Xê dịch để chữa lành

Ý YÊN |

Du lịch chữa lành, một loại hình kết hợp du lịch truyền thống với các hoạt động chăm sóc sức khỏe, vốn phổ biến trên thế giới nhưng vẫn còn là khái niệm mới mẻ ở Việt Nam. Xu hướng này đang nổi lên, thu hút một lượng khách đáng kể.

Xu hướng du lịch chữa lành

Cuối tuần, Bùi Diệp (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cùng bạn bè rủ nhau “đi trốn” ở Huế. Vùng đất cố đô vẫn luôn là nơi gây thương nhớ trong mắt nữ du khách, bởi nhịp sống chậm rãi, người địa phương dễ mến và không khó để tìm thấy những khoảng xanh yên bình ngay trong thành phố.

“Công việc của mình hàng ngày khá căng thẳng, thường xuyên phải dán mắt vào màn hình cả ngày, xử lý lượng lớn dữ liệu... Do đó, mỗi khi có ngày nghỉ, mình chỉ muốn tận hưởng cuộc sống chậm, kết nối với thiên nhiên, hay tìm hiểu văn hóa địa phương để mở mang tầm mắt” - Diệp chia sẻ.

Còn với Bích Ngọc, nhân viên văn phòng ở quận Ba Đình, chọn những vườn quốc gia gần Hà Nội để cùng gia đình thư giãn cuối tuần. Vợ chồng cô sẽ đi dạo trong rừng, cùng con tìm hiểu những loài động vật hoang dã, cây cối... Sáng sớm, khi con chưa thức giấc, hai vợ chồng có thể ngồi thiền hoặc tập Yoga giữa rừng xanh.

“Vợ chồng tôi luôn muốn con có thật nhiều thời gian giữa thiên nhiên. Rừng như cục pin khổng lồ với nguồn năng lượng tích cực để mỗi khi tôi mệt mỏi, mất phương hướng cần tiếp thêm năng lượng. Hay thậm chí cả khi con ốm dài ngày không khỏi, rừng cũng chữa lành cả những điều đó cho gia đình nhỏ của tôi”, nữ du khách bày tỏ.

Có thể hiểu, du lịch chữa lành là một trong những khái niệm dùng thay thế hoặc trực thuộc loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe (wellness tourism). Theo Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, “wellness tourism” là một khái niệm rất khó để dịch ra tiếng Việt do không có từ tương ứng.

Nếu “healthy” dùng để chỉ sức khỏe về thể chất, “spiritual” nói đến sức khỏe về tinh thần thì “wellness” là sự kết hợp của 2 khái niệm trên. Nhìn chung, thuật ngữ wellness được nhận định như là một loại hình du lịch kết hợp với chăm sóc sức khỏe và cải thiện đời sống tinh thần, thông qua các hoạt động thể chất, tâm lý hoặc tâm linh.

Khách du lịch lựa chọn loại hình này có thể du lịch tự túc hoặc đặt dịch vụ. Điểm đến là những nơi có cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng. Không gian lưu trú dù là biệt thự hay homestay đều hài hòa với môi trường, kiến trúc tận dụng vật liệu thiên nhiên như gỗ, tre, nứa...

Trải nghiệm du lịch chữa lành đa dạng từ Yoga, thực hành thiền, leo núi, trekking, tắm suối nước nóng, massage, thư giãn, trồng trọt, đạp xe, lướt ván... Điểm khác biệt so với loại hình du lịch truyền thống là ít hoạt động di chuyển, tham quan các điểm đến mà giàu trải nghiệm vận động, rèn luyện, cân bằng thân - tâm - trí.

Lớp Yoga bên bờ biển dành cho khách nghỉ tại một resort ở bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Ảnh: Khu nghỉ dưỡng cung cấp
Lớp Yoga bên bờ biển dành cho khách nghỉ tại một resort ở bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Ảnh: Khu nghỉ dưỡng cung cấp

Thị trường ngách cho ngành du lịch
Theo đánh giá của chuyên gia, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe, hay du lịch chữa lành. Việt Nam có địa hình đa dạng, có cả đồi núi, đồng bằng, đường bờ biển dài cùng nhiều điểm suối khoáng nóng, bùn nóng trải dài trên cả nước. Vùng khí hậu núi cao nổi tiếng có Tam Đảo, Mẫu Sơn, Sa Pa, Đà Lạt, vùng biển phải kể đến Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Quy Nhơn, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Quốc...

Không ít khách sạn, resort hay homestay tại Việt Nam cung cấp những trải nghiệm nghỉ dưỡng kết hợp với du lịch chữa lành thông qua những hoạt động như: Yoga, thiền, spa, trekking, lớp dạy nấu ăn, tìm hiểu văn hóa địa phương...

ThS. Nguyễn Thanh Huyền - Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch - đánh giá, du khách quan tâm đến việc cải thiện sức khỏe luôn tìm cách tiếp tục lối sống lành mạnh trong khi đi du lịch. Lối sống này có thể bao gồm ăn uống lành mạnh, thói quen tập thể dục, kết nối với người dân và văn hóa địa phương...

Do đó, doanh nghiệp du lịch, dù có phát triển sản phẩm đặc thù về chăm sóc sức khỏe hay không, rõ ràng vẫn hưởng lợi từ nhu cầu du lịch chăm sóc sức khỏe, và là một phần của nền kinh tế du lịch chăm sóc sức khỏe.

Mỗi điểm đến cần có những đặc điểm liên quan đến việc mang lại lợi ích cho sức khỏe, liên kết với văn hóa địa phương, điều kiện tự nhiên thuận lợi, thực phẩm lành mạnh... Một số khách du lịch có thể hài lòng với một buổi massage tập thể, lớp tập thể dục hoặc những thực phẩm, hay bữa ăn lành mạnh. Những người du lịch chăm sóc sức khỏe sành điệu quan tâm đến những gì khác biệt điểm đến cung cấp.

