Vọng tưởng Đại doãn Kinh sư Nguyễn Trung Ngạn

Nguyễn Năng Lực |

Mùa Xuân năm Canh Tuất 1010, vua Lý Thái Tổ ban Chiếu dời đô, chuyển kinh đô nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (Hà Nội ngày nay), mở đầu bước phát triển của đất Thăng Long nghìn năm văn hiến. Trong dòng chảy của lịch sử, đã xuất hiện nhiều nhân vật xuất chúng có đóng góp to lớn cho tiến trình phát triển của dân tộc. Trong số những nhân vật ấy, Nguyễn Trung Ngạn là một gương mặt đặc biệt, để lại dấu ấn đậm nét trên nhiều lĩnh vực, được ghi nhận trong chính sử và trong tâm thức dân gian Việt.

Nguyễn Trung Ngạn (1289 - 1370), tự Bang Trực, hiệu Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là Ân Thi), tỉnh Hưng Yên. Ông ra đời ngay sau khi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba (1288) vừa kết thúc, vua tôi nhà Trần và quân dân Đại Việt mang theo hào quang chiến thắng bước vào xây dựng lại đất nước bị chiến tranh tàn phá, xây dựng và củng cố chế độ phong kiến. Bối cảnh ấy đòi hỏi những con người xuất chúng có thể đáp ứng những yêu cầu của lịch sử, "nhân tài nở rộ, nối nhau vào triều". Nguyễn Trung Ngạn là tấm gương tiêu biểu trong "thế hệ vàng" của trí thức Đại Việt nửa đầu thế kỷ XIV, là người có kiến thức uyên thâm, là nhà quản lý tài năng, hội đủ cả 3 phẩm chất của bậc chính nhân quân tử Nho giáo là Nhân - Trí - Dũng.

1. Đương thời, Nguyễn Trung Ngạn được coi là "thần đồng", 12 tuổi vào Quốc Tử Giám học thi Thái học sinh, 16 tuổi đỗ Hoàng giáp khoa thi năm Giáp Thìn, niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304) cùng Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Bảng nhãn Bùi Mộ, Thám hoa Trương Phóng. Ông đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng trong triều; là đại thần trải 4 đời vua Trần: Anh Tông (1293-1314), Minh Tông (1314-1329), Hiến Tông (1329-1341), Dụ Tông (1341-1369), có những cống hiến quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Ông là nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà quân sự, nhà thơ, nhà lập pháp, có tài kinh bang tế thế, là 1 trong 10 "Người phò tá có công lao tài đức" đời Trần cùng với Trần Quang Khải, Mạc Đĩnh Chi, Trương Hán Siêu, Lê Quát, Phạm Sư Mạnh, Đoàn Nhữ Hài, Trần Thì Kiến, Phạm Tông Mại, Trần Nguyên Đán (Nhân vật chí, Lịch triều hiến chương loại chí - Phan Huy Chú).

Nguyễn Trung Ngạn là người lăn lộn trong thực tiễn đời sống, dám tuyên ngôn, dám hành động, dám sống thực, dám chịu trách  nhiệm, hết mình vì khát vọng dấn thân và luôn đổi mới, sáng tạo để hoàn thành công việc một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Năm 24 tuổi ông đã được phong chức Gián quan, chuyên việc can gián nhà vua. Được Thượng hoàng Anh Tông ban cho bài thơ "Chiêu ẩn" (Rủ đi ở ẩn), ông đã từ chối không nhận, để đem tài trí giúp đời. Năm 1332, làm An phủ sứ Thanh Hóa, ông lập ra Bình doãn đường để xét kiện, không việc kiện tụng nào bị oan uổng. Năm 1336, giữ chức An phủ sứ Nghệ An kiêm Quốc sử viện Giám tu quốc sử, Hành Khoái châu lộ Tào vận sứ lo việc vận chuyển lương thảo, ông cho lập hệ thống Tào thương (kho chứa thóc) để chẩn cấp cho dân nghèo, được vua khen, xuống chiếu sai các lộ cứ thế theo làm.

