Kiến nghị dẹp bến xe trá hình Thành Bưởi để xây trường học

Phùng Bắc |

Cty cổ phần Giày Sài Gòn, tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước từ năm 2004, sau đó được cổ phần hóa và hiện đã không còn vốn Nhà nước. Kế thừa từ doanh nghiệp Nhà nước trước khi cổ phần hóa, Cty cổ phần Giày Sài Gòn đang sử dụng hơn 10.000m2 đất tại số (419 Lê Hồng Phong, phường 2, quận 10, TP.HCM) theo Hợp đồng thuê đất với Nhà nước.

Thời hạn thuê đến năm 2020, mục đích sử dụng đất để làm văn phòng, nhà kho, nhà xưởng sản xuất giày, túi xách, tiền thuê đất được trả hàng năm. Tuy nhiên, thực tế khu đất được Nhà nước cho thuê này đã không được Cty cổ phần Giày Sài Gòn sử dụng đúng mục đích, mà cho thuê lại để làm bến xe khách trá hình.

Cổ phần hóa và sự... biến hóa công - tư

Cty cổ phần Giày Sài Gòn (gọi tắt là Cty Giày SG) đã cho Cty cổ phần TM Dược – Sâm Ngọc Linh thuê một phần làm kho chứa hàng, cho Cty TNHH Thành Bưởi thuê một phần nhà xưởng và gần 2.000m2 đất kinh doanh bãi xe, vận chuyển khách và hàng hóa. Sau khi được các cơ quan chức năng nhắc nhở thì Cty Giày SG chấm dứt các hợp đồng cho thuê và ký lại Hợp đồng Hợp tác kinh doanh để Cty Thành Bưởi tiếp tục sử dụng phần đất này đến tận năm 2021. Hợp đồng hợp tác kinh doanh này thực chất vẫn là cho thuê vì nội dung vẫn là Cty Thành Bưởi được sử dụng đất và trả tiền cho Cty Giày SG.

Pháp luật và Hợp đồng thuê đất giữa Nhà nước và Công ty Giày SG đã quy định, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý. Người sử dụng đất thuê có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích, không được chuyển nhượng, cho thuê lại, góp vốn bằng giá trị sử dụng đất. Việc Nhà nước cho Cty Giày SG thuê đất là để tiếp tục thực hiện các hoạt động sản xuất của Cty theo chức năng kinh doanh sau cổ phần hóa. Việc cổ phần hóa không phải là quá trình “hóa” đất của Nhà nước (tài sản công) thành đất của tư nhân. Thực tế, Cty Giày SG chỉ sử dụng một phần được Nhà nước cho thuê để làm văn phòng, kho chứa máy móc thiết bị, phần còn lại bị bỏ trống hoặc cho thuê trái phép.

Trong quá trình sử dụng đất, Cty Giày SG đã nhiều lần vi phạm như cải tạo, sửa chữa công trình không phép, cho thuê tài sản gắn liền với đất trái phép. Mục đích sử dụng đất từ khi cho Cty Giày SG là doanh nghiệp Nhà nước sử dụng để sản xuất, làm văn phòng nay sau khi cổ phần hóa đã được chuyển thành bãi xe của Cty Thành Bưởi.

Một phần khuôn viên Cty Giày Sài Gòn. 

Cần dẹp bến xe trá hình để xây trường học

Không chỉ vi phạm về việc sử dụng đất, Cty Thành Bưởi đã có các vi phạm khi tổ chức kinh doanh xe tại đây không theo quy hoạch, không được phép của cơ quan có thẩm quyền, không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy… Các vi phạm này gây mất an toàn cho dân cư xung quanh, gây cản trở giao thông, tạo sự bức xúc cho nhân dân trong khu vực. Các vi phạm của Cty Thành Bưởi rồi sẽ được các cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm minh để chấm dứt tình trạng xe dù, bến cóc, bến xe trá hình.

Nhưng vấn đề lớn nhất hiện nay là hơn 10.000 mét vuông đất của Cty Giày SG đang được sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, hoặc bỏ trống, không được khai thác để đem lại nguồn thu cho Nhà nước. Sử dụng đất của Nhà nước cho thuê kiếm lời, nhưng hiện nay Cty Giày SG vẫn đang trả tiền thuê cho Nhà nước theo đơn giá thuê từ năm 2007 (?). Tại sao các cơ quan quản lý Nhà nước chưa xử lý thu hồi đất của Cty Giày SG? Nếu ước tính theo giá thị trường 100 triệu đồng/m2 (đất mặt tiền), khi đấu giá khu đất này Nhà nước sẽ thu được cả 1.000 tỷ đồng.

