Những chiến sĩ an ninh, điệp báo tham gia cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968:

“Ngày đó, chúng tôi không sợ phải hy sinh...”

Minh Thi |

Vừa qua, tại TP Hồ Chí Minh diễn ra hội nghị gặp mặt hơn 300 nhân chứng lịch sử và thân nhân liệt sĩ Công an nhân dân tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Đồng đội, các nhân chứng gặp nhau bắt tay mừng mừng tủi tủi. 

Đặc biệt, có những anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và bà mẹ Việt Nam anh hùng cũng đến tham gia buổi gặp mặt. Có những người lính già tóc bạc trắng, trên ngực mang đầy huân chương, huy chương gặp nhau là kể về chiến trường xưa.

Tại đây, nhiều người nhắc đến những người đã hy sinh vì độc lập dân tộc trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Và kể lại những tấm gương anh hùng, dũng cảm. Bên cạnh đó, có những liên lạc viên năm nào tham gia chiến dịch lúc mới 14 tuổi, nay đã nghỉ hưu, vui vầy bên con cháu…

Sự kiện mang ý nghĩa chiến lược

Trong bầu không khí xúc động, 222 nhân chứng lịch sử đã có dịp hội ngộ, ôn lại những kỷ niệm hào hùng của một thời.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh: “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm Mậu Thân 1968 là một trong những sự kiện lịch sử quan trọng, có ý nghĩa chiến lược. Quân và dân ta đã tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam ở 4 thành phố lớn, 37 thị xã, 64 thị trấn, quận lỵ. Lần đầu tiên, ta đã chủ động tấn công, đưa chiến tranh vào các đô thị, thực hiện đòn đánh hiểm vào những nơi được coi là bất khả xâm phạm, “trung ương thần kinh”, tiêu diệt lực lượng quan trọng của quân địch, phá hủy nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh, phá vỡ hệ thống phòng thủ đô thị của địch trên quy mô toàn miền Nam, tạo bước phát triển đột biến trong cục diện chiến tranh”.

Theo Thượng tướng, sự kiện này không chỉ gây chấn động trên chiến trường miền Nam mà cho cả nước Mỹ, buộc chính quyền Mỹ phải chấm dứt cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc, chấp nhận đàm phán tại Hội nghị Paris… Qua đó đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu trong hoạch định đường lối và chỉ đạo chiến lược.

“Trong những chiến công đó, có sự đóng góp đặc biệt quan trọng của lực lượng công an nhân dân. Hơn 3.000 cán bộ chiến sĩ công an thuộc các lực lượng an ninh vũ trang, trinh sát vũ trang, điệp báo an ninh miền Nam đã cung cấp thông tin, giao liên mở đường, kết hợp với lực lượng tại chỗ tiến công vào các cơ quan đầu não, hệ thống giao thông, sân bay, kho tàng, trại giam… Hơn 2.000 cán bộ chiến sĩ và hàng trăm cơ sở của lực lượng an ninh đã hy sinh anh dũng, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ bị địch bắt, tù đày…”, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành khẳng định.

Theo thiếu tướng Phan Văn Lai, Anh hùng LLVTND, trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968, chiến trường Trị Thiên Huế đã được chọn là một trong 3 trọng điểm của chiến trường miền Nam. Đã từng tham gia nhiều chiến dịch, nhưng với ông, 26 ngày đêm chiếm giữ TP Huế trong cuộc TTC Mậu Thân 1968 mãi mãi là khoảng thời gian không thể nào quên được. “Những thành công, hạn chế, bài học kinh nghiệm trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 là kho tàng lý luận và thực tiễn của ngành Công an nhân dân. Cuộc gặp nhân chứng tiêu biểu hôm nay là sự tri ân của Đảng, của ngành công an với những chiến sĩ cán bộ CAND hai miền Nam-Bắc”, ông Lai chia sẻ.

