“Vùng du lịch” miền Trung bắt tay với 2 ông lớn Hà Nội, TPHCM

Thuỳ Trang - Thanh Chung |

Vừa qua, TP.Hà Nội và TPHCM đã ký thoả thuận liên kết hợp tác du lịch với 5 tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giữa bối cảnh ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều địa phương đang bị tác động bởi dịch COVID-19. Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm các tỉnh thành cần hợp tác với nhau thay vì cạnh tranh để phục hồi kinh tế.

COVID-19, cơ hội cho liên kết vùng trong du lịch

Liên kết vùng trong du lịch được hiểu là sự kết hợp, hợp tác giữa các địa phương, các điểm đến du lịch nhằm tạo ra lợi thế bổ sung, tăng khả năng thu hút khách du lịch. Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng, việc liên kết vùng cũng như liên kết trong du lịch là một đòi hỏi tất yếu do xuất phát từ bản chất của ngành du lịch là ngành kinh tế xã hội mang tính liên vùng và xã hội hóa cao. Do đó, muốn phát triển du lịch không thể dừng lại ở tình trạng phát triển đơn lẻ, tách biệt mà phải thực hiện liên kết giữa các địa phương gần gũi về mặt địa lý cũng như những địa phương có cùng đặc điểm.

Ngoài ra, liên kết vùng trong du lịch còn khắc phục tình trạng manh mún, mạnh ai nấy làm như trong thời gian qua của du lịch Việt Nam. Thực tế, sự phát triển nóng của ngành du lịch Việt Nam trong 10 năm trở lại đây đã tạo ra môi trường thúc đẩy sự lớn mạnh, tự chủ và sáng tạo của từng địa phương, từng doanh nghiệp nhưng cũng tạo tình trạng hỗn loạn, không có chủ trương phát triển bền vững. Thêm vào đó, đại dịch COVID-19 đã bùng phát trong gần một năm qua, bên cạnh những tác động tiêu cực, đây cũng là cơ hội để ngành Du lịch Việt Nam nhìn nhận vai trò của liên kết trong đó có liên kết vùng đối với sự phục hồi của ngành du lịch. Liên kết vùng còn là cơ hội để tạo ra những sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh và tính hấp dẫn đối với khách du lịch.

Bàn riêng về liên kết vùng giữa TP.Hà Nội, TPHCM và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng, mục tiêu cơ bản của liên kết này là thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng khách, đặc biệt là khách từ hai thành phố lớn nhất nước về với miền Trung. Do vậy, mọi liên kết cần được thể hiện bằng các hoạt động cụ thể là tăng cường xúc tiến giới thiệu về du lịch miền Trung với cộng đồng dân cư và doanh nghiệp du lịch ở 2 thành phố. Các thành phố cần dành một thời lượng thích hợp trên các phương tiện truyền thông để giới thiệu về vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, giới thiệu sự hấp dẫn của các sản phẩm du lịch khu vực đặc biệt này.

Hà Nội, TPHCM sẵn sàng

Đồng tình với những ý kiến trên, ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM - cho rằng, thực tiễn đã chứng minh, TPHCM, Hà Nội và 5 tỉnh miền Trung rất giàu tiềm năng du lịch. Giai đoạn 2016-2019, ngành Du lịch TPHCM tăng trưởng bình quân 11%/năm; ngành Du lịch Hà Nội tăng trưởng bình quận 10,1%/năm và ngành Du lịch 5 tỉnh miền Trung tăng trưởng bình quân 15%/năm.

Trong những năm qua, sự liên kết phát triển của 5 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch đã đạt được những kết quả khả quan với lượng khách du lịch từ 2 thành phố lớn Hà Nội và TPHCM đến các tỉnh miền Trung không ngừng tăng cao, tác động tích cực vào sự phát triển du lịch của các tỉnh, thành. Tuy nhiên, việc liên kết chỉ phát triển nội vùng, chưa có liên kết điểm mới, thị trường mới. Ngoài ra, sự liên kết đối với các thị trường lớn như TP.Hà Nội, TPHCM chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh du lịch vốn có của các địa phương.

