Nông dân cần chúng tôi có mặt:

Nông sản chủ lực cho ĐBSCL: Mỗi tiểu vùng một kiểu

Hoàng Huy |

Từ đầu tháng 9.2016, Bộ NN&PTNT phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam bộ liên tiếp tiến hành hàng loạt các hội thảo với chủ đề “Liên kết, hợp tác sản xuất nông sản chủ lực tiểu vùng” thuộc các tỉnh ĐBSCL. Qua 3 cuộc hội thảo tại tiểu vùng bán đảo Cà Mau, tứ giác Long Xuyên, tiểu vùng ven sông Hậu, sông Tiền cho thấy, mỗi tiểu vùng lựa chọn sản phẩm chủ lực khác nhau.

Quẩn quanh cây lúa, con tôm

Dù các tiểu vùng trong vùng ĐBSCL có những thế mạnh khác nhau đối với các loại nông sản, nhưng thực tế hầu hết các địa phương đều chọn cây lúa để phát triển. Ngay như tiểu vùng bán đảo Cà Mau (gồm Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang) cũng chọn cây lúa, hạt gạo làm sản phẩm chủ lực dù lợi thế về sản xuất vận chuyển, công nghệ, tiêu thụ… thua xa các tiểu vùng khác.

Các tiểu vùng khác cũng ưu tiên lựa chọn cây lúa làm sản phẩm chủ lực trong nông nghiệp. Điều này dẫn đến sản lượng lương thực toàn vùng ĐBSCL tăng cao trong nhiều năm nay và hệ lụy của nó dẫn đến là tình trạng thiếu nước trong sản xuất và thoái hóa đất trồng lúa đã hiện diện trên từng thửa ruộng. Tiến sĩ Lương Quang Xê - Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam - cảnh báo: “Tình trạng thiếu nước ngọt và cả nước mặn cho trồng lúa và cả nuôi trồng thủy sản vào các năm tới sẽ tiếp tục xảy ra do hệ thống thủy lợi cho toàn vùng ĐBSCL chưa hoàn chỉnh, tiểu vùng bán đảo Cà Mau thiếu nước ngọt do ĐBSCL không còn mùa lũ. Chính vì vậy, cần phải quy hoạch lại thủy lợi một cách đồng bộ để phục vụ sản xuất đa dạng, nhiều mô hình”.

Trong khi đó, TS Nguyễn Trọng Uyên - Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp - Bộ NN&PTNT - cho biết, lúa là sản phẩm chủ yếu của vùng tứ giác Long Xuyên (TGLX), gồm An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ. Nông dân mỗi địa phương sử dụng từ 30-40 giống lúa và chưa chọn được giống đặc trưng cho từng vùng sản xuất khác nhau. Đây cũng chính là lý do chính khiến cho năng suất lúa có xu hướng giảm dần, nguồn nước tiêu tốn nhiều...

TS Uyên cũng đưa ra kết quả nghiên cứu là tiểu vùng bán đảo Cà Mau dù không có lợi thế nhưng vẫn phát triển cây ăn trái, các loại cây có múi, thậm chí trồng cả cây thanh long, trong khi đó các loại cây có khả năng và lợi thế lại chưa được chú ý đến như cây khóm (dứa), cây mía, cây chuối…

Các tỉnh đầu nguồn ĐBSCL như Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang chọn cây lúa là hướng đi đúng, phù hợp, nhưng các tỉnh khác cũng trồng, cũng có đề án phát triển mạnh trong đề án tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, nông dân của mình.

“Các tỉnh ven biển đều quy hoạch nuôi tôm nước lợ, nhưng sản phẩm tôm Việt chưa được đầu tư đúng mức từ nguyên liệu, con giống, công nghệ nuôi đến chế biến xuất khẩu”, Giám đốc Sở NN&PTNT Bạc Liêu Lương Ngọc Lân nhận định.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, thời gian qua, các tiểu vùng luôn độc canh cây lúa, ngành khác phát triển chưa tương xứng, phá vỡ quy hoạch làm lợi nhuận của người dân giảm. Vì vậy, việc liên kết phát triển giữa các địa phương là rất cần thiết, sẽ giúp giải quyết được an ninh về nguồn nước, có nhiều cơ hội kêu gọi đầu tư. Trong liên kết này, đảm bảo không có sự tranh chấp nguồn nước, thay đổi tập quán sản xuất của người dân...

Cần liên kết để lựa chọn ưu tiên phát triển

Trong khi đó, tiểu vùng ven sông Tiền, sông Hậu vốn được xem là thủ phủ của cây trái miền Tây cũng bị các tiểu vùng khác cạnh tranh cây trái một cách gay gắt. Các loại xoài, cam, quýt, sầu riêng, măng cụt vài năm nay không chỉ người Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre “độc quyền” nữa mà các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Trà Vinh cũng trồng được và phát triển.

PGS-TS Nguyễn Văn Sánh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL - nhận định: “Việc tăng diện tích sản xuất lúa đã làm tăng khí thải nhà kính, tiêu hao lượng nước khi nguồn tài nguyên này đang ngày càng hiếm. Vì vậy, không nên tăng diện tích nữa mà cần nghiên cứu giúp xem 1 kg lúa thu hoạch được tốn bao nhiêu nước, làm tăng phát thải nhà kính thế nào, từ đó có hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa hợp lý”.

Từng trực tiếp chỉ đạo thực hiện dự án canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính ở tiểu vùng tứ giác Long Xuyên, bà Trần Thu Hà - giám đốc dự án - cho rằng, tới đây, thay vì trồng lúa liên tục thì nên chuyển sang mô hình lúa - tôm, lúa - màu.

