Lao Động cuối tuần

Cuốn sách triệu bản và cảm hứng đọc mang tính thời đại

Mi Lan |

Có thời, “Thép đã tôi thế đấy” là cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ. Ai cũng muốn có bằng được một bản in “Thép đã tôi thế đấy” để đọc, để giữ làm kỷ niệm, để sưu tập. “Thép đã tôi thế đấy” của tác giả Nikolai A.Ostrovsky xuất bản lần đầu năm 1932 từng đạt 34,6 triệu bản. Tính thời đại tác động rất lớn đến văn hóa đọc với những tác phẩm như “Thép đã tôi thế đấy” hay “Chiến tranh và hòa bình”.

Á hậu Thúy Vân: Sách giấy sẽ luôn có giá trị và điểm mạnh riêng

ngọc dủ (thực hiện) |

Trong cuộc trò chuyện với Báo Lao Động, Á hậu Thúy Vân đã có những chia sẻ quan điểm của mình về chuyện đọc sách. Cô nói dù có nhiều loại hình sách mới ra đời nhưng sách giấy sẽ luôn có giá trị và điểm mạnh riêng của nó.

Lily Lai - cô gái trẻ tìm thấy ngã rẽ cuộc đời với sơn mài

Anh Tuấn |

Trong khoảng thời gian chông chênh đi tìm mục đích cuộc sống, họa sĩ trẻ Lily Lai đã tìm thấy đam mê với sơn mài và quyết tâm gắn bó với bộ môn nghệ thuật truyền thống này.

Rét nàng Bân, ăn bánh trứng ngỗng

Bài và ảnh HẢI AN |

Xay bột nặn bánh đã trở thành lề thói của người Việt trong tiết tháng Ba. Những cơn rét bất chợt của nàng Bân đỏng đảnh khiến người ta chợt thèm một đĩa bánh trứng ngỗng thơm tho mùi bột, đẹp đẽ với vài cánh mùi xanh, đậm đà với chút mắm tiêu, ớt cay nồng.

Chuyển đổi số đưa sách vào cuộc sống

KHÁNH AN |

Thay vì lật giở từng trang giấy như trước đây, nhiều độc giả hiện lựa chọn tiếp cận sách thông qua sách điện tử, sách nói. Mỗi hình thức đọc sẽ mang lại các trải nghiệm khác sau, nhưng sau cùng, tất cả đều giúp cung cấp tri thức cho độc giả.

Nhìn nhận đúng về mô hình phát triển công nghệ để tạo cú hích tăng trưởng - Bài 2: Mô hình tại Việt Nam

Phạm Thu Hiền |

Tại Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ đơn giản và cơ bản để cải thiện hoạt động kinh doanh của mình, mặc dù có những ví dụ về các công nghệ phức tạp hơn đang được sử dụng.

"Sinh năm 1972 - khát vọng sống": Thông điệp ý nghĩa gửi những người cùng thế hệ

Trần Lan Hương |

Cầm trên tay bản thảo cuốn tự truyện “Sinh năm 1972 - Khát vọng sống” của Nguyễn Cảnh Bình, cảm giác đầu tiên của tôi là có đôi chút... tò mò. Là chủ một thương hiệu trong ngành xuất bản, việc ra một cuốn sách đối với Bình có lẽ đơn giản thôi, sẵn nong sẵn né những êkíp thiện chiến từ sản xuất, thiết kế, kinh doanh... “của nhà trồng được” trong tay mà. Nhưng là cuốn sách về câu chuyện cuộc đời mình, anh ấy sẽ viết gì nhỉ?

Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim, Chợt ngọt chợt đắng...

Từ Tâm |

Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim tên thật là Nguyễn Kim Thành, gốc ở Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội; nhưng sinh ra và lớn lên ở “miền quan họ” Bắc Ninh. Cho đến nay, nhà thơ Nguyễn Thanh Kim đã xuất bản 26 tác phẩm, 3 năm gần đây, năm nào ông cũng có sách “trình làng”.

Cây khèn giúp người chuyện trò cùng muông thú

Bài và ảnh Hữu Vi |

Chỉ với 6 chiếc ống trúc ghép lại, người H’Mông đã tạo ra một thứ nhạc cụ độc đáo. Khèn H’Mông không chỉ là một nhạc cụ, người ta còn tin rằng, nó có thể giúp con người liên lạc với thế giới tâm linh và chuyện trò cùng muông thú.

Nguyễn Cảnh Bình - Ngọn nến đốt hai đầu

Nguyễn Huy Minh (thực hiện) |

Từ một cậu bé đam mê đọc sách ngày nào, Nguyễn Cảnh Bình đã trở thành người làm sách và bây giờ là một tác giả với cuốn tự truyện “Sinh năm 1972 - Khát vọng sống”. Lao Động Cuối tuần đã có cuộc trò chuyện với anh xung quanh chủ đề này.

Trao cơ hội đi học - trao cơ hội đổi đời cho con công nhân lao động

Linh Nguyên |

Hoàng Nhật Linh, sinh năm 2004, là học sinh lớp 12 trường THPT Ninh An (Ninh Bình) đang rất cố gắng học tập để có thể trở thành sinh viên Trường Đại học Lao động - Xã hội. Ước mơ của Linh đang được tấm lòng nhân ái của nhà hảo tâm và tổ chức Công đoàn đồng hành vì hoàn cảnh nhà Linh rất khó khăn. Ba mẹ con Linh chỉ trông chờ vào thu nhập của mẹ Linh - một công nhân gác chắn đường ngang.