TPHCM nhận thấy cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng vào các nội dung trọng tâm như phấn đấu tăng tỉ lệ khách du lịch từ Hà Nội, TPHCM đến vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và ngược lại, xem đây là mục tiêu bao trùm trong giai đoạn 2020-2025 nhằm tăng số lượng khách du lịch nội địa giúp ngành du lịch tại các địa phương khôi phục và ổn định hoạt động sau những tổn thất do đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, công tác phát triển sản phẩm du lịch gắn với chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với định hướng khai thác sản phẩm đặc trưng như du lịch nghỉ dưỡng biển đảo gắn với di sản; du lịch sinh thái tìm hiểu di sản văn hóa - thiên nhiên thế giới tìm hiểu văn hóa biển, ẩm thực biển kết nối với loại hình du lịch đô thị. Đối với thành phố Hà Nội và TPHCM với định hướng khai thác sản phẩm đặc trưng như du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, qua đó góp phần tạo ra sự đa dạng trong hành trình của du khách đến vùng. Ba là, đặc biệt chú trọng phối hợp để tổ chức có hiệu quả công tác quảng bá xúc tiến du lịch vùng.

Về phần TPHCM cam kết đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện các hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa TPHCM và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đi vào thực chất, hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực nhất. Bên cạnh đó, TPHCM sẽ tập trung gắn kết các nội dung liên kết với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong quá trình triển khai các nội dung liên kết giữa TPHCM với các vùng mà TPHCM đã liên kết, góp phần thúc đẩy du lịch nội địa phát triển.

Tham dự diễn đàn, ông Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội - khẳng định, trong chiến lược, định hướng phát triển, TP.Hà Nội luôn xác định công tác liên kết hợp tác phát triển giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố có vị trí rất quan trọng. Năm 2020, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch về việc triển khai hoạt động hợp tác với các tỉnh, thành phố. Trong đó, nội dung hợp tác du lịch được xác định là nhiệm vụ cần triển khai đầu tiên, với các nội dung như: Hỗ trợ xây dựng một số sản phẩm du lịch căn cứ trên thế mạnh và đặc thù của mỗi tỉnh, thành phố và kết nối chuỗi các sản phẩm du lịch giữa Hà Nội với các địa phương...

Đặc biệt, trong bối cảnh cả nước nói chung và ngành Du lịch nói riêng đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, TP.Hà Nội đã chủ động ban hành và triển khai kế hoạch kích cầu du lịch nội địa và hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch Thủ đô, trong đó kích cầu những sản phẩm du lịch liên kết giữa Hà Nội và các địa phương nhận được sự ủng hộ tích cực từ du khách Thủ đô và các tỉnh thành khác.

Để đưa sự hợp tác giữa du lịch Hà Nội và các tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trở nên sâu rộng, thiết thực và hiệu quả hơn trong thời gian tới, TP.Hà Nội đề xuất và nhấn mạnh cần thực hiện một số giải pháp liên kết cụ thể như sau: Trong định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thì Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh sẽ làm đầu mối mở rộng liên kết trong nước để doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trong liên kết phối hợp xây dựng chào bán sản phẩm du lịch của miền Trung phù hợp thị hiếu của từng thị trường cụ thể; hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch liên kết phát triển sản phẩm du lịch, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trên cơ sở phát huy các sáng kiến từ cộng đồng thông qua diễn đàn trực tuyến hiến kế phát triển du lịch phát triển du lịch giữa thành phố Hà Nội, TPHCM và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Bên cạnh đó, các bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch các địa phương hoạt cộng kinh doanh, đầu tư tại địa bàn của mình.

Trong các hoạt động quảng bá của mình, Hà Nội sẽ tạo điều kiện để phối hợp với các tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến du lịch thông qua việc trao đổi cung cấp thông tin giới thiệu các sản phẩm du lịch Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cùng phối hợp đưa vào chương trình xúc tiến, quảng bá trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức khác nhau. Các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cùng tham gia Kế hoạch kích cầu du lịch nội địa trên địa bàn TP.Hà Nội năm 2020 - 2021, trong đó tập trung quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp cho Hà Nội, TPHCM và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Thuỳ Trang - Thanh Chung
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng không phép ở Khu du lịch sinh thái dã ngoại Suối Tiên, Bình Định

NGUYỄN TRI |

Khu du lịch sinh thái dã ngoại Suối Tiên đã hoàn việc thành xây dựng, lắp đặt các hạng mục khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Người lao động ngành du lịch, dịch vụ tỉnh Quảng Ninh: Lương còn phập phù, sao nghĩ tới thưởng?

