Người dân TPHCM còn bì bõm lội nước nhiều năm nữa

M.Quân - H.Trân |

Chỉ với 2 cơn mưa đầu mùa (vào chiều 7 và 8.5), với vũ lượng mưa vừa phải, nhưng đã làm hàng loạt tuyến đường trên địa bàn TPHCM biến thành sông, có những tuyến đường ngập gần cả nửa mét khiến nhiều xe ô tô, xe gắn máy chết máy phải cầu cứu xe cứu hộ. Qua tìm hiểu của PV thì trong năm 2018, TPHCM chỉ có một số dự án nhỏ lẻ mang tính giải quyết ngập cục bộ được hoàn thành, còn những dự án quy mô lớn nhằm giải quyết căn cơ ngập của thành phố phải đợi đến năm 2020 mới phát huy tác dụng. Do vậy, người dân TPHCM vẫn phải chịu cảnh bì bõm lội nước thêm  ít nhất vài năm nữa.

Năm 2018 chỉ giải quyết được một số điểm ngập cục bộ, nhỏ lẻ

Hai cơn mưa chiều ngày 7 và 8.5 có vũ lượng không quá lớn (khoảng 20-65mm, tùy khu vực), song nhiều tuyến đường bị ngập nặng như: Võ Văn Ngân, Tô Ngọc Vân  (Thủ Đức), Lã Xuân Oai, Lê Văn Việt (quận 9), Quốc Hương, Thảo Điền (quận 2), Nguyễn Xí, các con hẻm đường D1, D5 (Bình Thạnh)… Thậm chí, ngay cả tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh), nơi có siêu máy bơm chống ngập, một số đoạn vẫn ngập nửa xe gắn máy kéo dài gần cả tiếng đồng hồ.

Theo trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước TPHCM, để giải quyết tình trạng ngập nước do mưa, dự kiến trong năm 2018 sẽ hoàn thành các dự án giải quyết 7 điểm ngập. Cụ thể 7 điểm được giải quyết gồm: Khu Mễ Cốc 2, Lưu Hữu Phước 2, Lương Định Của, Tôn Thất Hiệp, Hồ Văn Tư, Trương Vĩnh Ký, An Dương Vương (từ Tân Hòa Đông đến Bà Hom). So với chỉ tiêu giai đoạn 2016 - 2020, đến hết năm 2018, thành phố sẽ giải quyết 22/37 tuyến đường. Còn lại các tuyến đường khác sẽ được giải quyết ngập từ 2019 đến sau 2020. Riêng đối với các điểm ngập nước do triều cường dâng cao, năm 2018 sẽ giải quyết 8/9 tuyến đường ngập so với chỉ tiêu giai đoạn 2016 - 2020, và đến năm 2020 sẽ hoàn thành giải quyết 9/9 tuyến đường ngập do triều.

Tuy nhiên, đáng nói những dự án giải quyết ngập trong năm 2018 mà Trung tâm chống ngập đề cập chỉ mang tính chất giải quyết cục bộ, chứ chưa thể giải quyết tổng thể ngập của thành phố. “Việc chống ngập tổng thể của thành phố hiện nay đang trông chờ chủ yếu vào các dự án quy mô lớn, và dự kiến phải đến 2019 hoặc sau 2020 thì những dự án này mới hoàn thành, phát huy tác dụng” – một cán bộ Trung tâm chống ngập cho biết. 

Hì hục đẩy xe chết máy qua đường ngập Nguyễn Hữu Cảnh trong cơn mưa chiều 7.5. Ảnh: Minh Quân
Hì hục đẩy xe chết máy qua đường ngập Nguyễn Hữu Cảnh trong cơn mưa chiều 7.5. Ảnh: Minh Quân
Trong khi đó, qua tìm hiểu của PV, tiến độ thực hiện của một số  dự án giải quyết ngập quy mô lớn hiện nay cũng gặp không ít khó khăn. Chẳng hạn như dự án giải quyết ngập do triều khu vực thành phố có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1, có tổng kinh phí hơn 9.926 tỷ đồng), dự kiến hoàn thành 6.2019. Mục tiêu của dự án này nhằm kiểm soát ngập do triều cường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570km2 với khoảng 6,5 triệu dân, thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TPHCM. Thế nhưng hiện nay, dự án  đang tạm dừng  thi công do gặp vướng mắc trong việc giải ngân vốn vay. Và nếu như vướng mắc này không sớm được tháo gỡ thì chắc chắn tiến độ sẽ chậm trễ hơn. 