Mùa Xuân năm Tân Tỵ (1341), sau nhiều năm làm việc ở các địa phương kiêm một số công việc triều đình, ông được gọi về kinh, nhậm chức Đại doãn Kinh sư, đứng đầu Kinh thành Thăng Long, là chức vị chỉ giao cho những người rất tin cẩn, tài năng. Trước đó, chức vụ này gọi là Đại An phủ Kinh sư, do Kiểm pháp quan Trần Thì Kiến (1297), Ngự sử Đại phu Trần Khắc Chung (1298) đảm nhiệm. Thời Trần, người đứng đầu Kinh thành Thăng Long phải trải qua nhiều năm thử thách làm An phủ sứ các lộ, trong đó phải có thời gian làm An phủ sứ Thiên Trường là nơi phát tích của nhà Trần. Người được bổ vào chức vụ này còn phải trải qua công việc ở Thẩm hình viện và vượt qua các kỳ khảo duyệt kỹ càng. Vừa cai quản kinh đô, Nguyễn Trung Ngạn vừa được vua sai cùng Trương Hán Siêu biên soạn hai bộ luật Hình triều đại điển và Hình thư để ban hành. Năm 1342, làm Hành khiển tri Khu mật viện sự, ông cho đặt cấm quân, vốn thuộc Thượng thư sảnh, về dưới sự quản lãnh của Khu mật viện.

Là nhà ngoại giao có tài, Nguyễn Trung Ngạn luôn nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc. Năm 1314, Trần Anh Tông truyền ngôi cho Thái tử Trần Mạnh (Oanh), tức Trần Minh Tông, sứ Nguyên sang, ông lúc ấy mới 26 tuổi, được nhà vua cử tiếp đón sứ thần và đi sứ đáp lễ. Trong chuyến "công tác" này, với tài ứng đối, ông đã đề cao lòng tự hào dân tộc, được đối phương nể trọng. Qua Ung Châu, gặp những người lính đã từng sang xâm lược Việt Nam, ông làm bài thơ Ung Châu, có hai câu: Tòng quân lão thú tằng kinh chiến/ Thuyết đáo Nam chinh các tự sầu. Tạm dịch: Những người lính già đã từng ra trận, nghe nói đến đi đánh phương Nam ai nấy mặt ủ mày chau sầu não.

Năm Giáp Tý 1324, vua Nguyên sai Mã Hợp Mưu (Mahmud) và Dương Tông Thụy mang chiếu sang Đại Việt. Chúng ngông nghênh đi đến tận cầu Tây Thấu Trì không chịu xuống ngựa. Quan nha tiếp từ giờ Thìn đến giờ Ngọ không thuyết phục được, vua sai Thị Ngự sử Nguyễn Trung Ngạn ra, dùng lý lẽ bắt bẻ, bọn Mưu phải xuống ngựa, bưng chiếu đi bộ vào cung.

Trên lĩnh vực văn hóa, văn học, Nguyễn Trung Ngạn để lại nhiều dấu ấn. Ông là người đầu tiên sáng tạo lối thơ lục ngôn thể (thơ sáu chữ), mở đường cho thơ lục ngôn thể của Nguyễn Trãi, Hồng Đức, Nguyễn Bỉnh Khiêm đời sau. Mùa Đông năm Ất Hợi (1335), Nguyễn Trung Ngạn phụng mệnh Thượng hoàng Trần Minh Tông điều động dân phu mài đá, khắc bia Ma nhai kỷ công tại vách núi thôn Trầm Hương, huyện Tương Dương, châu Nghệ An, nay thuộc huyện Con Cuông, Nghệ An, ghi lại công tích thắng giặc Ai Lao. Trải qua gần 700 năm, đến nay Ma nhai kỷ công còn rõ chữ trên sườn núi. Ông còn để lại cho hậu thế Giới Hiên thi tập lưu trong sử sách.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư đã trân trọng đánh giá về Nguyễn Trung Ngạn: “Về sau hai lần sung chức Hựu sảnh (tức Nội mật viện). Đến thời Trần Dụ Tông vào triều, giữ trọn tiếng tốt, không phụ là bậc nho giả, thọ hơn 80 tuổi”. Trải 4 đời vua, làm quan đến chức Nhập nội hành khiển (Tể tướng), Nguyễn Trung Ngạn là một trong những danh nhân được thờ phụng nhiều nhất ở Kinh thành Thăng Long với 7 di tích trong nội thành Hà Nội ngày nay.

