Việt Nam - Dấu ấn kỷ lục về chỉ số Đổi mới sáng tạo năm 2017

ngũ hiệp |

Theo Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu năm 2017, Việt Nam đã tăng hạng khá ấn tượng, từ vị trí 59/128 lên vị trí 47/127 nước và nền kinh tế (tăng 12 bậc). Đây là thứ hạng cao nhất Việt Nam từng đạt được từ trước đến nay. Việt Nam còn đứng vị trí số 1 về chỉ số ĐMST năm 2017 trong số các nước có thu nhập trung bình thấp.

Từ 59 lên vị trí 47

Nghị quyết 19-2017/NQ-CP của Chính phủ về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng năm 2020 đã đưa ra nhiệm vụ cải thiện các chỉ số về ĐMST với những mục tiêu cụ thể. Trong đó có mục tiêu đến năm 2020, các chỉ số ĐMST của Việt Nam (theo đánh giá của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới) đạt trung bình ASEAN 5.

Tại Hội nghị “Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP của Chính phủ về chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) năm 2017” nhằm đánh giá công tác triển khai hoạt động và kết quả đạt được năm 2017 cũng như đề xuất giải pháp để cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) vừa diễn ra tại Hà Nội mới đây, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh cho biết, Bộ Chỉ số ĐMST toàn cầu có nội dung rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực, mang tính liên ngành, đòi hỏi chuyên môn sâu. Đây là một công việc mới và nhiều thách thức, đòi hỏi các bộ/ngành/địa phương phải thường xuyên phối hợp, trao đổi và cập nhật số liệu mới.

Với vai trò đầu mối theo dõi việc cải thiện chỉ số ĐMST, trong năm 2017, Bộ KH&CN đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ các bộ/ngành/địa phương trong việc tìm hiểu ý nghĩa, phương pháp, cách tính toán và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số ĐMST.

Sau gần 1 năm triển khai tìm hiểu phương pháp, cách tính toán và ý nghĩa của các chỉ số ĐMST, việc xây dựng chương trình, kế hoạch hành động và xác định trách nhiệm của từng cơ quan đơn vị đã bước đầu cho thấy nhiều ưu điểm cũng như hạn chế nhất định. Về ưu điểm, các bộ/ngành/địa phương đã ban hành được nhiều chương trình, kế hoạch hành động; các cơ quan đều phân công đơn vị chịu trách nhiệm cải thiện chỉ số này.

Về công tác tìm hiểu về phương pháp, cách tính toán và ý nghĩa của các chỉ số ĐMST, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết: phần lớn các Bộ, ban ngành đã tích cực chủ động nghiên cứu tìm hiểu, tham gia các hội thảo tập huấn, hướng dẫn do Bộ tổ chức và có nhiều Bộ/ngành/địa phương đã tham dự cũng như chủ động tổ chức các buổi hội thảo.

Đặc biệt, chỉ số “Tốc độ tăng năng suất lao động” (GDP/người lao động) của Việt Nam đứng thứ 1/127 nước và vùng lãnh thổ. Đây là chỉ số đo lường tốc độ tăng năng suất lao động (được định nghĩa là sản lượng đầu ra trên một đơn vị đầu vào lao động). Bình quân GDP/lao động được tính bằng cách lấy GDP chia cho tổng số việc làm trong nền kinh tế.

Như vậy, năm 2017 Việt Nam có nhiều trụ cột và tiểu chỉ số được xếp hạng cao. Nhờ có sự cải thiện cả Nhóm tiểu chỉ số đầu vào và đầu ra của ĐMST, nên tỉ lệ hiệu quả ĐMST của Việt Nam cũng tăng bậc (từ 11 năm 2016 lên 10 năm 2017). Đây cũng là chỉ số có thứ hạng cao trong nhiều năm qua của Việt Nam.

Chủ động cập nhật số liệu

Đánh giá về hoạt động thúc đẩy các chỉ số ĐMST thời gian qua, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN Hoàng Minh cho biết, theo phân công của Chính phủ, Bộ KH&CN đã hướng dẫn các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh tìm hiểu phương pháp, cách tính toán và ý nghĩa của các chỉ số ĐMST; tổ chức thực hiện, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện tại các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh; tổng hợp kết quả thực hiện cải thiện các chỉ số; đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chính sách, cơ chế, giải pháp, nhiệm vụ phát sinh để cải thiện các chỉ số được phân công... Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh tuyên truyền kết quả xếp hạng chỉ số ĐMST của Việt Nam, năm 2017, Bộ KH&CN đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền về chỉ số ĐMST như phối hợp với chuyên gia của WIPO tổ chức Hội thảo về chỉ số ĐMST năm 2017 của Việt Nam với sự tham dự của nhiều bộ/ngành/địa phương, tổ chức các hội thảo hướng dẫn triển khai cho các địa phương cả nước...