Không sợ hy sinh xương máu

Bà Nguyễn Thị Gặp, huyện Mõ Cày, tỉnh Bến Tre, từng tham gia công tác giao liên của công an Bến Tre từ lúc 11 tuổi. Đến Xuân Mậu Thân 1968, bà được phân công truyền đạt ý kiến, xin chỉ thị từ lãnh đạo địa phương và nhận ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo bộ… “Tôi đã làm tròn nhiệm vụ được phân công. Lúc đó, tôi không hề sợ chết. Nhất là khi tôi được cô Nguyễn Thị Định giáo dục từ nhỏ, lại sinh ra trong gia đình truyền thống yêu nước, nuôi dưỡng cán bộ địa phương, nên rất vui khi tham gia công tác giao liên. Thời đó giặc kiểm soát gắt gao, chỉ những giao liên bé bé con nít (gọi là thiếu nhi) như tôi thì ít bị để ý. Tôi được kết nạp Đảng khi chưa đủ 18 tuổi”.

Theo ông Lê Việt Bình, nguyên thiếu tá Công an nhân dân TPHCM, năm Mậu Thân ông tham gia ở đơn vị trinh sát vũ trang nội đô của An ninh Sài Gòn Gia Định. “Nhiệm vụ của chúng tôi lúc đó là tiến vào Sài Gòn, bí mật diệt ác trừ gian, tức thủ tiêu những tên tai to mặt lớn gian ác, rồi bí mật chuẩn bị vũ khí để một nhóm khác đánh tòa đại sứ Mỹ. Trong cuộc tổng tấn công Mậu Thân, các lực lượng phối hợp đánh từ nhiều phía nhưng không cướp được chính quyền, nên sau đó, rất nhiều người của ta bị bắt, nhiều cơ sở bị tan hoang. Tiếng súng nổ trong Sài Gòn thưa dần. Một thời gian sau, chúng tôi tiếp tục vào nội đô để thực hiện việc diệt ác trừ tà, tạo nên những chiến công để chứng minh Việt Cộng vẫn ở lại trong lòng Sài Gòn”. Ông bị bắt sau khi ám sát Thủ tướng Trần Văn Hương thời bấy giờ không thành, và bị tù chung thân ở Côn Đảo 4 năm, sau đó giải phóng mới được trở về.

Bà Lương Thị Tâm, bộ phận điệp báo của tỉnh Tây Ninh, từng tham gia cuộc tổng tiến công Mậu Thân, nhớ lại: “Trước chủ trương phải bám vào thắt lưng địch mà đánh, tôi được phân công trong bộ phận trinh sát, bám vào dân, tìm hiểu tình hình để chuẩn bị bước tiến cho lực lượng vũ trang. Lúc sắp diễn ra trận đánh Mậu Thân, việc giữ bí mật là hết sức cần thiết, chính chúng tôi không biết mình sẽ tham gia ở cánh nào, mà chỉ biết đánh vào phía Tây. Tổn thất cũng có nhiều, vì phía địch rất đông. Tuy nhiên, nhớ lại, thời đó chúng tôi không ai sợ chết, chỉ sợ không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Và nói chung, đã tham gia chiến dịch thì chấp nhận hy sinh, sẵn sàng vì sự nghiệp thắng lợi của dân tộc”. Theo đồng đội của bà kể lại, bà Tâm từng vào ra sinh tử nhiều lần, không ít lần bị địch vây ráp, phục kích và phải mưu trí mới thoát được.

Khó có thể kể hết những tấm gương hy sinh của nhiều chiến sĩ an ninh, điệp báo trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968. Bà Tâm, bà Gặp, ông Bình là những nhân chứng may mắn còn sống, chỉ bị thương hoặc bị bắt giam, còn không biết bao nhiêu đồng đội của họ đã ngã xuống để giữ gìn độc lập cho ngày hôm nay. Chính vì thế, cho đến tận thời điểm này, nhìn nhận phân tích và đánh giá những bài học về chiến dịch Mậu Thân, gặp lại các nhân chứng lịch sử để tri ân và tôn vinh chiến công của họ là việc làm hết sức cần thiết, nhắc người ta nhớ lại giá trị xương máu của hòa bình có được ngày hôm nay.

