Lao Động cuối tuần

Thế hệ trẻ - thế hệ tiên phong

Linh Anh |

Trong một lần tham gia hội đồng tuyển dụng của cơ quan, tôi có đặt câu hỏi với một ứng viên thuộc thế hệ gen Z, sinh năm 2000, rằng: “Em mong muốn được làm việc ở môi trường như thế nào?”. Bản trẻ đó không cần suy nghĩ, trả lời ngay rằng: “Em cần một nơi làm việc có lương cao, môi trường năng động, sáng tạo, áp lực công việc không quá nhiều, có thời gian chăm sóc bản thân và các sở thích cá nhân”. “Vậy em có gì?”. “Em có tuổi trẻ, kiến thức, ước mơ”...

Lý Tự Trọng, người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên

Kim Sơn |

Cách đây 93 năm, người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên Lý Tự Trọng tuyên bố trước tòa án thực dân: "Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác". Câu nói nổi tiếng của Lý Tự Trọng đã thắp lên ngọn lửa thôi thúc để bao thế hệ thanh niên cùng nhau đứng lên đấu tranh, giành độc lập, tự do cho dân tộc; trở thành biểu tượng cho thế hệ trẻ ngày nay nêu cao tinh thần trong xây dựng, kiến thiết đất nước.

DK1 - Hành trình tuổi trẻ

Ghi chép của Trần Tuấn |

Trong chuyến hải trình mang Tết đến các nhà giàn DK1, phóng viên Báo Lao Động gặp nhiều người trẻ. Họ là những chiến sĩ mới ra nhà giàn nhận nhiệm vụ hay những nhà báo, phóng viên lần đầu tham gia vào chuyến đi đặc biệt, kéo dài 15 ngày trên biển. Tất cả đều tràn đầy tình yêu, cùng sự quyết tâm góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Hoa hậu Đỗ Thị Hà: Đoàn viên, thanh niên là “một bộ lọc” giúp chúng ta “hòa nhập chứ không hòa tan”

anh trang (thực hiện) |

Phóng viên Lao Động có buổi trò chuyện với Hoa hậu Đỗ Thị Hà khi cô vừa trở về từ Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024 tổ chức tại Nga. Cuộc trò chuyện xoay quanh sứ mệnh, vai trò của người trẻ giữa cuộc sống hội nhập như vũ bão, đặc biệt với những người trẻ có "thương hiệu" như Đỗ Thị Hà.

Câu chuyện về Đồn Mang Cá

Nguyễn Hữu Mạnh |

Nhiều thế hệ Việt Nam, đã từng quen thuộc với hình ảnh "chú bé loắt choắt", thậm chí thuộc cả bài “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu. Trong đó có câu thơ gắn với địa danh Đồn Mang Cá: “Cháu đi liên lạc/Vui lắm chú à/Ở Đồn Mang Cá/Thích hơn ở nhà”.

Háo hức ngày trở lại Việt Nam

Hương Huế |

Du lịch Việt Nam đã sẵn sàng và chuẩn bị tốt nhất để đón khách quốc tế trở lại trong thời gian tới. Việc mở cửa du lịch quốc tế không chỉ mang lại sự sôi động cho ngành du lịch mà còn đáp ứng nhu cầu của du khách. Trước thông tin Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn cho du khách quốc tế trong điều kiện "bình thường mới", nhiều du khách quốc tế đã hào hứng và chia sẻ sự mong chờ ngày trở lại của mình với Báo Lao Động.

Về Kinh Bắc với thơ tình Hoàng Cầm

PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái |

Kinh Bắc không chỉ là quê hương nơi chôn nhau cắt rốn của Hoàng Cầm thi sĩ, mà Kinh Bắc đã được cất cánh trở thành miền quê lộng lẫy thiên đường, ngọt ngào tình ái, với các bóng hình thân thương thời thơ ấu của Hoàng Cầm, là Mẹ, là Chị, là Em..., với sông Đuống, với núi Thiên Thai, với hát quan họ, hai mùa hội làng: Xuân Thu nhị kì đến hẹn lại lên.

