Vĩnh Quyền - tìm sự kết nối cho những đường đứt gãy

lê thanh phong |

Một thế hệ mong muốn được kết nối với người cùng thế hệ, nhưng họ vẫn mãi loay hoay lắp ráp các mảnh vỡ ngay chính trong lòng mình. Có một thế hệ bước đi trong thời đại kết nối được với mọi thứ đang diễn ra trên mặt phẳng thế giới, nhưng thật khó có thời gian và sự tĩnh tâm để kết nối với truyền thống văn hóa dân tộc. Chúng ta đang đối mặt với những đường đứt gãy...

 
 
Câu chuyện hậu chiến bên sông Hương

Một buổi chiều bên bờ sông Hương, nhà văn Vĩnh Quyền trao đổi cùng bạn bè về cuốn tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh của ông - Debris of debris (Mảnh vỡ của mảnh vỡ) - chuẩn bị xuất bản tại Anh. Câu chuyện dài về đời sống tinh thần của một thế hệ trí thức miền Nam sau giải phóng. Cuộc sống thời hậu chiến không dễ cho những ai mang mặc cảm của phía bên thua trận, mặc dù việc lựa cửa để sinh ra không phải do họ.

Buổi trò chuyện tạm chia ba thế hệ, nhà văn Vĩnh Quyền thuộc thế hệ trực tiếp sống thời chiến tranh và hậu chiến, tôi và nhà báo Minh Tự (phóng viên báo Tuổi Trẻ) thuộc lứa trẻ con sau chiến tranh nên không hiểu được điều gì, Lê Chân Nhân, một sinh viên du học ở Mỹ vừa tốt nghiệp đại học, là thế hệ sinh ra lớn lên trong hòa bình, chiến tranh là trang sách. Để kết nối được mạch cảm xúc, suy nghĩ và chia sẻ được cả ba thế hệ về đề tài chiến tranh và hậu chiến quả không dễ.

Nhà văn Vĩnh Quyền nói về một bãi biển với những dấu chân người để lại vết thương trên cát, rồi nhiều thứ rều rác dơ bẩn, nhưng chỉ một vài con sóng xô bờ, hôm sau bãi biển sẽ trở lại tinh khôi. Có lẽ đó là sự hy vọng của nhà văn về những vết thương chiến tranh và chia cắt trong lòng người sẽ được chữa lành theo thời gian. Đúng như Vĩnh Quyền viết: “Sống sót trong chiến tranh là một chuyện, sống hạnh phúc thời hậu chiến là chuyện khác” (To survive the war is one thing / To live happily or not in the post-war time is another).

Lê Chân Nhân xin phép: “Thưa bác Vĩnh Quyền, những rều rác trên bãi biển đó không mất đi, nó được sóng đẩy sang một bãi biển khác, rồi một lúc nào đó nó sẽ bị sóng đùa về lại bờ biển này”. Nhà văn Vĩnh Quyền im lặng, chúng tôi cũng im lặng một hồi lâu để đọc suy nghĩ của thế hệ trẻ hôm nay về chiến tranh. Có lẽ đúng, hình như người ta đã nói quá nhiều về sự hàn gắn, hòa hợp, hòa giải. Có những lúc tưởng chừng như đã làm lành được vết thương, nhưng không, rều rác tạm lánh ở một nơi nào đó khuất trong bóng tối, rồi một ngày nó trở lại, cào cấu lên mặt cát phẳng mịn của bãi biển.

Đã bốn mươi ba năm rồi, những nhân vật trong “Debris of debris” vẫn chưa lắp ráp lại những mảnh vỡ. Có nhiều người đã chết, nhưng họ vẫn chưa hiểu được họ phải kết nối với con người mới như thế nào.

“Nhưng với thế hệ của con thì sao?”, nhà văn Vĩnh Quyền hỏi Lê Chân Nhân. Những trình bày của cậu sinh viên gửi đi một thông điệp, cậu ít quan tâm đến những khẩu hiệu hòa hợp, hòa giải, đoàn kết. Cậu sẽ sống và hành động theo cách của cậu, điều mà không ít người trẻ kết nối với nhau là những giá trị thực mà con người tạo ra cho xã hội, là những sản phẩm phục vụ đời sống vật chất và mang đến hạnh phúc cho cộng đồng. Con người mà họ kết nối không chỉ là vùng miền của một quốc gia, mà là toàn cầu, là nhân loại. Tư duy hội nhập của công dân quốc tế không có chỗ cho những phân biệt đối xử.

