Đội bảo vệ tổ dân phố “tóc dài”

NGUYỄN TRI |

Gần 3 năm nay, tình hình an ninh trật tự tại chung cư dành cho phụ nữ đơn thân (khu Hòa Phú 5, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) luôn được đảm bảo bởi một tổ bảo vệ dân phố (BVDP) đặc biệt, 100% thành viên đều là nữ. Tuy là phận chân yếu, tay mềm, nhưng các chị đã chứng minh mình không hề thua kém các đồng nghiệp nam trong công việc đầy nguy hiểm này.

Chập choạng tối, sau khi bữa cơm tối, các chị em trong tổ bảo vệ dân phố khu Hòa Phú 5 (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) lại háo hức gọi nhau tập hợp để bắt đầu ca trực.  

Nghiệp “vác tù và hàng tổng”

Được thành lập từ năm 2015, tổ BVDP phường Hòa Minh có 7 chị em tham gia. Địa bàn phụ trách của các chị là khu Hòa Phú 5, đây cũng là nơi sinh sống của 144 hộ phụ nữ đơn thân khó khăn được thành phố Đà Nẵng cấp nhà ở tại các khu chung cư liền kề. Chính vì làm việc ở khu chung cư “không chồng”, dễ phát sinh nhiều vấn đề khi lực lượng BVDP nam đến kiểm tra, nên tổ bảo vệ dân phố nữ ra đời.

Khi các gia đình đã lên đèn, tổ BVDP “tóc dài” lại bắt đầu công việc của mình. Nhiệm vụ của tổ là tuần tra các con đường trong khu vực phụ trách, để đảm bảo tình hình an ninh trật tự, nhanh chóng giải quyết các vấn đề phát sinh.

Tham gia từ những ngày đầu, chị Phạm Thị Thu Hà (Tổ trưởng) cho biết, đa số chị em tham gia xuất phát từ tinh thần tự nguyện. Làm công việc này, các chị không nhận một đồng trợ cấp, tiền xăng xe, tiền nước uống khi đi làm nhiệm vụ đều do các chị tự bỏ tiền túi mình ra.

“Ban đầu, chồng không cho đi vì ghen, vì công việc nguy hiểm, rồi bỏ con không ai chăm sóc, lo chuyện bao đồng trong khi bản thân không được một chút lợi ích gì. Nhưng dần dần, khi anh thấy việc này có ích, mang lại sự bình yên cho khu chung cư thì anh ấy cũng dịu lại, chăm con buổi tối để mình yên tâm tham gia”- chị Hà tươi cười nói.

Cũng theo chị Hà, khi phụ nữ đi tuần tra tất nhiên sẽ có những vất vả hơn nam giới, nhưng cũng có nhiều lợi thế. “Có những vụ, chúng tôi đi theo các anh dân phòng nam đến bắt gái mại dâm, nhưng lúc này tất cả các đối tượng đều là nữ và không mang áo quần, lúc này mấy anh nam rất khó làm việc. Thấy vậy, những thành viên trong tổ liền lao vào làm việc trước, thu thập thông tin rồi sau đó hỗ trợ đưa họ về đồn”- chị Hà kể.

Còn những chuyện vợ chồng cãi cọ, ném bát ném đũa, đánh nhau thì các chị em trong tổ cũng gặp khá thường xuyên. “Những trường hợp này, mình là phụ nữ, tế nhị hơn, nhẹ nhàng khuyên nhủ mỗi bên, nên mọi việc thường được giải quyết êm xuôi. Mấy việc này gặp các anh, thường thì tặc lưỡi bỏ đi phần vì ngại, phần vì nghĩ chuyện nhà của họ”- chị Hà kể thêm.

Làm công việc này, các chị em trong tổ đều phải san sẻ thời gian, vừa lo tốt việc nhà, vừa làm tròn việc trong tổ. Có nhiều đêm, các chị trực từ 7h đêm tới tận 3h sáng, thức suốt đêm để đảm bảo công việc. “Nhiều khi đi tuần tra chung với công an khu vực, đến lúc về giữa đường thì hết xăng. Đêm hôm kiếm mô ra chỗ đổ xăng, rứa là mấy chị em rủ nhau dắt bộ hơn 3km để về nhà. Tuy thở không ra hơi, nhưng vui”- chị Hà vui vẻ nhớ lại.