Mang hương thiền vào tre Việt

Bài và ảnh Nguyễn Tấn Đạt |

Thoạt nhìn chiếc bút tre nhỏ bé nhưng khắc đầy đủ một bài kinh và hình ảnh an nhiên của vị Bồ Tát khiến ai cũng phải trầm trồ. Thú vị hơn khi biết về tác giả của chiếc bút với nhiều điều độc đáo.

Ngóng ngày trở lại

PHƯƠNG HÀ |

Những “phượt thủ Tây” cũng có niềm đam mê với những cung đường uốn lượn và khung cảnh tuyệt mỹ ở các vùng đất của Việt Nam. Dịch COVID-19 khiến họ phải “phanh xe” và đang nôn nóng được trở lại rong ruổi khám phá trong một ngày gần nhất.

Cuộc cách mạng về giấc ngủ

Thế Vinh (tổng hợp) |

Sau hơn 30 năm nghiên cứu, làm việc tại Trung tâm Khoa học và Y học Giấc ngủ thuộc Đại học Stanford, Giáo sư Nishino Seiji tập hợp những thành tựu tri thức đã làm nên một cuộc cách mạng về giấc ngủ để viết nên cuốn “Ngủ ngon theo phương pháp Stanford”.

“Không lẽ ngoại hình quan trọng đến thế sao?”

Việt Văn (thực hiện) |

Nhạy bén và năng động, đạo diễn Đặng Tuấn Chinh “tham” thử sức mình ở nhiều lĩnh vực ở sân chơi nào cũng “chơi tới bến”. Bởi anh hiểu rõ thời gian là một đi không trở lại.

"Qua đủ mất mát, mọi thứ đều trở nên nhỏ bé”

HIỀN HƯƠNG (thực hiện) |

Năm 2022, NSƯT Chí Trung sẽ nghỉ hưu theo chế độ, anh rời Nhà hát Tuổi Trẻ với nhiều kỷ niệm gắn bó. Chí Trung về nhà hát năm 1978, anh từ một diễn viên, đã giữ chức trưởng đoàn, đến năm 2017, Chí Trung được bổ nhiệm làm giám đốc nhà hát. Chí Trung có cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động.

Dòng chảy của những mảng màu văn hoá

Bài và ảnh: Bảo đàn |

Nếu nhìn đồng bằng Tuy Hòa - Phú Yên là một hình tam giác với cạnh đáy mở ra phía biển và đỉnh là vị trí thành Hồ, có thể thấy một quần thể di tích văn hóa Champa bao bọc quanh lưu vực hạ nguồn sông Ba. Dấu ấn Champa hiện hữu hầu khắp và mật tập, từ tòa thành Hồ được xây dựng trên vị trí yết hầu, mang tính chiến lược, là cửa ngõ để đi đến vùng sơn động, trấn giữ trục lộ huyết mạch từ đông xuyên tây trong quá khứ, chí đến những đoạn trường luỹ, những tháp Nhạn, Phú Lâm..., bia Chợ Dinh, hay hệ thống giếng cổ ở khu vực ven duyên...đã khiến cho vùng đất này trở thành địa bàn quan trọng một thời của các Mandala Champa trong quá khứ. Rồi đây đó, những đầu tượng, bi ký, phù điêu đất nung...dần phát lộ trong quá trình sinh sống của cộng đồng cư dân hậu trú càng chứng tỏ một quá khứ phồn thịnh của lớp người tiền trú nơi đây.