2. Trong số các di tích thờ Nguyễn Trung Ngạn, chỉ có đền Hương Tượng ở 64 Mã Mây hiện vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn, đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia. Ngôi đền hiện còn bảo lưu các bản thần tích, sắc phong từ năm 1783 đến 1924 và một số tấm bia đá, trong đó có bia mang niên hiệu Minh Mệnh năm thứ 6 (1825) ghi rõ thời gian khởi dựng  di tích.

Đền Tiên Hạ ở số nhà 46A ngõ Phất Lộc tương truyền là nơi thờ Nguyễn Trung Ngạn ngay sau khi ông mất. Nơi đây còn lưu giữ một số di vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật: Hoành phi, câu đối, long ngai, bài vị, khám thờ... nhất là 5 tấm bia đá, trong đó có bia ghi dòng chữ Hán: Tiên Hạ linh từ trùng tu bi ký, cho biết rõ địa danh Tiên Hạ thuộc huyện Thọ Xương, trước kia vốn là phường Đông Các, sau là phường Dũng Thọ thời Nguyễn. Di tích cũng còn lưu đôi câu đối ngợi ca sự nghiệp của Đại doãn Kinh sư Nguyễn Trung Ngạn: Công rực rỡ ba triều sáng ngời sử cổ - Tiếng linh thiêng bảng miếu phù trợ cố đô.

Đền Hương Nghĩa ở 13 Đào Duy Từ được phối thờ cả Nguyễn Trung Ngạn và Cao Tứ, một nhân vật lịch sử thời An Dương Vương chống Triệu Đà xâm lược. Vốn trước kia, Nguyễn Trung Ngạn được thờ ở đình làng Hương Nghĩa, nhưng về sau do ngôi đình bị hủy hoại, người ta đưa bài vị của ông về thờ chung với Tướng quân Cao Tứ.

Còn bốn ngôi đền khác nay đã gần như trở thành những công trình dân sự hoặc đã biến dạng. Đình Mỹ Lộc ở 45 Nguyễn Hữu Huân, đình Phúc Lộc ở số 6 Lương Ngọc Quyến và đình  Ưu Nghĩa ở 2A Nguyễn Hữu Huân bây giờ trở thành nhà dân, đình Hương Bài ở 90 Trần Nhật Duật cũng bị thu hẹp lại rất nhiều so với ban đầu.

Tình trạng ấy cũng tựa như dãy phố mang tên danh nhân Nguyễn Trung Ngạn nối giữa phố Phạm Đình Hổ với phố Nguyễn Công Trứ, nay chỉ là ngõ cụt do nhà dân xây dựng chắn ngang làm mất lối thông. Tấm biển tên phố trước đây gắn trên cột đèn bê tông, từ khi thay cột đèn kim loại cũng bị quăng đâu mất. Gần 100 hộ dân sinh sống trong ngõ quanh co như mê cung chật hẹp, chỉ còn 3 hộ gắn biển số nhà có ghi tên phố. Điều đáng mừng là nhiều người dân trong ngõ biết rõ sự tích danh nhân, đã từng rủ nhau lên thắp hương tại đền Tiên Hạ. Họ đều ngậm ngùi bức xúc khi một danh nhân có công với Dân, với Nước, để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử Kinh thành ngàn năm văn hiến lại bị "đối xử" không xứng đáng như vậy. Được biết, ngày 20.3.2009, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Ban Chỉ đạo Quốc gia Kỷ niêm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và Dòng họ Nguyễn Hiền đã tổ chức Hội thảo khoa học kỷ niệm 720 năm Ngày sinh của Danh nhân văn hóa Nguyễn Trung Ngạn tại Văn miếu - Quốc Tử Giám, có kiến nghị Thành phố đặt tên Nguyễn Trung Ngạn cho một con phố bề thế xứng tầm danh nhân. Thành phố cũng đã nhiều lần quan tâm đến việc này, nhưng vẫn chưa thành.