Những sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho khách du lịch có thể được xây dựng dựa trên các phương pháp thực hành chữa lành của người bản địa; truyền thống cổ xưa hay tâm linh; nguồn tài nguyên thực vật bản địa; các loại bùn, khoáng chất; kiến trúc địa phương; sự kết nối với người dân; nguyên liệu và truyền thống ẩm thực địa phương; lịch sử và văn hóa bản địa...

Thực tế, doanh nghiệp ngành khách sạn, lữ hành có rất nhiều cơ hội để đưa các hoạt động chăm sóc sức khỏe vào tất cả tiện nghi và dịch vụ, tạo nên nét khác biệt và cung cấp nhiều giá trị hơn cho kỳ nghỉ của du khách. Từ đó, kích thích khách du lịch chi tiêu cao hơn và tăng doanh thu từ du lịch chăm sóc sức khỏe.

Ý YÊN
TIN LIÊN QUAN

Tết truyền thống trong sự tương quan với Tết xê dịch

Huyền Chi |

Biến động và thay đổi của Tết đang diễn ra, thầm lặng nhưng mạnh mẽ. Nếu thế hệ 7X, 8X chỉ mong về nhà đón Tết theo cách cổ truyền, giới trẻ và gen Z ngày nay lại mê Tết dịch chuyển, đến những miền đất xa để trải nghiệm, nghỉ ngơi.

Ăn Tết "xê dịch"

Hà Lê |

Cuộc sống ngày càng thay đổi, rất nhiều phong tục tập quán trong ngày Tết trước đây đang dần biến mất. Điều dễ dàng nhận thấy nhất xưa là ăn Tết, nay là chơi Tết. Xu hướng Tết dịch chuyển đang dần thay thế, nhưng dù chơi Tết vẫn phải biết ăn Tết sao cho an toàn, hợp lý.

Xê dịch thông minh trong kỷ nguyên bùng nổ kết nối

ANH VŨ |

Xu hướng xê dịch trong dịp nghỉ Tết đang ngày càng lan rộng, nhất là với thế hệ trẻ Việt Nam. Giữa cuộc sống đầy bận rộn, nhiều người trẻ chọn một chuyến du lịch như một bước khởi đầu năm mới thay vì đón Tết theo cách truyền thống.

Kỳ vọng Năm Du lịch quốc gia thúc đẩy du lịch Điện Biên

Trà My |

Điện Biên lần đầu đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2024. Đây được kỳ vọng là sự kiện tạo động lực phát triển cho ngành du lịch của Điện Biên.

Sụt lún, sạt lở nghiêm trọng, nhiều tuyến đường ở Cà Mau bị chia cắt

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Nhiều tuyến kênh, rạch bị cạn khô, thiếu nước phục vụ sản xuất, hàng trăm điểm sụt lún, sạt lở làm hư hỏng hạ tầng vùng nông thôn của một huyện tại tỉnh Cà Mau.

Cảnh báo lừa đảo khi tham gia làm cộng tác viên online

An Châu |

Các đối tượng thông qua các ứng dụng Zalo, Telegram hoặc gọi điện mời chào tham gia làm cộng tác viên online bán hàng trên các trang thương mại điện tử giả mạo nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng gia tăng.

Chi 250 tỉ đồng để Cảng cá Thọ Quang thành cảng cá du lịch

Thùy Trang |

Song song với dự án nạo vét Âu thuyền, từ năm 2024 Cảng cá Thọ Quang sẽ được TP Đà Nẵng cải tạo, nâng cấp với nguồn kinh phí 250 tỉ đồng. Lãnh đạo thành phố kỳ vọng 2 dự án sẽ giúp xử lý ô nhiễm và xây dựng Cảng cá Thọ Quang thành cảng cá du lịch.

Mối lo ngại đằng sau những diễn viên deepfake trên phim Hàn

An Nhiên |

Gần đây, nhiều nhà sản xuất tại Hàn Quốc gây chú ý về việc sử dụng deepfake (công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo - AI - lấy hình ảnh, giọng nói của một người ghép vào video của người khác) để tăng tính hoàn thiện cho bộ phim.

Tết truyền thống trong sự tương quan với Tết xê dịch

Huyền Chi |

Biến động và thay đổi của Tết đang diễn ra, thầm lặng nhưng mạnh mẽ. Nếu thế hệ 7X, 8X chỉ mong về nhà đón Tết theo cách cổ truyền, giới trẻ và gen Z ngày nay lại mê Tết dịch chuyển, đến những miền đất xa để trải nghiệm, nghỉ ngơi.

Ăn Tết "xê dịch"

Hà Lê |

Cuộc sống ngày càng thay đổi, rất nhiều phong tục tập quán trong ngày Tết trước đây đang dần biến mất. Điều dễ dàng nhận thấy nhất xưa là ăn Tết, nay là chơi Tết. Xu hướng Tết dịch chuyển đang dần thay thế, nhưng dù chơi Tết vẫn phải biết ăn Tết sao cho an toàn, hợp lý.

Xê dịch thông minh trong kỷ nguyên bùng nổ kết nối

ANH VŨ |

Xu hướng xê dịch trong dịp nghỉ Tết đang ngày càng lan rộng, nhất là với thế hệ trẻ Việt Nam. Giữa cuộc sống đầy bận rộn, nhiều người trẻ chọn một chuyến du lịch như một bước khởi đầu năm mới thay vì đón Tết theo cách truyền thống.