Chuyện phía sau ký sự “Hành trình người đi tìm lửa”

Biên kịch - Đạo diễn NGUYỄN HƯƠNG DUNG |

Những ngày cuối năm 2020, tôi nhận được lời mời tham gia thực hiện ký sự kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam. Là một người làm nghề trẻ tuổi, tôi khá đắn đo trước lời đề nghị này; vừa vui vừa lo lắng. Đây thực sự là cơ hội, nhưng cũng lại là thử thách với tôi.

Học toán để làm gì?

trần thế vinh (tổng hợp) |

Toán học chạm tới mọi thứ mà chúng ta làm, tạo nên ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Thiên tài toán học Jordan Ellenberg sẽ giúp chúng ta nắm chắc công cụ toán học trong tay để nhìn thấu cấu trúc ẩn giấu dưới bề mặt hỗn độn thường ngày. Cuốn sách “Để không phạm sai lầm” là ánh sao soi rọi vẻ đẹp tiềm ẩn và logic của thế giới, đồng thời đặt sức mạnh của toán học vào tay bạn đọc.

Chuyện kể về “những chiến binh mây mù” trên sừng trời Khau Phạ

Trịnh Thông Thiện |

Địa danh đèo Khau Phạ (huyện Mù Căng Chải - Yên Bái) không chỉ hút hồn du khách vào mùa nước đổ hoặc lúa chín mà còn đẹp đến độ diễm lệ khi mây đến vờn bay trên núi rừng, ruộng bậc thang và bản làng. Còn đối với người Thái, người Mông sinh sống nơi lưng chừng núi, lưng chừng đèo này, mỗi khi mùa mây về, bà con hân hoan bảo rằng, các “chiến binh mây mù” về thăm bản và phù hộ cho mùa canh tác mới.

Trần Nam Long - vượt qua số phận với đam mê hội họa

LÊ QUANG VINH |

Xem tranh của Trần Nam Long (SN 2005), khó thể hình dung được tác giả là một cậu bé có số phận thiếu may mắn, nhưng đã gắng gỏi vượt qua và đạt được những kết quả nhất định. Âm thầm phía sau những thành công đó là tấm lòng thơm thảo của các giáo viên mỹ thuật và người mẹ tần tảo của Long, khiến cuộc đời Long có ý nghĩa hơn.

Trống đồng thời đại Thục An Dương Vương

Minh thi |

Truyền thuyết “Chín chúa tranh vua” của người Tày ở Cao Bằng kể, trong cuộc so tài với các chúa mường khác, chúa mường Nam Cương là Thục Phán đi lấy trống đồng về đến gò Đống Lân, mệt ngủ say, chuột cắn dây trống, trống lăn xuống đồi kêu vang cả một vùng. Các chúa khác tưởng chúa đi lấy trống đã thắng nên bỏ dở cuộc thi. Nhờ vậy Thục Phán là chúa mường thứ 9, đã giành thắng lợi trước các chúa mường khác và lên làm vua.

Nàng "Antigone" của Lực Team

Bài và ảnh Hồng Nhung |

“Antigone” là vở kịch của Sophocles cách đây 2.500 năm về trước được biên dựng lại bởi đạo diễn Trần Lực cùng sân khấu Lực Team nằm trong “Dự án sân khấu Antigone” do viện Goethe phối hợp cùng Nhà Hát Tuổi Trẻ tổ chức. Dự án diễn ra vào cuối năm 2021 và kéo dài đến đầu năm 2022.

Nhìn nhận đúng về mô hình phát triển công nghệ để tạo cú hích tăng trưởng

Lê Hà |

Trong thời gian qua, Việt Nam đã ghi nhận nhiều thành tựu đáng kể về kinh tế, trở thành quốc gia có thu nhập dưới trung bình có tốc độ tăng trưởng bao trùm cao, đạt con số là 6,6%/năm từ năm 2000 đến năm 2019 cũng như tăng lên bậc thứ 67 về năng lực cạnh tranh toàn cầu. Góp phần quan trọng cho các thành tựu đó phải kể đến vai trò của những nỗ lực trong đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động hơn nữa và phát huy tối đa các tiềm lực.

Tâm tư người sống trong phố cổ

DUY NGỌC |

Ông Đức ngồi trước mặt tôi là chủ nhân căn gác 3 đã ngoài 70 tuổi, người cao, gầy trắng trẻo đeo cặp kính viễn dầy cộp. Từ ngày nghỉ chế độ, hơn 10 năm ông làm nhiệm vụ giúp vợ sắp xếp những đồ vàng mã, hoa trái của khách mang đến, chả là vợ ông làm nghề tổ chức những chuyến đi chùa cúng bái, xin sao giải hạn cho những khách gặp năm cùng tháng hạn.

Tinh hoa làng nghề đúc đồng Ngũ Xã

Trần Mạnh Thường |

Nghề đúc đồng truyền thống của Việt Nam đã có từ lâu đời. Thời các vua Hùng dựng nước đã có các khí vật được đúc bằng đồng: Mũi tên đồng, ngọn giáo... và trên các linh vật như trống đồng Đông Sơn được chạm trổ những đường nét, hoa văn, các biểu tượng đặc trưng của văn hóa dân tộc rất tinh xảo. Điều đó chứng tỏ rằng kỹ thuật đúc đồng của người thợ thủ công Việt Nam đã sớm đạt đến đẳng cấp tinh hoa.