Năm 2017 đánh dấu sự tăng hạng vượt bậc của Việt Nam từ thứ hạng 59 năm 2016 lên thứ 47 (tăng 12 bậc). So với năm 2016, chỉ số đầu vào ĐMST của Việt Nam đã tăng lên 8 bậc, chỉ số đầu ra ĐMST tăng 4 bậc, hiệu suất đầu vào/đầu ra ĐMST của Việt Nam xếp hạng 10. Các chỉ số về năng lực cạnh tranh cũng như môi trường kinh doanh cũng đều có sự tăng trưởng đáng kể.

Để phục vụ tính toán chỉ số ĐMST 2018, Bộ KH&CN đã thực hiện rà soát hiện trạng dữ liệu, xác định các chỉ số còn thiếu dữ liệu hoặc có dữ liệu chưa cập nhật để đề nghị các Bộ, cơ quan có liên quan thu thập và bổ sung dữ liệu. Tháng 11.2017, Bộ KH&CN đã làm việc, trao đổi với chuyên gia của Tổ chức WIPO để hỗ trợ kết nối với các chuyên gia của tổ chức quốc tế khác nhằm làm rõ phương pháp, cách thức thu thập dữ liệu để bổ sung cho các chỉ số còn thiếu.

Về việc cung cấp thông tin để các tổ chức quốc tế có căn cứ xác thực trong đánh giá xếp hạng, bên cạnh các chỉ số đã có sẵn và được cập nhật hàng năm, ngay trong tháng 2.2017, Bộ KH&CN đã khẩn trương rà soát số liệu, thông tin của các chỉ số ĐMST năm 2016, phối hợp với một số bộ và chỉ đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ KH&CN khẩn trương thu thập các số liệu để đối chiếu, phục vụ cho việc đánh giá, xếp hạng chỉ số ĐMST của Việt Nam năm 2017. Chính việc cập nhật số liệu này đã góp phần giúp công tác đánh giá, xếp hạng chỉ số ĐMST của Việt Nam năm 2017 được đầy đủ và phản ánh thực trạng hơn. “Tuy nhiên, chỉ số ĐMST đánh giá ở cấp quốc gia, ngoại trừ các chỉ số thống kê quốc gia được cơ quan thống kê thực hiện, chưa có phương pháp thu thập thông tin để đánh giá, xếp hạng ở cấp địa phương nên vai trò của các địa phương trong việc cung cấp thông tin, số liệu còn chưa rõ ràng”, Viện trưởng Hoàng Minh cho hay.

Số chứng chỉ ISO 9001, ISO 14001 tăng trưởng mạnh

Liên quan đến chỉ số ĐMST năm 2017 đối với hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TĐC), Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TĐC Nguyễn Hoàng Linh cho biết, Tổng cục TĐC được phân công chủ trì tổ chức cải thiện 7 chỉ số, trong đó có 3 chỉ số thuộc nhóm chỉ số ĐMST gồm: “Số chứng chỉ ISO 9001/tỉ $PPP GDP”; “Số chứng chỉ ISO 14001/tỉ $PPP GDP” và “Tốc độ tăng năng suất lao động” (GDP/người lao động).

“Số liệu số chứng chỉ ISO 9001. ISO 14001 được WIPO sử dụng để tính toán trong Chỉ số ĐMST toàn cầu được lấy từ số liệu khảo sát của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế - ISO. Theo công bố của Tổ chức ISO, số chứng chỉ ISO 9001 của Việt Nam năm 2015 là 4.148, số chứng chỉ ISO 14001 là 1.198. Như vậy, số chứng chỉ ISO 9001, ISO 14001 tăng so với 2014”, Phó Tổng cục trưởng cho hay.

Theo số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì GDP tính theo PPP năm 2015 của Việt Nam là 553.491 tỉ USD. Dựa vào số liệu này, chỉ số ISO 9001 năm 2017 của Việt Nam là 7,5 ( tăng 1,4% so với năm 2016), chỉ số ISO 14001 năm 2017 của Việt Nam là 2,2 ( tăng 37,5% so với năm 2016).

Hiện nay các chỉ số này đang tiếp tục tăng so với các năm trước liên quan tới các hoạt động mà Tổng cục triển khai thực hiện trong các năm qua như: Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý theo ISO 9001, ISO 14001; Đẩy mạnh triển khai Chương trình quốc gia năng suất chất lượng và các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, tư vấn hướng dẫn áp dụng các hệ thống quản lý vào tổ chức, doanh nghiệp trong nước.

Nhằm thăng hạng, cải thiện chỉ số ĐMST của Việt Nam, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng, các Bộ, ban ngành được giao nhiệm vụ chủ trì các chỉ số ĐMST cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các địa phương về cách thức triển khai thực hiện, đồng thời mong muốn sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của UBND các tỉnh, thành phố. Ngoài ra, các Bộ ngành chủ trì các chỉ số cần rà soát lại các chỉ số và cập nhật các chỉ số còn thiếu để giúp Việt Nam tăng hạng trên bảng xếp hạng GII trong năm 2018.

ngũ hiệp
TIN LIÊN QUAN

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.