Nỗi ưu tư bên sông Hàn

Hai năm sau, ngồi uống bia với nhà văn Vĩnh Quyền bên sông Hàn - Đà Nẵng, ông không còn nhắc đến sự kết nối các mảnh vỡ trong tâm hồn của những trí thức thời hậu chiến, bởi vì thực ra, cuốn tiểu thuyết của ông đã nói đến điều không thể, ít nhất là ở thế hệ của ông. Ông đang mang một nỗi ưu tư khác.

Nhà văn Vĩnh Quyền phân tích, ai cũng tưởng mình rất “đậm đà bản sắc Việt”, nhưng có đúng như vậy không? Ông đang suy nghĩ rất nhiều về đề tài thế hệ trí thức trẻ Việt Nam hôm nay. Họ là những người học hành tử tế ở trong nước, du học ở các nước văn minh trên khắp thế giới. Và điều cần phải đặt ra là sự kết nối của họ với truyền thống văn hóa Việt Nam.

Nhà văn Vĩnh Quyền cho rằng, lịch sử Việt Nam là một chuỗi đứt gãy tư tưởng (ý thức hệ), lãnh thổ - là những lần phân tranh, chia cắt. Đứt gãy chữ viết là Hán - Nôm - Quốc ngữ, cho nên con cháu đời sau không trực tiếp tiếp xúc, đọc được sách của ông cha là một đứt gãy khủng khiếp, một thảm họa văn hóa. Dù có những bản dịch nhưng chẳng được bao nhiêu so với kho tàng để lại.

Vì vậy lịch sử Việt Nam cũng là một chuỗi nỗ lực kết nối, khi thành, khi bại, tùy thịnh suy của nguyên khí quốc gia.

Điểm lại lịch sử sẽ thấm, Trần Quốc Tuấn cất giấu lời dặn của cha mà chung sức với vua Trần trấn giữ nước Nam, đó là một nỗ lực kết nối lớn trong lịch sử. Ngày nay phần lớn chủ ý quan tâm đến hàn gắn, kết nối giữa những người thuộc thế hệ tạo ra đứt gãy, những người tham gia hoặc là nạn nhân của tiến trình đứt gãy, nhưng ít người quan sát một dòng chảy khác, lặng lẽ hơn của lứa tuổi đôi mươi người Việt, nhưng quan trọng hơn nỗ lực kết nối của thế hệ cha anh vì chính nó là tương lai Việt Nam.

Nếu kết nối của cha anh chủ yếu là hàn gắn đứt gãy sau chiến tranh, thì kết nối của thế hệ trẻ xem ra rộng lớn hơn; kết nối cá nhân với quá khứ dân tộc.

Ở Huế, Paris, Kyoto, đã có những sinh viên tuổi đôi mươi, ngành học đa dạng, đã tập trung thành nhóm nhỏ cùng nhau học chữ Nôm, sau khi được thông báo trên thế giới, kể cả Việt Nam, chỉ còn khoảng một trăm người am hiểu chữ Nôm. Những bạn trẻ này muốn trở thành những “dấu cộng” sau con số khiêm tốn kia, đó chính là một nỗ lực kết nối.

Tôi chia sẻ được những vấn đề mà nhà văn Vĩnh Quyền đặt ra, kể cả nỗi lo lắng sâu trong lòng ông, khi một lớp trẻ nhuộm tóc bảy màu, lướt IPhone, thần tượng diễn viên Hàn Quốc. Một lớp trẻ nghe nhạc Anh, nhảy disco và không thuộc nổi một câu Kiều, một bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi...

Các bạn sinh viên mới tốt nghiệp đại học, họ là lớp trí thức trẻ, có thể kết nối với xã hội công nghiệp dễ dàng, bằng tri thức khoa học, bằng công nghệ thông tin, bằng các kênh khác nhau trên mạng xã hội. Nhưng họ sẽ kết nối như thế nào với lịch sử chân thực, với văn hóa dày dặn của cha ông, họ sẽ tự lấp đầy hoặc được lấp đầy phần đứt gãy bằng cách nào. Gần đây, người ta mới bàn đến việc đưa chiến tranh biên giới, hải đảo vào sách giáo khoa, chưa kể còn nhiều ý kiến tranh luận khác nhau về lịch sử.

Và những điều sâu xa hơn như vốn liếng văn hóa, phong tục, tập quán cha ông có vẻ như ngày càng xa lạ với lớp trẻ. Trong thời đại bùng nổ công nghệ, tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, liệu có còn ai đó học chữ Nôm như một công cụ để kết nối với quá khứ. Trong lớp người trẻ đó, cũng có những ưu tư về lịch sử, văn hóa Việt Nam và xem việc nghiên cứu là sự ký thác đời mình, nhưng chỉ đếm đầu ngón tay so với hàng triệu sinh viên, du học sinh hiện nay.

lê thanh phong
TIN LIÊN QUAN

Một tác phẩm văn học hay về nông dân và nông thôn Việt Nam

GS. TS. Bae, Yangsoo - Trưởng Khoa tiếng Việt, Đại học Ngoại Ngữ Busan, Hàn Quốc |

Lần đầu xuất hiện trên văn đàn, tiểu thuyết “Xứ Đoài mây trắng” của tác giả Nguyễn Sơn Đỗng (Nhà xuất bản Hội Nhà văn- năm 2017) đã gây được sự chú ý tới giới chuyên môn và bạn đọc. Xin giới thiệu bài viết của GS. TS Bae, Yangsoo, Trưởng Khoa tiếng Việt, Đại học Ngoại ngữ Busan, Hàn Quốc về tác phẩm này.