Ngoài ra, Trung tâm chống ngập thành phố cho biết, hiện thành phố cũng chỉ đạo các các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng hai nhà máy xử lý nước thải và hệ thống cống bao, thu gom gồm nhà máy Bình Hưng giai đoạn 2 và nhà máy xử lý nước thải Tham Lương - Bến Cát; đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống cống thoát nước, cải tạo các tuyến kênh rạch đồng bộ với lưu vực dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1; tiếp tục kêu gọi các nguồn lực thay thế đối với các dự án thành phần thuộc dự án quản lý rủi ro ngập nước khu vực TPHCM…

Tránh ngập bằng smartphone

Trong khi chờ các dự án lớn hoàn thành mới có thể giảm ngập cho thành phố, mùa mưa năm nay, người dân vẫn phải chịu cảnh sống chung với ngập nước. Trong bối cảnh này, các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố triển khai các phần mềm giúp người dân sớm nắm bắt được các thông tin về ngập nước để chủ động xử lý và phòng tránh. Vừa qua,  Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TPHCM đưa ra ứng dụng UDI Maps cung cấp thông tin về triều cường và ngập úng tại TPHCM.  

Người dân được cập nhật thông tin và những cảnh báo khẩn cấp liên quan tới ngập lụt thông qua tin nhắn. Ảnh: Minh Quân
Người dân được cập nhật thông tin và những cảnh báo khẩn cấp liên quan tới ngập lụt thông qua tin nhắn. Ảnh: Minh Quân
Ông Bùi Văn Trường - Tưởng Phòng Quản lý vận hành hệ thống thoát nước mưa Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP HCM - cho biết, khi cài đặt ứng dụng UDI Maps trên điện thoại smartphone, người dân sẽ được cung cấp thông tin về tình hình mưa, triều cường và các điểm ngập đang diễn ra trên địa bàn thành phố; hỗ trợ thông tin để tìm các tuyến đường thay thế, tránh các vị trí ngập khi tham gia giao thông… Đặc biệt, sau khi cài đặt ứng dụng UDI Maps và đăng ký nhận thông tin cảnh báo, người dùng sẽ được cập nhật thông tin mới nhất và những cảnh báo khẩn cấp liên quan tới ngập lụt thông qua tin nhắn. “Thống kê cho thấy, sau gần 1 năm đưa ứng dụng này vào hoạt động, đã có hơn 50.000 lượt tải về và vào những thời điểm có sự biến đổi của thời tiết, có đến cả 100.000 lượt người truy cập để xem thông tin”-ông Trường nói.

Cũng theo ông Trường, người dân cũng có thể tham gia gửi thông tin, hình ảnh các vị trí ngập nước ghi nhận được khi tham gia giao thông qua ứng dụng. Các thông tin gửi về cho hệ thống giám sát tình hình ngập nước sẽ góp phần đa dạng hóa nguồn dữ liệu để công tác quản lý tốt hơn. Bên cạnh đó, những thông tin được cập nhật kịp thời và chi tiết giúp Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị đưa ra các giải pháp ứng cứu nhanh và phù hợp hơn với tình hình thực tế, góp phần giảm nhẹ thiệt hại khi xảy ra ngập.  

Ông Bùi Văn Trường cho biết, ứng dụng cảnh báo ngập được xây dựng trên cơ sở tích hợp các dữ liệu mà công ty ghi nhận và thu thập được qua các camera và chip cảm biến và trạm đo mưa tự động. Hiện, công ty có 10 trạm đo mưa tự động (Cầu Bông, Lý Thường Kiệt, Phan Văn Khỏe, An Lạc, Tân Quy Ðông, Quang Trung, Bình Hưng Hòa, Thanh Ða, Phước Long, Bình Chiểu); 6 trạm đo triều tự động (Rạch Lăng, Bình Triệu, Bình Lợi, Thanh Ða, Mễ Cốc, Phú Lâm). Công ty cũng đã lắp đặt 34 camera ở những điểm thường xuyên bị ngập nặng trên địa bàn TP như: đường Nguyễn Văn Quá (quận 12), Huỳnh Tấn Phát (quận 7), Lê Đức Thọ (quận Gò Vấp), Âu Cơ (quận Tân Bình), Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh)…

Đặc biệt, công ty đã gắn khoảng 42 chíp cảm biến đo độ xung ngập tại 42 điểm ngập. Về cơ chế hoạt động, chip cảm biến áp suất xử lý thông tin từ ống dẫn áp suất dẫn vào hố ga thoát nước, sau đó thông tin được truyền tải qua mạng 3G để đưa về máy chủ của công ty. Mọi dữ liệu được quản lý và giám sát qua hệ thống Scada. “Dữ liệu truyền tải về là cơ sở để công ty tổ chức ứng cứu khi xuất hiện ngập nặng, qua đó thông tin đến cộng đồng để giảm nhẹ thiệt hại do ngập gây ra. Ngoài ra, dữ liệu còn giúp đơn vị lưu trữ để làm cơ sở nghiên cứu các phương án chống ngập cho thành phố” - ông Trường phân tích.

M.Quân - H.Trân
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.