Xứng danh con nhà tông tranh dân gian Đông Hồ

GS Bùi Quang Thanh |

Đã nhiều lần về thăm “lò” làm tranh dân gian Đông Hồ của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, tại làng Đông Hồ, nay còn gọi là thôn Đông Khê, đây mới là dịp đầu tiên tôi ngồi trò chuyện với một trong những nhân lực chủ chốt sản xuất tranh trong đại gia đình nghệ nhân danh tiếng này.

1. Trước mắt tôi, người phụ nữ có vóc người nhỏ nhắn, khuôn mặt trái xoan dường như tươi trẻ hơn tuổi đời, tất tả kéo ghế và chậm rãi chiên nước ra bộ chén làm bằng gốm Bát Tràng giả cổ, mời khách. Nở nụ cười tươi, cô đon đả: Mang tiếng về làm dâu từ năm 1993, kết duyên cùng con trai cũng mang tên là Tâm của bố Chế đây, nhưng phải đến 13 năm sau, em mới chính thức “dọn” về nhà chồng. Nụ cười bẽn lẽn đượm chút chân quê như xóa đi cái khoảng cách thoáng qua giữa chủ và khách. Tôi đùa: Này, hỏi thật nhé, sao em lại có cái tên Trần Thị Tố Tâm nghe như mang ý tứ gì đó và sang trọng vậy?!

Tâm nhoẻn nụ cười duyên: Bố em bảo, cái tên của em được đặt ra bởi ông nội nhà mình đấy! Ông nội em là Trần Nhật Thống. Theo bố em kể lại: Ngày nhỏ, ông đã say mê đèn sách, học chữ Thánh hiền với các cụ đồ trong làng, rồi lần đến cả các cụ đồ nho gần chùa Dâu để “đón” chữ. Do sành chữ nghĩa, trong nhà cứ vậy chất đầy những tập sách chữ nho, giấy mỏng tang. Nghe bảo khi bố em ra đời, ông nội em cũng từng xem sách chọn chữ, cân nhắc mãi mới đặt cho cái tên là Trần Nhật Tấn, với mong ước cho con sau này ngày ngày làm ăn tấn tới, phong lưu! Khi bố mẹ em sinh ra em vào đầu hè năm 1974, ông em lại phải lần xem sách cổ vài ngày để tìm chữ đặt tên cho em đấy. Ông nội thời trai trẻ là người tài hoa, viết vẽ đẹp lắm. Rồi từ tranh vẽ trên giấy dó, giấy điệp, giấy thông dụng đủ màu, ông nội em lại say mê chuyển sang khắc gỗ, in tranh với đủ các nội dung lấy từ tích cổ hay vẽ mẫu ra từ các câu chuyện thường ngày. Cùng nhiều cụ đồng trang lứa trong làng, ông nội em đã dần dần trở thành một nghệ nhân có tay nghề làm tranh ván khắc dương bản và âm bản thuần thục. Bố em cũng nhờ đó mà được rèn cặp, bén duyên với nghề. Dần dần, bố em được ông dạy cho cách đục ván khắc, cách tìm nguyên vật liệu để chế tác các màu, tự làm ra bức tranh qua mọi bước/công đoạn một cách thuần thục. Cái năm bố em mới chừng hơn chục tuổi, đã làm được tranh và cùng mọi người mang ra treo bán tại chợ tranh ngoài đình làng. Sau này, học lên cấp hai trường huyện, bố em vẫn thường nhật sáng đi học, chiều tối về lại căm cụi say mê học vẽ tranh, đục khắc ván và in tranh. Cũng vì thế, làng Hồ này sau đó có thêm được một nghệ nhân tranh dân gian thực thụ mang tên Trần Nhật Tấn là bố em đây... Và chính ông đã trở thành người thầy dạy dỗ, chăm chút và uốn nắn cũng như gieo vào lòng em niềm say mê và tay nghề làm tranh nối nghiệp trong gia đình.