Sắc vua ban và chuyện khỉ, chuyện cọp ở Xẻo Gừa

CAO LONG |

Với không ít người ở Sóc Trăng thì chợ xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú vốn không lạ vì từ Bố Thảo vô Mỹ Hương chỉ tầm non chục cây số. Đường về Mỹ Hương hiện giờ cũng là con đường ngắn nhất để đi từ TP.Sóc Trăng đến thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa. Nhưng có lẽ gần gũi và đậm chất miền tây mộc mạc thì phải nói là “Xẻo Gừa”; “xứ Xẻo Gừa”. Tỉ như: Chủ nhựt này vô Xẻo Gừa câu cá nhe mấy đứa!? Nếu xét về mặt hành chánh thì đây chỉ là một ấp thuộc xã Mỹ Hương. Nhưng là ấp ở ngay trung tâm xã nên lâu nay người dân địa phương cứ xem Xẻo Gừa cũng là Mỹ Hương; nói ở Xẻo Gừa cũng nghĩa là nói ở Mỹ Hương.

Cảm hứng từ hình mẫu "kỳ tích sông Hàn"

Thanh Hà |

Seoul trải dài đôi bờ sông Hàn (phiên âm chính xác là Hán Giang) với những cây cầu, tuyến đường cao tốc, công viên mặt nước, cao ốc ven sông... có thể được xem là hình ảnh biểu tượng cho sự phát triển nhanh chóng, minh chứng cho sự phát triển huyền thoại thường được gọi là "kỳ tích sông Hàn" mà Hàn Quốc đạt được.

Di sản của Nguyễn Tài Tuệ

THU HUYỀN (thực hiện) |

Cái tên Nguyễn Tài Tuệ thường được nhắc đến một cách khiêm nhường nhưng đầy cung kính, bởi ai cũng biết sự đóng góp của ông cho nền âm nhạc Việt Nam là vô cùng to lớn. Tác giả của những ca khúc được nhiều người yêu thích như: “Xa khơi” “Lời ca gửi noọng”, “Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó”, “Xuân về trên bản Nhắng”, “Về mỏ”, “Xôn xao bến nước”... đã vĩnh viễn đi xa.

Những nét chạm tạc nên triều đại

Bài và ảnh Bảo Đàn |

Những nét chạm sâu, dứt khoát, mạnh mẽ nhưng không kém phần phóng khoáng trên nền sa thạch; những đường nét khắc họa mềm mại trên hợp chất ô dước với hệ hoa văn không nặng tính điển chế, không nặng phần quy chỉnh... là những gì có thể nhận diện khi chiêm nghiệm về những di vật thời các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

"Mùi" riêng của Le Brothers

Việt văn |

Cặp nghệ sĩ song sinh Lê Đức Hải và Lê Ngọc Thanh gọi tắt là Thanh Hải hay anh em Le Brothers nổi tiếng trong giới nghệ thuật đương đại ở Việt Nam. Hiếm khi, kể cả trên thế giới có một cặp đồng sáng tạo ngay trên một tác phẩm nghệ thuật từ hội họa, trình diễn (performance), video art đến sắp đặt đương đại (installation).

Nghe hát kể Sử thi

Uyên Thư |

“Hãy đánh những ching có tiếng âm vang. Những ching có tiếng đồng tiếng bạc, đánh nhè nhẹ cũng vang vọng khắp núi non. Hễ đánh lên là ở dưới rung lên các cây xà măng, là ở trên rung lên các cây xà ngang. Là khỉ vượn quên đu cây, ma quỷ quên hại người, sóc chuột quên đào hang, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm dài trên mặt đất, là hoẵng đứng ngẩn, thỏ ngồi ngơ, hưu nai đứng sững sờ...” (Sử thi Dam San).

Sớm thôi, nhịp sống thường ngày đang trở lại

Hải Anh |

Hàng triệu bậc phụ huynh trên khắp thế giới mất hơn 2 năm qua để lo lắng nhìn các thành viên nhỏ tuổi nhất trong gia đình. Với mỗi làn sóng COVID-19, nỗi lo lắng vẫn chưa hoàn toàn lắng xuống, nhưng hy vọng đang mở ra khi vaccine dần mở rộng tới nhiều lứa tuổi nhỏ hơn.