Trong khi đó, tại Đồng Tháp, tỉnh chọn 5 ngành hàng chủ lực tổ chức tái cơ cấu sản xuất gồm: Lúa gạo, hoa kiểng, xoài, cá tra và vịt. Lý do tỉnh này chọn 5 ngành hàng là vì hàng năm, Đồng Tháp có hơn 541.800 ha sản xuất lúa, sản lượng trên 3,31 triệu tấn/năm. Đối với cá tra, toàn tỉnh có hơn 2.000 ha, sản lượng hơn 378.000 tấn, xuất khẩu sang 130 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Phát triển cây trồng nhỏ lẻ, manh mún sẽ không xây dựng được thương hiệu nông sản 
Doanh nhân Lê Quốc Phong, Tổng GĐ Cty CP Phân bón Bình Điền. 

Sản xuất nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long thời gian vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trở thành vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm, luôn chiếm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn của cả nước, như lúa gạo, trái cây, thủy sản... Trong đó, lúa gạo chiếm tỉ trọng khá lớn, dù biết trồng lúa có nhiều rủi ro về thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, thị trường đầu ra và lợi nhuận không cao nhưng với người nông dân, trồng lúa vẫn là giải pháp an toàn nhất. Chỉ cần gieo sạ, bón phân, chăm sóc và thu hoạch, nếu bán không được giá thì trữ lại mà không sợ bị hư hại.

Ngoài trồng lúa, nhiều nông dân còn tranh thủ trồng thêm nhiều loại cây trồng khác một cách tự phát phòng khi lúa không bán được thì có nông sản khác dự phòng và không bị đói. Chính điều này đã phá vỡ tính đặc thù của các loại nông sản đặc trưng của từng địa phương, hình thành một thị trường sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, khó có thể xây dựng thương hiệu nông sản khi mà ở chỗ nào cũng trồng xoài, bưởi, cam, sầu riêng... Lúa thì canh tác lên trên 40 loại giống khác nhau, chưa có giống đặc trưng cho từng

vùng. Do đó, việc liên kết, hợp tác sản xuất nông sản chủ lực tiểu vùng ở các tỉnh ĐBSCL là một sự liên kết hết sức cần thiết và mang tính lâu dài. Vì từ đây, sẽ có điều kiện bố trí lại cơ cấu cây trồng và vụ mùa hợp lý giữa các tiểu vùng theo định hướng của thị trường, cùng nhau hợp tác để phát triển các loại nông sản đặc thù có chất lượng cao, giải quyết vấn đề ổn định đầu ra cho các loại nông sản giúp nó vươn xa ra thị trường quốc tế.

Điều quan trọng hơn cả là khi sự liên kết này hình thành thì bắt buộc phải hình thành việc xây dựng thương hiệu nông sản gắn liền với địa danh như chúng ta đã có nước mắm Phú Quốc, thanh long Bình Thuận, dừa Bến Tre, tiêu Cùa (Quảng Trị), xoài cát Hòa Lộc, cà phê Ban Mê Thuột... Khi thương hiệu nông sản được xây dựng trên cơ sở tiểu vùng hoặc vùng thì thương hiệu đó là tài sản của tất cả mọi thành phần tham gia trong chuỗi liên kết tạo ra trách nhiệm cộng sinh. Chính nó sẽ tạo sức sống và giá trị gia tăng cho nông sản.

Chỉ có liên kết, sản xuất nông nghiệp Việt Nam mới có cơ hội tái cấu trúc cây trồng vật nuôi một cách triệt để, hạn chế sản xuất nông nghiệp manh mún, tự phát và nông dân sản xuất các loại nông sản theo định hướng của sự liên kết và nhu cầu của thị trường. Chính điều này sẽ tăng sức mạnh nhằm cạnh tranh với nông sản các nước khác trên thị trường trong nước và thế giới. Để sự liên kết này thành công, các địa phương và nông dân rất cần những cơ chế và chính sách một cách cụ thể và kịp thời từ phía Nhà nước.

Lê Quốc Phong

 
Hoàng Huy
TIN LIÊN QUAN

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Đoàn tàu metro số 1 TPHCM chạy thử nghiệm với hệ thống bảo vệ tàu tự động

Phương Ngân |

TPHCM - Ngày 18.1, ông Nguyễn Quốc Hiển - Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị và chạy thử nghiệm 1 đoạn trên cao với hệ thống bảo vệ tàu tự động (ATP) của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe trên địa bàn Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội thông báo lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, nhiều trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội nghỉ Tết muộn để phục vụ người dân.

Mai vàng cổ 100 năm giá tiền tỉ đổ bộ chợ hoa Tết Quý Mão 2023 ở TPHCM

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Tại chợ hoa xuân Phú Mỹ Hưng (quận 7), nhiều cây mai vàng cổ được các nhà vườn bày bán tập trung tại khu vực lối đi chính khiến nhiều người phải trầm trồ. Đó là những cây mai vàng cổ cao 4-5 mét, đứng sừng sững giữa chợ hoa. Người bán cây cho biết có những cây có tuổi đời chừng 100 năm, giá bán có cây lên tới 4 tỉ đồng.

Vụ sập cửa hàng tiện lợi ở TPHCM: Xác định có một người tử vong

Thanh Chân |

TPHCM - Trong vụ sập cửa hàng tiện lợi trên đường Vĩnh Hội (Quận 4) xảy ra vào sáng 18.1, đến nay đã xác định có một trường hợp tử vong.