2. Như vậy, Tố Tâm ngay từ khi lẫm chẫm biết đi, biết bám theo mẹ ngồi xem mọi người làm tranh trong nhà, khác gì đã được nuôi nấng từ cái nôi đặc biệt và hiếm có ấy. Tâm kể: Như một số gia đình khác trong làng, nhà em có thể được coi là một trong những tư gia gần như chuyên tâm làm tranh dân gian thuần khiết và có truyền thống từ đời trước trao truyền lại. Từ khi hợp tác xã làm tranh tan rã đầu thập kỷ 90, cũng như nhiều gia đình khác, em cùng mọi người trong nhà quay ra làm đồ hàng mã, phục vụ cho các cơ sở thực hành tín ngưỡng tâm linh và bán ở chợ Hồ. Vào cữ thời vụ, ào ào vài tuần cấy vội cho xong đôi mẫu ruộng của nhà, lại bắt tay vào đồ mã và in tranh, nhất là dịp tháng bảy âm lịch hay tháng chạp đón Tết. Cuộc sống cứ vậy trôi đi, vất vả ngày đêm mà chẳng dư dật gì...!

Bồi hồi nhớ về quá khứ, Tố Tâm như lặng đi trong xúc động, đôi mắt xem chừng ngân ngấn nước! Nỗi xúc động ngập tràn trong ký ức của Tố Tâm dường như cũng lây lan sang khách. Tố Tâm lấy khăn thoa vội đôi mắt, rồi lại mỉm cười: Vào hè năm 2006, dễ có đến mấy tuần liền, em thấy bố em đêm nào cũng thức khuya dậy sớm. Hình như cụ không ngủ được, cứ như trăn trở điều gì đó. Rồi sau một bữa tối, ông cho gọi vợ chồng em lại thông báo, trong nhà, có bao nhiêu ván khắc và mọi đồ nghề làm tranh, bố mẹ trao tặng cho con gái và con rể tất cả. Vậy là, của hồi môn của em là ngót nghìn tấm ván khắc, nhập vào chung kho ván khắc của nhà chồng, đủ sức để in ra hàng trăm bức tranh, nhiều bức cổ xưa có tuổi đời hàng trăm năm, với các thể dạng, nội dung khác nhau. Cái hôm chuyển ván khắc về nhà chồng, đứng xếp vào kho, nước mắt em không ngớt nhòa trên khuôn mặt. Có lần bố chồng em đã tập trung cả nhà và nghiêm giọng chẳng khác gì ra lệnh: Bố xin nói trước cả nhà nhé! Nhà ta, dù có phải ăn đong, đói kém, cũng không được phép ai có ý nghĩ bỏ nghề làm tranh của cha ông. Nhất định không được chuyển sang làm đồ vàng mã. Giàu có thật đấy, nhưng mà nghĩ lại thì đau lắm các con ạ! Các cụ đã dạy: “Sinh ư nghệ - Tử ư nghệ”, cứ quyết chí thì trời cũng không phụ công sức của bố con mình đâu. Nhớ đấy!!!

Và như các bác thấy đấy, cho đến nay, dưới sự chèo chống, lèo lái của bố chồng và chồng em, nhà em đã có được cơ ngơi làm tranh có tiếng không chỉ với người dân xa gần trong nước, mà còn với cả du khách quốc tế. Cũng may, hơn chục năm nay, chính quyền các cấp đã quan tâm thực sự, có chính sách ưu dãi đối với mấy gia đình còn chuyên tâm với nghề làm tranh của làng, lại được du khách xa gần dần dần tìm đến hoặc quay trở lại yêu thích tranh dân gian làng Hồ. Cơ nghiệp như đang sáng rõ. Em mừng lắm! Thì ra bố chồng em nói đúng: Cứ tâm niệm “Sinh nghiệp - Tử nghiệp”, rồi trời không nỡ phụ công của nhà mình đâu! Các bác thử chiêm nghiệm xem có đúng vậy không nhá!

Tố Tâm tự nhiên bật ra tiếng cười, âm lượng trong veo, ánh mắt đượm vẻ tự tin như thầm muốn chia sẻ niềm vui với chúng tôi về cơ ngơi của đại gia đình mình, trong quá trình vượt mọi gian khó để gắn kết máu thịt với nghề làm tranh truyền thống của làng Đông Hồ, trong thời buổi kinh tế thị trường đầy rẫy thử thách và khắc nghiệt này!

GS Bùi Quang Thanh
TIN LIÊN QUAN

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.