Điều đáng nói, tất cả các thành viên của tổ BVDP đều là những chị em phụ nữ lao động phổ thông, công việc khá vất vả, người buôn bán, người đi làm thuê, người phải đi làm phụ hồ để kiếm tiền để nuôi con ăn học... Tuy nhiên, các chị vẫn dành quãng thời gian rảnh rỗi buổi tối để đi “vác tù và hàng tổng” với mong muốn góp phần giữ bình yên cho nơi mình sinh sống.

Đảm việc nhà, giỏi việc nước

Trong số các chị em tham gia tổ BVDP, có 3 chị là phụ nữ đơn thân, chị Nguyễn Thị Vân (48 tuổi, sống tại khu nhà B) là một trong số đó. Chị làm giúp việc trong nhà hàng tại đường Lê Lợi từ 8h sáng đến 12h khuya, để kiếm tiền nuôi mẹ già và 1 người con đang tuổi ăn học. Những ngày được nghỉ làm, chị đều tranh thủ thời gian tham gia đi tuần với tổ BVDP, hoặc mỗi khi tổ có việc đột xuất, nếu được huy động thì chị đều cố gắng có mặt.

“Dù công việc nguy hiểm lại không có chế độ, gia đình cũng còn nhiều khốn khó, thế nhưng, khi đi tuần với các chị em thì mọi lo toan cho cuộc sống được gác sáng một bên. Công việc này giúp tui được đi đây đi đó, biết thêm nhiều thứ, chứng kiến nhiều hoàn cảnh gia đình còn khó khăn hơn cả mình. Chừ mà không được tham gia thì lại khó chịu, chân tay lại ngứa ngáy lắm”- chị Vân tâm sự.

Chị Vân kể thêm, chồng mất gần 10 năm nay. Tuy cuộc sống khốn khó, nhưng các chị vẫn nhiệt tình tham gia công việc chung, dành chút thời gian nghỉ ngơi ít ỏi của mình để tham gia tổ BVDP để góp sức bảo vệ bình yên cho chung cư “không chồng”. “Khu này toàn phụ nữ lẻ bóng, mấy chị em đùm bọc nhau sống, nhà ai có chuyện gì thì mọi người đều đến giúp. Cuộc sống có khó khăn thì chị em đều chia sẻ với nhau. Khi tham gia vào tổ, tôi chỉ có một mong ước là giữ gìn an ninh trật tự trong khu, để mọi người có giấc ngủ ngon”- chị Vân chia sẻ.

Cũng là thành viên tích cực của tổ BVDP, chị Ngô Thị Thùy Dương (sống tại căn hộ trong khu E) cho biết, gia đình chị chuyển về chung cư này từ năm 2014. Nuôi con nhỏ ăn học, chị phải làm phụ hồ để kiếm tiền trang trải nhưng cuộc sống vẫn thiếu thốn trăm bề.
“Lúc mấy mẹ con dắt nhau về đây, trong tay tôi không có lấy một thứ tài sản gì, kể cả bộ bàn ghế, bữa đói bữa no, rồi phải trốn nợ. Rồi qua năm tháng, tôi cũng trả được một khoảng nợ nần, sắm sữa được tivi, tủ lạnh, rồi cho các con ăn học đàng hoàng”- chị Dương bộc bạch.

Tuy cuộc sống của những người phụ nữ “không chồng” còn lam lũ, khó khăn, phải bươn chải đủ mọi công việc để kiếm tiền nuôi con. Nhưng trong ánh mắt của các chị luôn tràn đầy hy vọng về cuộc sống đủ đầy, và luôn chờ một cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Theo ông Phạm Trung Khảm (Bí thư Chi bộ khu Hòa Phú 5A), những chị em ở khu này đều có số phận hẩm hiu, nghèo khó, bệnh tật, những người lầm lỡ làm mẹ đơn thân. Cuộc sống thường ngày của họ gắn với công việc lao động chân tay, thu nhập rất bấp bênh. Đến cuối năm 2011, khu chung cư 5 tầng, với 4 khu nhà (ABCD) được xây dựng xong, theo chủ trương của thành phố, họ được chuyển về đây sinh sống. Từ đó mới có tổ BVDP toàn nữ. “Tuy cuộc sống của họ còn rất nhiều khốn khó, nhưng họ vẫn nhiệt tình tham gia các công việc chung. Đặc biệt, tổ BVDP “đặc biệt” của khu chung cư “không chồng” luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần giữ an ninh trật tự của khu vực”- ông Khảm nói.

NGUYỄN TRI
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.