Xa chồng con, tình nguyện vào TPHCM chống dịch

ANH THƯ - BẢO HÂN |

"Em đi đến ngày “giải phóng thủ đô" em về” - đó là câu bông đùa của chị Nguyễn Thị Thu Hương (35 tuổi) - điều dưỡng Khoa Ung bướu, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từng nói với chồng trước khi cùng các đồng nghiệp tình nguyện vào TP.Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19 trong thời gian qua.

"Em yên tâm, có anh lo"

Quả thực, đúng ngày 10.10, chị Hương cùng đoàn y tế chống dịch chi viện cho TPHCM ra sân bay Tân Sơn Nhất để trở về nhà. Nhớ ngày nào, chị Hương còn buồn bã khi nhận được thông báo không có tên trong danh sách y bác sĩ tăng cường cho bệnh viện phía Nam. Mãi đến đợt 2, chị khấp khởi được thoả tâm nguyện góp sức mình cho tuyến đầu chống dịch.

Để có tinh thần sẵn sàng “xung phong” chi viện cho TPHCM, chị Hương phải cắt đặt chu đáo công việc ở nhà. Nhã Uyên - con gái 7 tuổi của chị đang học lớp 2, khi ở quê ngoại Sóc Sơn (Hà Nội), lúc lại ở quê nội Việt Yên (Bắc Giang). Ban đầu chị lo con gái còn nhỏ, lại phải kèm học online. Song, hai bên gia đình, đặc biệt là chồng đã giúp chị vững vàng hơn. “Chồng nói cố gắng đóng góp sức lực của mình cùng y bác sĩ đẩy lùi dịch bệnh. Con nhỏ ở nhà, em yên tâm, có anh lo” - chị Hương kể chồng chị từng dặn dò.

Con chị Phương kẻ tờ lịch, đếm ngược ngày mẹ trở về nhà. Ảnh NVCC
Con chị Phương kẻ tờ lịch, đếm ngược ngày mẹ trở về nhà. Ảnh NVCC

Ngày 25.8, đoàn của chị Hương vào TPHCM và trực tiếp làm công tác chi viện cho Bệnh viện dã chiến số 16 (phường Phú Nhuận, Quận 7, TPHCM). Chị Hương được sắp xếp ở một khách sạn tại Quận 1. Công việc của chị bắt đầu từ 7h, nếu làm ca ngày kéo dài 7 tiếng hoặc 10 tiếng đồng hồ là ca đêm. Chị tham gia thực hiện và triển khai các thủ thuật, can thiệp trên người bệnh nặng như: Thở máy xâm nhập, đặt nội khí quản, HFNC, thở oxy... Chị Hương chia sẻ: “Ngày đầu tiên tiếp nhận công việc tại phòng điều trị nhiều bệnh nhân nặng, tôi vừa bước vào cửa đã thấy một bệnh nhân tử vong nằm sẵn. Nửa tiếng sau, lại một bệnh nhân nữa trút hơi thở cuối cùng. Và trong một buổi sáng hôm đó, đã 4 bệnh viên tử vong trong ca làm của tôi”.

Chị Hương nói: “Khi bắt tay vào việc rồi, thì cũng quen dần”. Để quen được cường độ công việc, với những mất mát do COVID-19 gây ra, chị Hương đã phải cố gắng, kiên cường hơn rất nhiều. “Thời gian dịch lên đỉnh điểm, mọi người đều áp lực do lượng công việc quá nhiều và tâm lý lo sợ lây nhiễm, dù có đồ bảo hộ rồi nhưng nồng hộ virus quá đậm đặc” - chị Hương kể.

Tại đây, chị phải làm những công việc trước đây chưa từng làm. Bên cạnh triển khai điều trị bệnh nhân, chị Hương còn làm những việc “không tên” như đánh răng, lau người, thay tã... cho bệnh nhân.

Cường độ làm việc cao, cả ngày trong bộ đồ bảo hộ kín bưng, cộng với thời tiết oi nóng của TPHCM phả thẳng vào mái tôn của bệnh viện dã chiến đã khiến không ít lần chị Hương bị ngất lịm. “Buổi thứ 2 làm việc, khi đó vào ca chiều hứng trọn sự nóng bức khiến tôi bị ngất xỉu. Mọi người bế vào xe lăn đưa ra ngoài, phòng có điều hoà, hỗ trợ oxy vẫn không bỏ khẩu trang. Lúc tôi mở mắt ra đồng nghiệp vây quanh hỏi han” - chị Hương chia sẻ.

Sau những ngày làm việc hết mình tại bệnh viện dã chiến, trở về khách sạn, con gái Nhã Uyên lại gọi điện hỏi thăm mẹ. Chị Hương kể: “Lúc nào gọi điện con cũng kêu nhớ mẹ, mong mẹ về. Cháu tự kẻ một tờ lịch trên giấy A4. Mỗi ngày trôi qua, cháu đều đánh dấu vào. Cháu đếm từng ngày để đón mẹ trở về”.

Ngày chị cùng đồng nghiệp sắp trở về nhà, lòng chị lại nhiều luyến lưu. Quãng thời gian qua cùng đồng nghiệp điều trị bệnh nhân, bảo vệ sức khoẻ người dân không dễ phôi pha trong chị. Bên cạnh điều trị trực tiếp, chị cùng nhiều y bác sĩ khác cũng là điểm tựa tinh thần động viên bệnh nhân. Ngày người phụ nữ mang bầu 27 tuần cai thở máy, âm tính với COVID-19 và xuất viện, họ vẫn không quên những lời động viện của chị giúp họ thêm nghị lực chống chọi lại dịch bệnh.

Đếm ngược ngày mẹ về

“Mỗi lần gọi điện video cho con, dù rất nhớ các con, nhưng chỉ đến khi gác điện thoại xuống rồi, tôi mới dám khóc. Tôi không muốn chồng con ở nhà quá lo lắng” - chị Hoàng Thị Thuỳ Linh, Phó phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Nguyên mở lòng khi phóng viên hỏi về quãng thời gian chị xa nhà, tình nguyện vào TPHCM phòng chống dịch COVID-19.

Như nhiều nhân viên y tế khác, khi các tỉnh phía Nam bùng phát dịch, chị Linh không ngần ngại tình nguyện lên đường, mang khả năng chuyên môn của mình để cứu chữa những bệnh nhân của đại dịch nguy hiểm này. Biết được hoàn cảnh của chị, mới càng khâm phục chị hơn. Năm 2018, chị phát hiện mình bị ung thư tuyến giáp. Rất may, do phát hiện sớm, chị đã kịp thời điều trị nên sức khoẻ đã ổn định trở lại. Hằng ngày chăm sóc các bệnh nhân, hơn nữa, bản thân cũng vừa là bệnh nhân ung thư, nên chị càng thấu hiểu được những người bệnh COVID-19 đang rất cần được chăm sóc, hỗ trợ. Vì vậy, chị không ngần ngại ghi tên mình vào danh sách những người vào TPHCM trực tiếp chống dịch.

“Trước khi đi, tôi đã đi làm các xét nghiệm tổng thể, các chỉ số đều bình thường, bệnh đã ổn định nên tôi rất yên tâm. Nhìn các đồng nghiệp vất vả trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19, nên tôi cũng muốn đóng góp công sức của mình chia sẻ những khó khăn đấy. Chồng tôi rất ủng hộ quyết định của tôi, tuy có đôi chút lo lắng về sức khoẻ của tôi” - chị Linh kể.

Chị Linh vào hỗ trợ điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Gò Vấp (TPHCM). Chị bảo, bệnh viện này mới chuyển đổi công năng, đi vào hoạt động từ ngày 10.7, trong khi chị cùng các đồng nghiệp vào ngày 13.7, nên gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện, cơ sở vật chất. Ngoài ra, thời gian đầu, thực phẩm không hợp khẩu vị, nên chị cũng như nhiều đồng nghiệp khác phải ăn thêm đồ khô. Khắc phục những khó khăn, chị Linh luôn nỗ lực hết mình để chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất.

Chị Linh phụ trách công tác điều dưỡng, phân công nhân lực, lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COVID-19. Chị trực tiếp tiếp xúc với người bệnh. Chị kể lại, có những giai đoạn, chị cũng như đồng nghiệp xác định có thể bị lây nhiễm COVID-19 bất cứ nào nào, nên đều chuẩn bị sẵn tinh thần cho khả năng xấu đó xảy ra.

Nhớ chồng con da diết, nhất là những tuần đầu, nên những lúc rảnh rỗi, chị hay gọi điện video về nhà. Cháu lớn - năm nay nên lớp 8 và cháu nhỏ - mới học lớp 2 -  luôn miệng hỏi bao giờ mẹ về. Chị Linh luôn miệng dỗ dành rằng khi nào dịch được khống chế, mẹ sẽ về với các con. Dù nhớ con, nhưng chị Linh không dám khóc trong lúc gọi điện vì sợ chồng con lo lắng. Chỉ khi tắt đi điện thoại, chị mới dám rơi nước mắt vì nhớ các con, chỉ mong được ôm 2 con thật chặt trong vòng tay mình. Chồng chị làm kinh doanh tự do. Hai năm nay, dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh của anh. Nhưng trong cái rủi, có cái may: Có anh ở nhà chăm sóc các con, chị thêm yên tâm hơn nơi “tiền phương”, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Ngày 19.9, chị Linh rời TPHCM, kết thúc quãng thời gian chi viện. Rất muốn về quê để gặp ngay các con, nhưng chị phải thực hiện cách ly tập trung 7 ngày và cách ly tại nhà 7 ngày. Tính ra, quãng thời gian chị không được gặp con là gần 3 tháng. Được gặp con, chị bùi ngùi, ôm các con mà nước mắt cứ chảy ra vì hạnh phúc. Chị Linh kể, trong quá trình chăm sóc, hỗ trợ chị và các bác sĩ, điều dưỡng khác nhận được rất nhiều tình cảm của các bệnh nhân dành cho. “Rất nhiều lời cảm ơn của bệnh nhân dành cho đoàn công tác nói chung cũng như cho những điều dưỡng nói riêng. Ngay cả khi về Thái Nguyên rồi, vẫn có thư cảm ơn gửi đoàn” - chị Linh xúc động, chia sẻ.

ANH THƯ - BẢO HÂN
TIN LIÊN QUAN

Nữ y tá gửi con, 3 lần tình nguyện vào vùng đỏ đón người dân về quê

HƯNG THƠ |

Chồng làm bộ đội biên phòng, bận chống dịch ở biên giới mấy tháng nay không về. Vì nhiệm vụ, nữ y tá gửi con nhỏ cho bố mẹ chồng, rồi tình nguyện theo đoàn công tác đặc biệt của tỉnh Quảng Trị 3 lần vào Thành phố Hồ Chí Minh đón người dân về quê.

Tình nguyện viên chống dịch ngày trở về: "Khi họ đau mới cần đến mình"

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

Sau gần 2 tháng các tình nguyện viên tôn giáo trở thành những nhân viên y tế tận tâm, tận lực đồng hành với đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng tại bệnh viện hồi sức COVID-19 (Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2, TP. Thủ Đức, TPHCM) để chữa trị cho bệnh nhân mắc COVID-19. Đến nay, họ đã hoàn thành nhiệm vụ đầy vất vả nhưng vô cùng ý nghĩa này.

Tình nguyện viên Công đoàn hoàn thành nhiệm vụ, trở về sản xuất

ĐÌNH TRỌNG |

Sáng 6.10, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương tổ chức chia tay tình các tình nguyện viên Công đoàn đã tham gia vào quá trình "thần tốc" xét nghiệm sàng lọc F0 để đưa Bình Dương về trạng thái bình thường mới.

Tình nguyện viên chống dịch COVID-19 ở TPHCM được hỗ trợ thế nào?

hoàng quỳnh |

Con tôi được Bộ Y tế huy động tham gia chống dịch COVID-19 tại TPHCM. Xin hỏi, tình nguyện viên có được hỗ trợ gì không, nếu được thì sẽ được chi trả như thế nào?

F0 khỏi bệnh tình nguyện ở lại bệnh viện: "Nếu mình không làm thì ai làm"

LƯƠNG HẠNH |

Thấu hiểu, thông cảm với sự hy sinh của tình nguyện viên và nhân viên y tế, F0 một lần nữa quay trở lại với bệnh viện dã chiến nhưng không còn là bệnh nhân mà với thiên chức cao cả hơn - cứu người, giúp người.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Nữ y tá gửi con, 3 lần tình nguyện vào vùng đỏ đón người dân về quê

HƯNG THƠ |

Chồng làm bộ đội biên phòng, bận chống dịch ở biên giới mấy tháng nay không về. Vì nhiệm vụ, nữ y tá gửi con nhỏ cho bố mẹ chồng, rồi tình nguyện theo đoàn công tác đặc biệt của tỉnh Quảng Trị 3 lần vào Thành phố Hồ Chí Minh đón người dân về quê.

Tình nguyện viên chống dịch ngày trở về: "Khi họ đau mới cần đến mình"

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

Sau gần 2 tháng các tình nguyện viên tôn giáo trở thành những nhân viên y tế tận tâm, tận lực đồng hành với đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng tại bệnh viện hồi sức COVID-19 (Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2, TP. Thủ Đức, TPHCM) để chữa trị cho bệnh nhân mắc COVID-19. Đến nay, họ đã hoàn thành nhiệm vụ đầy vất vả nhưng vô cùng ý nghĩa này.

Tình nguyện viên Công đoàn hoàn thành nhiệm vụ, trở về sản xuất

ĐÌNH TRỌNG |

Sáng 6.10, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương tổ chức chia tay tình các tình nguyện viên Công đoàn đã tham gia vào quá trình "thần tốc" xét nghiệm sàng lọc F0 để đưa Bình Dương về trạng thái bình thường mới.

Tình nguyện viên chống dịch COVID-19 ở TPHCM được hỗ trợ thế nào?

hoàng quỳnh |

Con tôi được Bộ Y tế huy động tham gia chống dịch COVID-19 tại TPHCM. Xin hỏi, tình nguyện viên có được hỗ trợ gì không, nếu được thì sẽ được chi trả như thế nào?

F0 khỏi bệnh tình nguyện ở lại bệnh viện: "Nếu mình không làm thì ai làm"

LƯƠNG HẠNH |

Thấu hiểu, thông cảm với sự hy sinh của tình nguyện viên và nhân viên y tế, F0 một lần nữa quay trở lại với bệnh viện dã chiến nhưng không còn là bệnh nhân mà với thiên chức cao cả hơn - cứu người, giúp người.