Cuộc cách mạng 4.0 và nguy cơ người lao động mất việc làm

Lê An Nhiên |

Làm gì để đối phó với cách mạng công nghiệp 4.0? Chúng ta có đoán và dự báo được, có thấy được cách mạng công nghiệp 4.0 không? Người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) sẽ làm gì khi máy móc sẽ thay đổi con người? Và cách mạng công nghiệp 4.0 đã đến chưa?.

Hiểu để không bị động

Tại hội thảo về công tác tuyên giáo do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức mới đây ở TPHCM, các đại biểu đã dành rất nhiều thời gian để thảo luận về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. TS Dương Thị Thuỳ Vân - Giám đốc Trung tâm công nghệ thông tin ứng dụng (Trường Đại Học Tôn Đức Thắng) cho rằng, ngành dệt may, da giày, điện tử vốn là những ngành thâm dụng lao động ở Việt Nam sẽ chịu nguy cơ cao trước cuộc cách mạng 4.0. Về nguy cơ mất việc làm, bà Vân cho rằng, cạnh tranh giá rẻ không còn lợi thế; quá trình thay thế con người bằng máy móc đang diễn ra. Tốc độ diễn ra tùy thuộc vào so sánh giữa giá thành máy móc và giá thành sử dụng nhân công. Hãng Adidas vừa công bố đã sản xuất thành công 500 sản phẩm bằng công nghệ tự động hóa hoàn toàn.

Báo cáo mới đây của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cung cấp số liệu đáng lo ngại khi mà hơn 2/3 trong số 9,2 triệu lao động ngành dệt may và da giày tại Đông Nam Á đang bị đe dọa bởi sự bùng nổ nhanh chóng của ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành này. Cụ thể, khoảng 86% lao động của Việt Nam, 88% lao động của Campuchia và 64% lao động của Indonesia trong ngành may mặc, da giày sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng tự động hóa, công nghiệp hóa trong nhành. Ngành dệt may có thể sẽ hoàn toàn tự động hóa (từ khâu tự động quét cơ thể người để lấy số đo, cho đến sản phẩm cuối cùng), ngành lắp ráp ô tô cũng sẽ hoàn toàn tự động.

Bên cạnh đó, TS Vân cảnh báo nguy cơ nhà máy dệt may quay ngược về nước nhập khẩu: Thứ nhất, trước đây các nước Mỹ, Anh có ngành dệt may phát triển, nhưng vì thiếu hụt lao động nên đã dịch chuyển thuê nhân công sang Canada, Mexico, từ đó sang Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia như Việt Nam – những nơi có lực lượng lao động thủ công giá rẻ dồi dào. Nhưng với công nghệ rô – bốt trong cuộc cách mạng lần thứ 4 này, nhiều nhà máy dệt may trước đây đặt ở Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ có thể quay ngược lại đặt ở Mỹ, bởi lẽ nước Mỹ sẽ không còn cần đến lao động thủ công giá rẻ nữa vì họ đã bắt đầu sử dụng rất nhiều rô-bốt. Thứ hai, các Tập đoàn sẽ muốn đưa sản xuất về gần với khách hàng để có thể phản ứng nhanh hơn với thay đổi nhu cầu chứ không phải vì giá nhân công các nước xuất khẩu tăng lên.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đến chưa? Công nhân (CN) sẽ đối mặt với nó như thế nào? Tổ chức CĐ có vai trò gì trong cuộc cách mạng 4.0 này? – Trả lời các câu hỏi của đại biểu, ông Trần Duy Phương – Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam, dẫn lại câu chuyện của Cty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã dùng 1.000 tay máy thay cho NLĐ. Hoặc ở Tập đoàn Dệt May VN, họ đã tính toán, nếu sử dụng máy móc, họ chỉ tiêu tốn chi phí 18 tỷ đồng/năm, còn sử dụng NLĐ, họ bỏ chi phí hơn 20 tỷ đồng/năm cho các công đoạn y như vậy. Dù đơn vị này có hoạt động CĐ tốt, có chính sách tốt cho NLĐ, yêu thương CN nhưng là chủ DN, họ phải tính để DN họ có lợi nhất. Chưa kể, khi sử dụng máy móc, họ sẽ hạn chế nhiều vấn đề liên quan đến tiền lương, BHXH, tranh chấp…

