Công trình này được xây dựng “thần tốc” trong 6 ngày vào tháng 1.2016 dưới dạng “tự phát” với chi phí 30 triệu đồng, do một người đàn ông hỗ trợ. Bỏ tiền ra giúp dân xây cầu, nhưng người đàn ông chỉ tiết lộ tên “cúng cơm” của mình là Tèo, quê ở Sài Gòn. Vì vậy, đồng bào Vân Kiều ở thôn CuPua đặt tên cho công trình là “Cầu anh Tèo Sài Gòn”. Từ lúc có cây cầu này, 136 nhân khẩu người đồng bào thiểu số ở thôn CuPua thoát khỏi cảnh đánh đu trên sợi cáp hoen gỉ để qua sông và vận chuyển nông sản. Kinh phí xây dựng cầu ít, kỹ thuật do 2 kỹ sư đi cùng anh Tèo đảm nhiệm và 26 người đồng bào Vân Kiều tự nguyện đóng góp ngày công xây dựng, nên nhiều người lo ngại về chất lượng của cây cầu. Tuy nhiên, qua 2 trận mưa bão, cầu ngập chìm trong dòng nước lũ cuồn cuộn và hứng chịu vô vàn cây gỗ theo dòng nước từ thượng nguồn đổ về, nhưng cây cầu vẫn vững chãi. Hàng ngày, cây cầu vẫn nối đôi bờ, phục vụ cho nhu cầu đi lại, chuyên chở hàng quá nông sản cho đồng bào...
![]() |
Trước kia, học sinh và người dân ở thôn CuPua đi lại, vận chuyển nông sản phải đánh đu trên hai sợi cáp này để vượt sông Đak Rông, đây là con đường độc đạo duy nhất nối thôn CuPua với bên ngoài. |
![]() |
Được xây dựng dưới dạng tự phát, cây cầu bê tông cốt sắt có chiều rộng 2 mét, dài dưới 10 mét bị lo ngại về chất lượng. Bên cạnh đó, cứ mưa lớn là sông Đak Rông cuồn cuộn nước, dâng lên ngập cả cây cầu. |
![]() |
Thế nhưng, qua 2 trận mưa bão lớn, “Cầu anh Tèo Sài Gòn” của người dân thôn Cu Pua vẫn vững chãi. |