Khi người dân bức xúc phản ánh bến xe hoạt động tại đây, UBND quận 10, TP.HCM đã tổ chức kiểm tra và phát hiện hàng loạt vi phạm của Cty TNHH Thành Bưởi, như giữ xe quá giá quy định. Cụ thể ngày 5.8.2016, Tổ kiểm tra liên ngành phát hiện Cty TNHH Thành Bưởi thu phí giữ xe gắn máy vượt quá giá quy định, đã ra quyết định xử phạt 3.000.000 đồng và đình chỉ 3 tháng (kể từ ngày 22.8.2016) hoạt động bãi giữ xe này. Chưa hết, qua kiểm tra, phát hiện vi phạm tại Cty Thành Bưởi, UBND quận 10 cũng đã xử phạt 4.500.000 đồng về lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy…

Vấn đề đặt ra là bến xe Thành Bưởi tại số 419 Lê Hồng Phong, phường 2, quận 10 có phải là bến xe trá khách trá hình? Theo ý kiến của Phòng Kinh tế, UBND quận 10, thì có thể củng cố việc chứng minh Cty TNHH Thành Bưởi kinh doanh bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ không theo quy hoạch của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dựa trên cơ sở pháp lý là căn cứ quy định tại Khoản 5, Điều 13 Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10.9.2014 của Chính phủ về kinh doanh vận tải bằng xe ôtô. Là đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong phương án kinh doanh của Cty Thành Bưởi, thì nơi đỗ xe là tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh. Nhưng hiện tại Cty TNHH Thành Bưởi làm bãi đỗ xe tại địa điểm số 419 Lê Hồng Phong, phường 2, quận 10 là không đúng với phương án kinh doanh. Chưa hết, bãi đỗ xe tại 419 Lê Hồng Phong, phường 2, quận 10 cũng chưa được quy hoạch của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Cũng theo ý kiến của các phòng chức năng UBND quận 10, thì tại địa điểm số 419 Lê Hồng Phong, phường 2, quận 10, Cty Thành Bưởi nhận đặt chỗ qua điện thoại và xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách, là vi phạm quy định Thông tư 63/2014/TT-BGTVT ngày 7.11.2014 của Bộ GTVT.

Theo văn bản mới đây gửi UBND TP.HCM (ngày 21.9.2016), Chủ tịch UBND quận 10, TP.HCM - Nguyễn Đức Trọng nêu quan điểm rằng: “Việc hình thành, kinh doanh bến xe, bãi xe trá hình tại địa chỉ 419 Lê Hồng Phong, phường 2, quận 10 (nơi dân cư tập trung đông đúc) là hành vi trái pháp luật, không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hệ thống bến xe, chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc tại khu vực và tạo bức xúc lớn trong cử tri, nhân dân khu vực và thành phố. Việc hoạt động vận tải hành khách khối lượng lớn, tập trung của Cty TNHH Thành Bưởi gây hệ lụy cho khu vực, đó là ách tắc giao thông, phức tạp về an ninh trật tự, gây áp lực lớn về hạ tầng đô thị tại khu vực này và xung quanh các quận 3 và 5. Do đó UBND quận 10 không đồng ý việc hình thành, kinh doanh bến xe, bãi đỗ xe trá hình tại khu vực này”.

Qua kiểm tra thực tế, UBND quận 10 đã kiến nghị lên UBND TP.HCM để xử lý việc Cty Giày SG sử dụng đất tại số 419 Lê Hồng Phong, phường 2, quận 10 đã để xảy ra nhiều vi phạm. Cty Giày SG ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Cty Thành Bưởi để cùng khai thác và sử dụng văn phòng, nhà xưởng để kinh doanh phương tiện vận tải tại số 419 Lê Hồng Phong, phường 2, quận 10 là sai với quy hoạch được duyệt.

UBND quận 10 kiến nghị UBND TP.HCM chấm dứt cho thuê đất, thu hồi diện tích đất khoảng 10.936m2 tại số 419 Lê Hồng Phong, phường 2, quận 10. Trong đó, trước mắt thu hồi và bàn giao 4.500m2 khu vực liên quan đến hoạt động bến xe trá hình của Thành Bưởi, giao đất cho UBND quận 10 để xây dựng trường học, vì hiện nay cụm liên phường 1, 2, 3, 9, 10 và 11, quận 10 không có trường trung học cơ sở.

Phùng Bắc
TIN LIÊN QUAN

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

“Người vận chuyển” những chuyến xe miễn phí đón công nhân về quê ăn Tết

Trần Tuấn |

Để việc đón công nhân về quê ăn Tết diễn ra thuận tiện nhất, lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đưa xe đến khu công nghiệp Thăng Long từ tối hôm trước và ngủ qua đêm chờ công nhân tới.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.