Ví dụ thứ hai được ông Duy Phương đưa ra là một cuộc tranh chấp tập thể vừa xảy ra ở Hà Nội có số lượng người tham gia hơn 3.000 người mà nguyên nhân khởi phát từ một đoạn clip ngắn của một nữ CN lan truyền trên mạng xã hội. Nữ CN cho rằng mình bị đối xử tệ, quay clip đưa lên mạng xã hội, kêu gọi anh chị em CN ngừng việc phản đối. Hoặc anh chị em công nhân lập ra các nhóm công nhân tại các địa phương, bán hàng trên mạng, live tream (trực tiếp) tiếp thị các sản phẩm, kêu gọi anh chị em đồng nghiệp like (thích) hoặc share (chia sẻ) các bài viết của mình để ủng hộ trường hợp nào đó cần cộng đồng cứu giúp. Họ kêu gọi đúng đối tượng, thấy kết quả ngay mà không cần phải nhờ đến các kênh truyền thống khác…

“Đấy là công nghệ, là máy móc thay đổi con người, là một phần biểu hiện của cách mạng 4.0, chẳng còn ở đâu xa nữa. Nếu chúng ta không chủ động, không có những giải pháp để thích ứng, chúng ta sẽ không thể nào trở tay kịp” – ông Trần Duy Phương nói.

Học để làm bạn với máy móc

TS Dương Thị Thuỳ Vân phân tích, cách mạng 4.0 sẽ đem đến nhiều thách thức. Cụ thể, thay đổi loại hình việc làm: Việc sử dụng công nghê và tri thức. NLĐ có thể phải chuyển đổi nghề nghiệp, có thể sẽ không diễn ra mất việc hàng loạt nhưng sẽ có sự thay đổi từ từ. Vì vậy, trong tương lai gần, có thể NLĐ sẽ không cảm nhận được điều này nhưng khi giá thành máy móc rẻ, sự thay đổi sẽ diễn ra rất nhanh, có thể sẽ làm cho NLĐ không thích ứng được và sẽ thất nghiệp.

Nếu không có định hướng nghề nghiệp cho NLĐ để đào tạo kiến thức, chuẩn bị cho Cách mạng 4.0, thời cơ vàng của cơ cấu dân số trẻ có thể bị bỏ lỡ. Việt nam có dấu hiệu già hóa dân số, dự kiến đến năm 2030, tỷ lệ người già đã chạm ngưỡng 10%. Từ đó dẫn đến 3 thách thức lớn của Việt Nam: Nguy cơ chưa giàu đã già; Tình trạng phụ thuộc vào đầu tư nước ngài hiện nay làm cho Việt Nam không chuyển giao được công nghệ, không áp dụng được công nghệ và sẽ làm Việt Nam tụt hậu trong cách mạng 4.0

“Cách mạng 4.0 hiện đang diễn ra. Tuy nhiên, Việt Nam chưa định hình được những việc làm mới nên khó khăn cho đào tạo nghề đối với NLĐ. Bên cạnh các việc Chính phủ đã làm như đầu tư cơ sở hạ tầng công nghiệp, khuyến khích tư duy sáng tạo và khởi nghiệp, nghiên cứu khoa học công nghệ… Quan trọng là Chính phủ cần có chính sách ngành để thu hút và khuyến khích DN, NLĐ tham gia. Nếu chính sách ngành như hiện nay là tập trung và khâu kỹ năng thấp, việc làm giản đơn, giá trị gia tăng thấp trong cá ngành dệt may, da giày, điện tử… sẽ bị nguy cơ thay thế bằng rô-bốt cao. Việt Nam cần đa dạng hóa ngành nghề, khuyến khích đầu tư và phát triển các ngành kỹ năng cao, giá trị gia tăng cao để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. CĐ Việt Nam cần nâng cao nhận thức cho NLĐ về thách thức của Cách mạng 4.0 đối với NLĐ, tham gia với Chính phủ để xây dựng chính sách ngành và định hướng cho NLĐ về nghề nghiệp trong tương lai” – TS Vân nói.