Ma Văn Kháng - năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương

M.K |

Nhà văn Ma Văn Kháng cùng Đinh Tị Books chính thức giới thiệu đến độc giả thủ đô, đặc biệt là các bạn trẻ 8 cuốn sách tiêu biểu nhất của ông gồm “Mùa lá rụng trong vườn”, “Đám cưới không có giấy giá thú”, “Đồng bạc trắng hoa xòe”, “Gặp gỡ ở La Pan Tẩn”, “Một mình một ngựa” và 3 tập sách “100 truyện ngắn Ma Văn Kháng”.

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến: Không có chuyện từ chối giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội

Đào Bích |

Trả lời PV Báo Lao Động, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến khẳng định không có chuyện 2 tác giả dịch Thuận và Lê Ngọc Mai từ chối nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội.

Mê mẩn với những cung đường mai vàng rực rỡ ở miền Tây

YẾN PHƯƠNG |

Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, chạy dọc các kênh ở huyện Vĩnh Thạnh (TP. Cần Thơ), bạn sẽ bắt gặp những cung đường mai vàng rực rỡ, đẹp mắt, tô điểm sắc xuân cho một vùng quê thanh bình.

Người dân bức xúc khi phải trả phí vào lễ đền Quán Thánh đầu năm

BÙI THƠM - HẢI DANH |

Là một trong những địa điểm tâm linh thu hút khách bậc nhất dịp đầu năm tại Hà Nội, nhiều người đến dâng hương tại đền Quán Thánh tỏ ra rất bức xúc vì phải xếp hàng mua vé.

Độc đáo chiêu lì xì của giáo viên giúp học sinh bắt nhịp học sau Tết

Tường Vân |

Nhiều giáo viên đã chuẩn bị các hình thức lì xì mới lạ, độc đáo để học sinh không cảm thấy áp lực khi trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết dài ngày.

Chuyến tàu quốc tế đầu tiên, đưa hơn 2.000 du khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 26.1, Tàu MEIN SCHIFF 5 đã an toàn cập cảng SP-PSA tại TX.Phú Mỹ, đưa 2.370 du khách quốc tế (trong đó 95% là người Đức) đến tham quan du lịch tại Việt Nam.

Khách bay tăng kỷ lục sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Minh Hạnh |

Khoảng 536 lượt chuyến bay (156 chuyến bay quốc tế và 380 chuyến bay quốc nội) với khoảng 85.000 lượt khách tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài trong ngày mùng 5 Tết.

Một tác phẩm văn học hay về nông dân và nông thôn Việt Nam

GS. TS. Bae, Yangsoo - Trưởng Khoa tiếng Việt, Đại học Ngoại Ngữ Busan, Hàn Quốc |

Lần đầu xuất hiện trên văn đàn, tiểu thuyết “Xứ Đoài mây trắng” của tác giả Nguyễn Sơn Đỗng (Nhà xuất bản Hội Nhà văn- năm 2017) đã gây được sự chú ý tới giới chuyên môn và bạn đọc. Xin giới thiệu bài viết của GS. TS Bae, Yangsoo, Trưởng Khoa tiếng Việt, Đại học Ngoại ngữ Busan, Hàn Quốc về tác phẩm này.

Ma Văn Kháng - năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương

M.K |

Nhà văn Ma Văn Kháng cùng Đinh Tị Books chính thức giới thiệu đến độc giả thủ đô, đặc biệt là các bạn trẻ 8 cuốn sách tiêu biểu nhất của ông gồm “Mùa lá rụng trong vườn”, “Đám cưới không có giấy giá thú”, “Đồng bạc trắng hoa xòe”, “Gặp gỡ ở La Pan Tẩn”, “Một mình một ngựa” và 3 tập sách “100 truyện ngắn Ma Văn Kháng”.

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến: Không có chuyện từ chối giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội

Đào Bích |

Trả lời PV Báo Lao Động, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến khẳng định không có chuyện 2 tác giả dịch Thuận và Lê Ngọc Mai từ chối nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội.