Cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu:

Xã hội dân chủ đã trao cho báo chí một quyền lực-là tiếng nói của dân

Nguyễn Huy Minh (ghi) |

LTS: Chúng tôi đã có nhiều lần may mắn được gặp và phỏng vấn Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, lúc ông còn đương chức cũng như khi đã nghỉ hưu. Được tin ông từ trần vào hồi 2 giờ 52 phút ngày 7.8.2020 tại Hà Nội, mở lại xem những lời ông từng trả lời phỏng vấn trước đây, chúng tôi vẫn thấy ở đó vẹn nguyên những vấn đề thời sự (Xem bài “Tâm sự của cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu: Không ngừng đem lại hạnh phúc cho dân ngày càng cao, thì đó mới là người cộng sản chân chính” trên Lao Động số ra ngày 8.8.2020). Lao Động Cuối tuần xin giới thiệu một số tâm sự của ông về báo chí.

Lễ viếng, lễ truy điệu và lễ an táng đồng chí Lê Khả Phiêu

Lễ viếng đồng chí Lê Khả Phiêu được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội bắt đầu từ 8 giờ ngày 14.8.2020 đến 12 giờ ngày 15.8.2020.

Lễ truy điệu đồng chí Lê Khả Phiêu tổ chức vào 12 giờ 30 phút, ngày 15.8.2020 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ an táng lúc 14 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và Hội trường 25B đường Quang Trung, Thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá cũng tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu đồng chí Lê Khả Phiêu.

Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp lễ viếng, lễ truy điệu và lễ an táng đồng chí Lê Khả Phiêu tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thanh Hoá.

Trong hai ngày Quốc tang (14.8 và 15.8.2020), các công sở, nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.

Báo chí là những người đại diện cho công luận, đại diện cho dân. Báo chí lên tiếng mạnh mẽ, được mặt này nhưng mặt khác lại vẫn cứ hạn chế. Làm báo có những người chưa nghiên cứu kỹ, phương pháp điều tra chưa đúng, có người tay nghề yếu, có rất nhiều nguyên nhân nhưng nói chung đội ngũ báo chí là tốt. Xã hội chúng ta là xã hội dân chủ, tiếng nói của dân phải thông qua nhiều nguồn, nhiều kênh để đến được với cơ quan quyền lực. Người dân đến thẳng với cơ quan quyền lực cũng có, nhưng phải qua nhiều kênh, nhiều cửa. Xã hội dân chủ đã trao cho báo chí một quyền lực - là tiếng nói của dân, phản ánh cho Trung ương và địa phương. Mọi chỉ thị nghị quyết của Đảng đều nói như vậy, nhưng tiếng nói của dân để đến được với cơ quan quyền lực thường bị cách cầu. Có những vụ việc tiêu cực, tham nhũng, ức hiếp dân rất trắng trợn, nếu nhà báo không làm thì còn ai dám làm? Vai trò của báo chí quan trọng lắm, nếu không có báo chí, nhiều vụ tiêu cực lớn không được đưa ra ánh sáng.

Nếu như lãnh đạo chúng ta không có góc nhìn tích cực, thấy đúng mà không giương lên ngọn cờ đấu tranh thì khó. Mọi chuyện đều trở nên dễ dàng nếu xử lý và giải quyết ngay từ đầu. Bây giờ những tiêu cực tuy có đấu tranh, có một số kết quả, có một số cán bộ thấy sai đã tích cực sửa chữa, nhưng một bộ phận không nhỏ vẫn chưa trở lại với đạo đức mẫu mực của người cộng sản, người công chức của nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Trong bài tựa cho cuốn “Tiếng gọi công lý” của nhà báo Xuân Lộc, tôi viết, đụng vào đồng tiền là khó, nhưng không dám làm, không dám nói thì người dân có đến được với công lý hay không? Dám nói cũng là cái hay, nhưng ngược lại cũng có cái hạn chế. Nếu dân không đến được với công lý thì suốt đời bị chèn ép. Ai chèn ép ai? Anh có quyền lực chèn anh không có quyền lực! Xưa dân oan còn đánh trống kêu oan, giờ trống không có, kêu ai? Báo chí đã, đang và luôn luôn đứng về phía dân, nhưng làm thì phải có chỉ đạo, nếu không chỉ cần một thông tin nho nhỏ mà không đúng sự thật có thể gây bất an trong xã hội.

Những cái hay, cái đẹp về gương người tốt việc tốt trong xã hội ta có rất nhiều, xưa cũng vậy mà nay cũng vậy, nhà báo -  nhà văn cần phải viết và viết sâu, viết nhiều nữa, đó là những tấm gương lao động sáng tạo của công nhân, nông dân, trí thức, nhà khoa học, lực lượng vũ trang trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, cái xấu, cái tiêu cực cũng không phải ít, cho nên cần phải viết cả về mặt này, mà viết về tiêu cực thường là khó, nhất là nói đến tiêu cực của những người đang giữ chức quyền, thực thi luật pháp. Nhưng nếu vì thế mà nhà báo - nhà văn, các phương tiện thông tin đại chúng không dám, hoặc không muốn phản ảnh sự thật, người dân làm sao nói được những nỗi oan khuất của mình, dù họ có đi trăm cửa “công đường”, viết hàng nghìn lá đơn kêu cứu cũng khó thấu tới nơi “cầm cán cân công lý”...

Không một lực cản nào ngăn cấm các bạn, ngăn cấm nhân dân nếu như nói, viết hoàn toàn đúng sự thật. Người làm báo với tâm - đức trong sáng, với dũng khí ngay thẳng, kiên cường, với ngòi bút sắc bén, các bạn hãy viết và viết nhiều nữa cả cái tốt, cái xấu, cả gương tích cực dám đấu tranh chống tiêu cực, đó chính là góp phần xây dựng nền dân chủ XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

Nhà báo là những người tâm huyết, nên tôi nói những suy nghĩ này với tư cách của một cán bộ, một đảng viên, một cựu chiến binh.

Nguyễn Huy Minh (ghi)
TIN LIÊN QUAN

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu qua ký ức người dân xã Đông Khê

QUÁCH DU - XUÂN HÙNG |

Hay tin nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ trần, người dân xã Đông Khê, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) ai cũng bùi ngùi, tiếc thương người con quê hương, một chiến sĩ cách mạng kiên trung, luôn tận tụy với Đảng, gần gũi, giản dị với người dân.

Ấn tượng về những lần được gặp nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu

​​​​​​​​​Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam |

Tôi có may mắn được nhiều lần gặp nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Mỗi lần gặp ông, với tôi, đều có thêm một bài học và là kỷ niệm đẹp. Ông đã thực sự truyền cảm hứng cho những cán bộ như tôi. Nay ông đã về với cõi vĩnh hằng, nhưng những lời căn dặn của ông chắc chắn sẽ còn mãi.

Lãnh đạo các nước chia buồn nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ trần

Hải Anh |

Lãnh đạo các đảng, nhà nước một số quốc gia gửi điện/thư chia buồn tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin hôm 13.8.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu qua ký ức người dân xã Đông Khê

QUÁCH DU - XUÂN HÙNG |

Hay tin nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ trần, người dân xã Đông Khê, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) ai cũng bùi ngùi, tiếc thương người con quê hương, một chiến sĩ cách mạng kiên trung, luôn tận tụy với Đảng, gần gũi, giản dị với người dân.

Ấn tượng về những lần được gặp nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu

​​​​​​​​​Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam |

Tôi có may mắn được nhiều lần gặp nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Mỗi lần gặp ông, với tôi, đều có thêm một bài học và là kỷ niệm đẹp. Ông đã thực sự truyền cảm hứng cho những cán bộ như tôi. Nay ông đã về với cõi vĩnh hằng, nhưng những lời căn dặn của ông chắc chắn sẽ còn mãi.

Lãnh đạo các nước chia buồn nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ trần

Hải Anh |

Lãnh đạo các đảng, nhà nước một số quốc gia gửi điện/thư chia buồn tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin hôm 13.8.