhà gái trước và vỡ òa hạnh phúc khi được gia đình cô gái đồng ý.

Sau cô con gái là cậu con trai út cũng có những biểu hiện khác thường, luôn yếu đuối, thích chơi búp bê, có thời điểm như đứa trẻ tự kỷ vì bị bạn bè kỳ thị, không ai chơi cùng. Cô lo lắng dõi theo từng bước chân của con, cho đến khi con mở lòng chia sẻ, cô mới nói: “Dù con như thế nào cũng là do má đẻ ra chứ không phải lỗi do con”.

Còn bố Thắng – chú Nguyễn Quý Thắng không tránh khỏi hụt hẫng khi phát hiện ra người con trai út của mình là đồng tính. Sau những lần nói chuyện với con, chú hiểu rằng nếu không giang tay đón nhận, chú sẽ mất con.

Mẹ Ly – cô Đinh Yến Ly cũng đứng lên từ sau những vật vã khi biết con trai mình là gay. Chính cô cũng không biết tại sao có thể vượt qua được những năm tháng khắc nghiệt, không thể đối mặt với sự thật đứa con trai duy nhất là đồng tính, cho đến khi chính con cô là cầu nối dẫn cô đến những buổi hội thảo, tập huấn của Trung tâm ICS về LGBT. Và bây giờ, cô Ly đang là Chủ tịch hội PFLAG Việt Nam.

Chỗ dựa vững chắc cho những người con khác biệt

Đối với người thuộc cộng đồng LGBT, thuyết phục gia đình chấp nhận xu hướng tính dục của bản thân đã là chuyện khó, việc được phụ huynh đứng về một phía cùng đấu tranh với mình là nằm ngoài sức tưởng tượng.

Đó là lý do vì sao từ khi ra đời ngày 11.4.2011 đến nay, hội phụ huynh và người thân của LGBT Việt Nam (PFLAG) đã tạo được một sự  đổi mới trong nhận thức cũng như sự chung tay của người thân, làm chỗ dựa vững chắc cho cộng đồng LGBT gần như là khắp ba miền.

Cô Cao Thị Minh Nguyệt chia sẻ: “Các con tôi sống rất khổ sở với những lời chọc ghẹo và phân biệt. Chúng sống thui thủi không giao lưu, ít bạn bè. Lúc đó, tôi đau lòng lắm. Tôi nghĩ, tôi phải làm gì để bảo vệ con mình vì chúng không đáng để nhận cuộc sống mà xã hội có nhiều định kiến và không công bằng như thế...”.

Với hành trình “Hiểu về con”, từ năm 2014 đến nay, PFLAG đã đi hơn 13 tỉnh, thành để giải thích cho các phụ huynh có con là LGBT các vấn đề về giới, hôn nhân, cũng như cách nhìn nhận con em mình.

Những chuyến đi “lan toả yêu thương” thực sự không dễ dàng khi phải đối mặt với những người đã hằn sâu hình ảnh kỳ thị người đồng tính. Có những nơi hội trường trống không, chỉ có tiếng khóc nghẹn của các em khi người thân không chịu đến, nhưng những người cha, người mẹ này vẫn không nản. Như bố Tấn, một thành viên PFLAG nói trong chuyến “Hiểu về con” tại Quy Nhơn, tâm sự: “Có thể bố mẹ các con đến giờ chỉ mới là chấp nhận, nhưng hãy mời họ đến để hiểu và thừa nhận nó như một phần thân thuộc của các con”.  

Trên thế giới, lịch sử hình thành của PFLAG bắt đầu từ những năm 1970. Ý tưởng về PFLAG xuất phát từ năm 1972, khi bà Jeanne Manford đang xem chương trình tin tức trên TV và nhìn thấy hình ảnh con trai của bà bị ném xuống cầu thang cuốn trong một cuộc biểu tình của người đồng tính, trong khi cảnh sát New York gần đó thì chỉ đứng nhìn.
Đến nay, PFLAG đã có hơn 500 tổ chức khác nhau trên toàn thế giới. Cộng đồng PFLAG tại Việt Nam được chính thức ra mắt vào ngày 11.4.2011. Ba đại sứ của PFLAG Việt Nam gồm có Ngài Đại sứ Thụy Điển Staffan Herrström, Hoa hậu Việt Nam 2008 Trần Thùy Dung và nhà văn trẻ Ploy.

 

Bạch Dương
TIN LIÊN QUAN

Xót xa những góc khuất kỳ thị người đồng tính, chuyển giới

Bạch Dương |

Rất nhiều trường hợp đồng tính và chuyển giới đã rơi vào tình trạng hoang mang, chán nản khi bị cộng đồng quay lưng lại với mình. Không ít người đã tính đến những cách giải thoát tiêu cực như bỏ học, thậm chí tự tử.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Xót xa những góc khuất kỳ thị người đồng tính, chuyển giới

Bạch Dương |

Rất nhiều trường hợp đồng tính và chuyển giới đã rơi vào tình trạng hoang mang, chán nản khi bị cộng đồng quay lưng lại với mình. Không ít người đã tính đến những cách giải thoát tiêu cực như bỏ học, thậm chí tự tử.