Bình Thuận: Chủ rừng “phớt lờ” chủ trương của tỉnh dẫn đến rừng tự nhiên bị phá

PHÙNG BẮC - NHẬT VY |

Hàng chục hecta cao su của một dự án tư nhân “mọc” trên đất rừng tự nhiên, kéo theo đó là hàng ngàn mét khối gỗ, củi bị khai thác trái phép xảy ra tại Tiểu khu 279, thôn 3, xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, đã gây bức xúc dư luận suốt thời gian dài.

Tỉnh chỉ đạo tạm dừng, nhưng chủ rừng vẫn bất chấp

Khu vực trồng cao su nói trên nằm trong “Đề án cải tạo rừng nghèo kiệt” vào năm 2009 của tỉnh Bình Thuận. Theo đó, khu vực rừng khộp được UBND tỉnh Bình Thuận cho phép cải tạo để trồng cao su và cây lâm nghiệp theo Quyết định số 2681 ngày 18.9.2009 do ông Huỳnh Tấn Thành, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh ký. Nội dung Đề án nêu, dù được phép cải tạo để trồng cây công nghiệp nhưng đơn vị chủ rừng (Cty TNHH MTV Lâm Nghiệp Bình Thuận), chỉ được phép tác động khi đã thực hiện đầy đủ thủ tục và được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo qui định. Đặc biệt, phải ưu tiên giải quyết nhu cầu lao động tại chỗ, đảm bảo quỹ đất cho sản xuất, ổn định về dân sinh, kinh tế, xã hội cho địa phương trước khi xem xét giải quyết cho các nhà đầu tư khác.

Tuy nhiên, 2 năm sau đó, nhằm thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận đã ra văn bản số 4419 ngày 19.9.2011, do phó Chủ tịch UBND tỉnh là ông Nguyễn Ngọc Hai ký (nay là Chủ tịch UBND tỉnh), yêu cầu tạm dừng triển khai thực hiện việc cải tạo rừng theo Quyết định 2681 nói trên, có nghĩa là không được phép trồng cây công nghiệp và lâm nghiệp nữa. Qua đó, UBND tỉnh cũng chỉ đạo Cty TNHH MTV Lâm Nghiệp Bình Thuận tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng tự nhiên theo đúng qui định pháp luật.

Thế nhưng, phớt lờ chủ trương của Tỉnh ủy và chỉ đạo của UBND tỉnh, ngày 15.10.2011, ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng giám đốc Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận vẫn ký hợp đồng liên kết đầu tư với Cty Phước Sang (có địa chỉ ở Lô K, Khu Trung tâm thương mại Bắc Phan Thiết), để hợp tác sản xuất kinh doanh đầu tư trồng cây công nghiệp và khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên tại Tiểu khu 279 thuộc địa bàn thôn 3, xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam - đây chính là khu vực nằm trong Đề án cải tạo rừng tự nhiên mà UBND tỉnh đã có chỉ đạo tạm dừng thực hiện trước đó.

Phá rừng tự nhiên…

Theo hợp đồng, Cty TNHH MTV Lâm Nghiệp Bình Thuận cho phép Cty Phước Sang được tiến hành trồng cây công nghiệp (cây cao su) trên diện tích 74 ha đất rừng cải tạo, còn lại diện tích 44 ha thuộc khu vực rừng khoanh nuôi bảo vệ thì Cty Phước Sang phải có trách nhiệm quản lý bảo vệ, không được tác động, san ủi, khai thác (gỗ) để trồng cây cao su và cây ăn quả.

Nội dung hợp đồng thể hiện, Cty TNHH MTV Lâm Nghiệp Bình Thuận (bên A) khoán trắng cho Cty Phước Sang (bên B) thuê đất rừng 74 ha để trồng cây cao su trong thời hạn 30 năm, miễn sao bên B có nghĩa vụ nộp tiền đầy đủ cho bên A với mức giá đưa ra lại rất… “bèo”. Cụ thể bao gồm: Khoản một, với mức giá 300 ngàn đồng/ha, tổng cộng 22,2 triệu đồng gọi là trả tiền “xây dựng hạ tầng” cho bên A bỏ ra ban đầu; khoản hai, với 30 triệu đồng/năm trong 7 năm, tổng cộng 210 triệu đồng gọi là hỗ trợ chi phí quản lý, công tác; và khoản ba, với 400 ngàn đồng/ha/năm gọi là chi hỗ trợ lợi nhuận trong 3 năm đầu, tổng cộng 88,8 triệu đồng.

Tổng cộng 3 khoản, Cty Phước Sang thuê đất rừng của Cty TNHH MTV Lâm Nghiệp Bình Thuận “trọn gói” chỉ có 321 triệu đồng cho 74 ha, tức chưa đến 4,5 triệu đồng/ha trong thời hạn 30 năm. Trong khi đó, nếu so sánh với giá thuê đất rừng tại các tỉnh khu vực Tây nguyên để trồng cao su vào thời điểm đó thì mức cho thuê của Cty TNHH MTV Lâm Nghiệp Bình Thuận lại rẻ đến mức khó hiểu.