Một đại biểu đặt câu hỏi: “Nói như vậy, NLĐ phải tiếp tục học, nâng cao trình độ để không bị thua máy móc nhưng thực tế thì nhiều người học xong thất nghiệp, xã hội thì than vãn “thừa thầy thiếu thợ”, vậy chúng tôi tuyên truyền như thế nào cho NLĐ đây?”. TS Dương Thị Thuỳ Vân cho rằng, việc học tập nâng cao trình độ của NLĐ không phải là học ra để làm thầy. Vì thực tế, có những công việc tưởng như trình độ cao cũng sẽ bị rô-bốt thay thế. Ở đây, NLĐ học là để giao tiếp, điều khiển máy móc để mình không đứng ngoài thị trường lao động. 

Lê An Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Chú trọng đào tạo nghề mới đáp ứng cách mạng công nghiệp 4.0

VIỆT LÂM - TẤT THẢO |

Sáng 28.6, tại Văn phòng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi làm việc giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN để đánh giá kết quả thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐVN năm 2016 - 2017, trọng tâm phối hợp công tác năm 2017 - 2018.

Cách mạng 4.0: Phóng viên người sẽ làm việc cùng phóng viên robot

Thẩm Hồng Thụy |

Khi xu thế Công nghiệp 4.0 (Industry 4.0) được khởi xướng và 5 năm sau nó bắt đầu chuyển biến khá mạnh mẽ như hiện nay, thì khởi điểm thay đổi - hay có nhiều người ví như một cuộc “lật đổ” - là trong sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế, từ Công nghiệp 4.0 đã nhanh chóng lan tỏa sang các ngành, lĩnh vực, tổ chức… để chuyển đổi sang nền kinh tế 4.0 mà ngành truyền thông - báo chí cũng không thể nằm ngoài cuộc.

Thách thức của các doanh nghiệp Start up trong cuộc Cách mạng 4.0

Văn Thắng - Thu Hoài - Nguyễn Hà |

Chúng ta đã chọn năm 2016 là năm khởi nghiệp quốc gia, từ thông điệp của Thủ tướng Chính phủ, chúng ta đã tạo nên một làn sóng khởi nghiệp. Tuy nhiên trong bối cảnh này, nhiều cơ hội cũng như thách thức của các doanh nghiệp Startup được đặt ra. Báo Lao Động có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Cường – Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam để làm rõ một số vấn đề liên quan.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Chú trọng đào tạo nghề mới đáp ứng cách mạng công nghiệp 4.0

VIỆT LÂM - TẤT THẢO |

Sáng 28.6, tại Văn phòng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi làm việc giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN để đánh giá kết quả thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐVN năm 2016 - 2017, trọng tâm phối hợp công tác năm 2017 - 2018.

Cách mạng 4.0: Phóng viên người sẽ làm việc cùng phóng viên robot

Thẩm Hồng Thụy |

Khi xu thế Công nghiệp 4.0 (Industry 4.0) được khởi xướng và 5 năm sau nó bắt đầu chuyển biến khá mạnh mẽ như hiện nay, thì khởi điểm thay đổi - hay có nhiều người ví như một cuộc “lật đổ” - là trong sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế, từ Công nghiệp 4.0 đã nhanh chóng lan tỏa sang các ngành, lĩnh vực, tổ chức… để chuyển đổi sang nền kinh tế 4.0 mà ngành truyền thông - báo chí cũng không thể nằm ngoài cuộc.

Thách thức của các doanh nghiệp Start up trong cuộc Cách mạng 4.0

Văn Thắng - Thu Hoài - Nguyễn Hà |

Chúng ta đã chọn năm 2016 là năm khởi nghiệp quốc gia, từ thông điệp của Thủ tướng Chính phủ, chúng ta đã tạo nên một làn sóng khởi nghiệp. Tuy nhiên trong bối cảnh này, nhiều cơ hội cũng như thách thức của các doanh nghiệp Startup được đặt ra. Báo Lao Động có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Cường – Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam để làm rõ một số vấn đề liên quan.