Nguyễn Hùng |

Ngành Du lịch, dịch vụ ở tỉnh Quảng Ninh bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch COVID-19 gây ra, khiến hàng vạn lao động trực tiếp và gián tiếp mất việc. Giờ này, hàng vạn lao động đó tứ tán khắp nơi, người chuyển hẳn sang nghề khác, người làm việc lặt vặt và đợi chủ sử dụng lao động gọi làm thêm mỗi khi có khách.

Đắk Lắk "bắt tay" Khánh Hòa liên kết vùng, phát triển du lịch

Nhiệt Băng |

Tại Tỉnh ủy Khánh Hòa, lãnh đạo 2 tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hoà vừa làm việc, trao đổi hợp tác, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của 2 địa phương giai đoạn 2021-2025, trong đó chú trọng liên kết vùng, phát triển du lịch.

“Cơ cấu lại thị trường khách, xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp”

Mai Châu (thực hiện) |

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Lê Phúc - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch (TCDL) - đánh giá, năm 2020 là quãng thời gian khó khăn và du lịch là ngành chịu thiệt hại trực tiếp, nặng nề nhất.

Du lịch Việt Nam từ “giá rẻ” đến “phải đến một lần trong đời”

Hoàng Văn Minh |

Từ một điểm đến “giá rẻ” khoảng 20 năm trước, trong 5 năm trở lại đây, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc và đã khẳng định được vị thế mới cũng như định vị điểm đến với du khách quốc tế. Bây giờ, Việt Nam là nơi “phải đến một lần trong đời” chứ không phải “giá rẻ bèo nên đi cho biết” như chia sẻ của một chuyên gia du lịch quốc tế trong mạng lưới Flight Network (Canada).

Huấn luyện viên Troussier ra mắt vào ngày 27.2

AN NGUYÊN |

Lễ ra mắt tân huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam - ông  Philippe Troussier sẽ diễn ra vào ngày 27.2 tới đây.

Bóng đá nam SEA Games 32: Cơ hội và thách thức cho U22 Việt Nam

AN NGUYÊN |

Quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi ở môn bóng đá nam tại SEA Games 32 vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho U22 Việt Nam.

Số phận của hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng giữa Nga - Mỹ

Khánh Minh |

Nga tuyên bố đình chỉ New START - hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng với Mỹ nhằm ngăn chặn ngày tận thế hạt nhân.

Xây dựng không phép ở Khu du lịch sinh thái dã ngoại Suối Tiên, Bình Định

NGUYỄN TRI |

Khu du lịch sinh thái dã ngoại Suối Tiên đã hoàn việc thành xây dựng, lắp đặt các hạng mục khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Người lao động ngành du lịch, dịch vụ tỉnh Quảng Ninh: Lương còn phập phù, sao nghĩ tới thưởng?

Nguyễn Hùng |

Ngành Du lịch, dịch vụ ở tỉnh Quảng Ninh bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch COVID-19 gây ra, khiến hàng vạn lao động trực tiếp và gián tiếp mất việc. Giờ này, hàng vạn lao động đó tứ tán khắp nơi, người chuyển hẳn sang nghề khác, người làm việc lặt vặt và đợi chủ sử dụng lao động gọi làm thêm mỗi khi có khách.

Đắk Lắk "bắt tay" Khánh Hòa liên kết vùng, phát triển du lịch

Nhiệt Băng |

Tại Tỉnh ủy Khánh Hòa, lãnh đạo 2 tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hoà vừa làm việc, trao đổi hợp tác, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của 2 địa phương giai đoạn 2021-2025, trong đó chú trọng liên kết vùng, phát triển du lịch.

“Cơ cấu lại thị trường khách, xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp”

Mai Châu (thực hiện) |

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Lê Phúc - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch (TCDL) - đánh giá, năm 2020 là quãng thời gian khó khăn và du lịch là ngành chịu thiệt hại trực tiếp, nặng nề nhất.

Du lịch Việt Nam từ “giá rẻ” đến “phải đến một lần trong đời”

Hoàng Văn Minh |

Từ một điểm đến “giá rẻ” khoảng 20 năm trước, trong 5 năm trở lại đây, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc và đã khẳng định được vị thế mới cũng như định vị điểm đến với du khách quốc tế. Bây giờ, Việt Nam là nơi “phải đến một lần trong đời” chứ không phải “giá rẻ bèo nên đi cho biết” như chia sẻ của một chuyên gia du lịch quốc tế trong mạng lưới Flight Network (Canada).