Thế nên, sau khi ký hợp đồng, Cty Phước Sang không chỉ trồng cao su mà còn trồng cả cây ăn trái (cam, quýt) sai mục đích, bởi theo quy định đối với đối tượng 3 loại rừng chỉ cho phép trồng cây lâm nghiệp trên diện tích 74 ha đất rừng cải tạo, trong khi cây ăn trái thuộc vào nhóm cây nông nghiệp. Ngoài ra, Cty Phước Sang còn san ủi, xâm lấn, khai thác gỗ trái phép vào luôn cả khu vực 44 ha rừng tự nhiên khoanh nuôi bảo vệ đã được chủ rừng lập thủ tục giao bổ sung (?).

Những ngày cuối tháng 3.2017, một số người dân địa phương vì bức xúc việc ngang nhiên phá rừng tự nhiên, họ đã tình nguyện dẫn chúng tôi vào sâu bên trong khu vực 44 ha rừng khoanh nuôi bảo vệ này để mục sở thị cây cao su, cây ăn trái đang lấn chiếm diện tích khoanh nuôi. Điều này đồng nghĩa với việc hàng ngàn mét khối gỗ, củi bị người ta khai thác trái phép để lấy đất rừng trồng cây công nghiệp. Tại hiện trường cho thấy, trên diện tích cây cao su trồng được 4-5 năm tuổi vẫn còn sót lại những gốc cây gỗ lớn, đường kính bằng cả vòng tay người ôm. Thậm chí, ngay trên khu vực này, người ta còn xây dựng trái phép nhà ăn ở, sinh hoạt mà suốt nhiều năm liền, Cty TNHH MTV Lâm Nghiệp gần như “ngó lơ”. 

Trả lời xung quanh vụ việc này, ông Bùi Trung Thành, Phó Chánh thanh tra tỉnh Bình Thuận, phụ trách mảng kinh tế cho rằng: “Theo đơn tố cáo của người dân địa phương, vừa qua được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh cũng đã thành lập đoàn đi xác minh kiểm tra tại khu vực dự án Phước Sang liên kết với chủ rừng là Cty TNHH MTV Lâm Nghiệp Bình Thuận để làm rõ. Trước mắt, xác định khu vực của dự án Phước Sang đang trồng cây cao su, cam, quýt là nằm trong Đề án cải tạo rừng nghèo kiệt mà Tỉnh ủy, Ủy ban tỉnh đã chỉ đạo tạm dừng trước đó. Hai là, khu vực rừng khoanh nuôi bảo vệ sau khi kiểm tra thực địa hiện chỉ còn lại khoảng 22-23 ha. Còn việc có mua bán sang nhượng trái phép đất rừng giữa dự án Phước Sang với một số người dân bên ngoài địa phương để trồng cam, quýt hay không thì chỉ có cơ quan điều tra mới làm được.

Thanh tra tỉnh cũng đã có văn bản báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý. UBND tỉnh đang xin ý kiến chỉ đạo của Thường vụ tỉnh ủy và vụ việc này hiện được giao cho Ban Nội chính tham gia xử lý”.

PHÙNG BẮC - NHẬT VY
TIN LIÊN QUAN

Ông Putin: Đánh bại Nga trên chiến trường là điều không thể

Thanh Hà |

Nga trở nên mạnh mẽ hơn sau khi sáp nhập Donbass, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh khi đọc thông điệp liên bang năm 2023.

Ông Trump tiết lộ cách chấm dứt xung đột Nga - Ukraina trong vài giờ

Ngọc Vân |

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột Nga - Ukraina trong vòng vài giờ nếu tái đắc cử tổng thống năm 2024.

Lốc xoáy thổi bay rạp khiến cả đám cưới hoảng loạn, một số người bị thương

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Trưa ngày 21.2, một cơn lốc xoáy mạnh bất ngờ thổi tung rạp đám cưới ngoài trời của một gia đình ở xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận khiến hàng trăm người dự đám cưới hoảng loạn, có người bị thương.

Vụ dối trá trong kiểm soát giết mổ: Cơ quan chức năng vào cuộc xử lý

Nhóm PV |

Ngay sau khi Báo Lao Động đăng loạt bài điều tra "Dối trá trong kiểm soát giết mổ heo ở Long An", cơ quan chức năng tỉnh Long An đã vào cuộc kiểm tra và xử lý những vi phạm được báo phản ánh.

Con trai bà Nguyễn Phương Hằng kiến nghị không giám định tâm thần cho mẹ

Tú Ly |

TPHCM - Mới đây, ông Nguyễn Quang Tuấn (con ruột của bà Nguyễn Phương Hằng) đã có đơn gửi cơ quan chức năng kiến nghị không giám định tâm thần cho mẹ mình.

Ninh Bình: Bắt giam Phó Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ 3502D

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày 20.2, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Ninh Bình đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc và bắt tạm giam 4 tháng để điều tra đối với ông Nguyễn Sinh Phú (sinh năm 1986, trú tại phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình) về tội “Nhận hối lộ”.

Mạo danh quỹ đầu tư nước ngoài để lừa đảo đầu tư qua mạng xã hội

Gia Miêu |

Nhiều người dân tham gia các kênh đầu tư trên mạng xã hội đã bị lừa đảo với thủ đoạn mạo danh tên của một số quỹ đầu tư ngoại ở Việt Nam và kêu gọi đầu tư qua các ứng dụng trên mạng với lời hứa lãi suất cao.

Trường Phổ thông Năng khiếu bị tuýt còi tổ chức thi dự bị đại học Mỹ

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM -  Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TPHCM yêu cầu Trường Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TPHCM) không tổ chức kỳ thi Advanced Placement (AP) - (thường gọi là chương trình dự bị đại học Mỹ) vào tháng 5.2023 tới đây.