Nguyễn Năng Lực
TIN LIÊN QUAN

Thương hồ trên dòng Kênh Tẻ

việt văn |

Đi ngang qua đường Trần Xuân Soạn ở quận 7, TP.Hồ Chí Minh, du khách không khỏi chú ý đến một chợ ven dòng Kênh Tẻ, chủ yếu bán các loại trái cây miệt vườn như xoài, chôm chôm... đăc biệt nhiều nhất là chuối và dừa. Đây cũng là hai  món mà du khách ngoại quốc đến Việt Nam rất thích, nhất quả chuối giàu vitamin đúng là ngon - bổ - rẻ.

Từ kinh đô Hoa Lư đến kinh đô Thăng Long: Tầm nhìn xuyên thế kỷ

nguyễn hữu giới |

Tổ quốc Việt Nam ta từ khi ra đời cho đến nay, kinh đô luôn chiếm một vị trí quan trọng bậc nhất: Vừa là trung tâm chính trị và quân sự, vừa là trung tâm kinh tế và văn hoá của đất nước.

Sách mới: “Ngô Văn Dụ - Người Làng Rau”

Nguyễn Huy Minh |

Vừa qua tại Hà Nội đã diễn ra buổi ra mắt tập ký Ngô Văn Dụ – Người Làng Rau, cuốn sách dày ngót 500 trang viết về cuộc đời thời tuổi trẻ của đồng chí Ngô Văn Dụ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Dưới ngòi bút tài hoa của một nhà văn lão luyện trong nghề, chân dung trong quá khứ của một cán bộ lớn của Đảng hiện lên sinh động, chân xác, đẹp đẽ nhưng vẫn vô cùng bình dị, gần gũi.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Thương hồ trên dòng Kênh Tẻ

việt văn |

Đi ngang qua đường Trần Xuân Soạn ở quận 7, TP.Hồ Chí Minh, du khách không khỏi chú ý đến một chợ ven dòng Kênh Tẻ, chủ yếu bán các loại trái cây miệt vườn như xoài, chôm chôm... đăc biệt nhiều nhất là chuối và dừa. Đây cũng là hai  món mà du khách ngoại quốc đến Việt Nam rất thích, nhất quả chuối giàu vitamin đúng là ngon - bổ - rẻ.

Từ kinh đô Hoa Lư đến kinh đô Thăng Long: Tầm nhìn xuyên thế kỷ

nguyễn hữu giới |

Tổ quốc Việt Nam ta từ khi ra đời cho đến nay, kinh đô luôn chiếm một vị trí quan trọng bậc nhất: Vừa là trung tâm chính trị và quân sự, vừa là trung tâm kinh tế và văn hoá của đất nước.

Sách mới: “Ngô Văn Dụ - Người Làng Rau”

Nguyễn Huy Minh |

Vừa qua tại Hà Nội đã diễn ra buổi ra mắt tập ký Ngô Văn Dụ – Người Làng Rau, cuốn sách dày ngót 500 trang viết về cuộc đời thời tuổi trẻ của đồng chí Ngô Văn Dụ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Dưới ngòi bút tài hoa của một nhà văn lão luyện trong nghề, chân dung trong quá khứ của một cán bộ lớn của Đảng hiện lên sinh động, chân xác, đẹp đẽ nhưng vẫn vô cùng bình dị, gần gũi.