Minh Thi
TIN LIÊN QUAN

Cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968 và bài học “căn cứ lòng dân”

MINH THI |

Tại TP.Hồ Chí Minh, Bộ Công an vừa phối hợp Thành ủy tổ chức hội thảo khoa học lịch sử “Vai trò của lực lượng công an nhân dân trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”.

Ôn lại kỳ tích của lực lượng công an trong cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968

M.T |

Ngày 16.12, tại TP HCM, Bộ Công an phối hợp Thành ủy TP HCM tổ chức hội thảo khoa học lịch sử “Vai trò của lực lượng công an nhân dân trong tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”.

Gặp mặt 300 nhân chứng lịch sử ngành công an trong cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968

M.T |

Ngày 15.12, Bộ Công an phối hợp với Thành ủy TP Hồ Chí Minh tổ chức buổi gặp mặt đại biểu nhân chứng lịch sử và thân nhân liệt sĩ Công an nhân dân nhân dịp kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Mời 6 bác sĩ bị đề nghị cấm cửa quay lại giải quyết cam kết hợp đồng

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Sở Y tế Bình Dương cho biết, sẽ mời 6 bác sĩ tự ý nghỉ việc quay về đơn vị cũ để giải quyết các vấn đề đã cam kết thực hiện hợp đồng.

Hư thực ồn ào Trấn Thành giành chỗ với khán giả, đòi bao cả rạp để riêng tư

ĐÔNG DU |

Trước thông tin một tài khoản mạng xã hội có tên N.V tố Trấn Thành có hành động không đẹp với khán giả tại rạp chiếu phim, đại diện phía rạp CGV đã lên tiếng.

Ông Trần Quốc Tuấn tiếp tục làm Trưởng ban thi đấu AFC

HOÀNG HUÊ |

Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) ông Trần Quốc Tuấn tiếp tục được Liên đoàn bóng đá Châu Á (AFC) giao trọng trách giữ vị trí Trưởng ban thi đấu AFC.

TP.Móng Cái dừng hoạt động cơ sở bị tố xét nghiệm COVID-19 nhập nhèm giá

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - UBND TP.Móng Cái sáng nay (3.3) cho biết, cơ sở dịch vụ y tế tại địa chỉ số 5, Lê Hữu Trác, phường Ka Long, TP.Móng Cái đã bị dừng mọi hoạt động liên quan đến các dịch vụ y tế. Cơ sở này trước đó bị tố có sự nhập nhèm tính giá xét nghiệm COVID-19

Khốn khổ khi đối diện xe độ đèn ban đêm

Quý An |

Độ đèn ôtô như một thứ "mốt", bất chấp các tiêu chuẩn chiếu sáng và nguy cơ không đủ tiêu chuẩn đăng kiểm.

Cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968 và bài học “căn cứ lòng dân”

MINH THI |

Tại TP.Hồ Chí Minh, Bộ Công an vừa phối hợp Thành ủy tổ chức hội thảo khoa học lịch sử “Vai trò của lực lượng công an nhân dân trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”.

Ôn lại kỳ tích của lực lượng công an trong cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968

M.T |

Ngày 16.12, tại TP HCM, Bộ Công an phối hợp Thành ủy TP HCM tổ chức hội thảo khoa học lịch sử “Vai trò của lực lượng công an nhân dân trong tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”.

Gặp mặt 300 nhân chứng lịch sử ngành công an trong cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968

M.T |

Ngày 15.12, Bộ Công an phối hợp với Thành ủy TP Hồ Chí Minh tổ chức buổi gặp mặt đại biểu nhân chứng lịch sử và thân nhân liệt sĩ Công an nhân dân nhân dịp kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.