Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam: Đẩy mạnh ứng dụng phần mềm quét mã vạch Scan and Check hỗ trợ doanh nghiệp

ngũ hiệp |

35 năm xây dựng và phát triển của Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Viện) thì hoạt động tiêu chuẩn, chất lượng luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. 

Đã có 700 QCVN thuộc các lĩnh vực liên quan đến vệ sinh, an toàn sức khỏe, an ninh, môi trường được ban hành; gần 11.000 TCVN đang có hiệu, trong đó hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế đạt tới 54%.

Điều này đã đóng góp không nhỏ cho công tác quản lý; hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước, đổi mới cơ chế quản lý tiêu chuẩn chất lượng và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ứng dụng phần mềm quét mã vạch Scan and Check

Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện vừa diễn ra gần đây, Phó Viện trưởng Phụ trách Viện Ngô Thị Ngọc Hà cho biết, từ khi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực, đến nay đã có hơn 700 QCVN thuộc các lĩnh vực liên quan đến vệ sinh, an toàn sức khỏe, an ninh, môi trường được ban hành đáp ứng được yêu cầu phục vụ quản lý nhà nước của các Bộ, ngành và địa phương. Bộ KH&CN đã ban hành 13 QCVN, trong đó có 8 QCVN do Viện biên soạn.

Ngoài ra, gần 11.000 TCVN đang có hiệu lực, hệ thống TCVN phát triển theo hướng tăng cường mức độ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực với mức độ hài hòa đạt 49%, trong đó hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế đạt tới 54%.

Bên cạnh đó, Viện xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho các sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước như: Mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy; xăng, nhiên liệu diezen và nhiên liệu sinh học; an toàn đồ chơi trẻ em; khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)...

Đối với hoạt động mã số mã vạch, từ năm 1995, Viện được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TĐC) giao nhiệm vụ hướng dẫn các tổ chức, nhà sản xuất, kinh doanh của Việt Nam ghi mã quốc gia 893 lên các sản phẩm, dịch vụ và địa điểm, phục vụ cho việc quét và thu thập dữ liệu tự động, tạo điều kiện cho quá trình quản lý, kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.

Tính đến nay đã có gần 25.000 mã doanh nghiệp GS1 và 23.733 mã địa điểm toàn cầu được cấp. Đặc biệt, mạng đồng bộ hóa dữ liệu toàn cầu với gần 14.000 tổ chức sử dụng trên hàng loạt sản phẩm lưu thông trên thị trường. “Việc đưa phần mềm quét mã vạch Scan and Check đã được triển khai góp phần quan trọng vào việc minh bạch thông tin chính hãng về xuất xứ, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh” - bà Hà cho hay.

Đặc biệt, với tinh thần hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trước xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay cũng như tôn vinh xứng đáng cho những doanh nghiệp đã nỗ lực đạt thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Giải thưởng chất lượng Quốc gia (GTCLQG) được đánh giá là một hoạt động nổi bật của Viện trong những năm qua. Giải thưởng đã thu hút được sự quan tâm và tạo được uy tín trong cộng đồng doanh nghiệp, uy tín đối với cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng trong xã hội.

Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, mục tiêu của GTCLQG nhằm khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất - chất lượng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Giải thưởng có quy trình đánh giá và xét thưởng chặt chẽ, thống nhất dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch và khách quan với sự tham dự của hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước cũng như đại diện của các tổ chức có liên quan. Trên cơ sở các tiêu chí khoa học và toàn diện, các cấp hội đồng giải thưởng từ địa phương đến trung ương đã làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm và tâm huyết để chọn ra những doanh nghiệp tiêu biểu nhất để đề xuất Thủ tướng Chính phủ trao giải.

Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp đạt giải hằng năm đã có những thành tích nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh và có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ 1996 đến nay, đã có 1.842 lượt DN đạt giải, trong đó, có 218 DN đạt Giải Vàng, 44 DN được trao giải thưởng GPEA.

“Năm 2017 có 73 doanh nghiệp đạt GTCLQG và 04 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương (GPEA). Đây là dịp để chúng ta ghi nhận những nỗ lực và đóng góp không ngừng của các doanh nghiệp đạt giải, đồng thời khích lệ những doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu để vươn tới sự phát triển bền vững về hệ thống quản trị và sản xuất kinh doanh”, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho hay.

Sử dụng phần mềm quét mã vạch Scan and Check sẽ tạo minh bạch thông tin chính hãng về xuất xứ, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sử dụng phần mềm quét mã vạch Scan and Check sẽ tạo minh bạch thông tin chính hãng về xuất xứ, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thu hút nguồn lực bên ngoài

Để phục vụ chương trình nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa của Việt Nam đến năm 2020, Phó Viện trưởng Phụ trách Ngô Thị Ngọc Hà cho biết: Hàng năm Viện xây dựng trên 500 TCVN theo phương thức Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia tập trung vào các đối tượng phục vụ quản lý nhà nước và các sản phẩm hàng hóa chủ lực của Việt Nam.

Đánh giá về hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, bà Hà cho rằng, quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia so với quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc tế còn hạn chế về tính “mở” ở cả thành phần tham gia xây dựng tiêu chuẩn cho đến công khai những thông tin về quá trình xây dựng tiêu chuẩn. Để nâng cao chất lượng tiêu chuẩn quốc gia, đảm bảo mục tiêu tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng trên cơ sở đáp ứng yêu cầu thực tiễn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cần mở rộng thành phần tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, từ đó các vấn đề như kinh phí, nhu cầu của doanh nghiệp, quyền lợi người tiêu dùng... sẽ được đảm bảo.

“Thực tế là chưa lôi kéo được sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và do đó doanh nghiệp thường thiếu thông tin về tiêu chuẩn quốc gia và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia sau khi công bố”, bà Hà cho biết.

Nhằm thu hút, phát triển nguồn lực đối với lĩnh vực tiêu chuẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục TĐC Trần Văn Vinh cho rằng: Trong bối cảnh phát triển và hội nhập, để đáp ứng các nhu cầu xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia đang thay đổi nhanh chóng và việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cần dựa trên nhu cầu thị trường với sự tham gia tự nguyện và rộng rãi của các bên có lợi ích liên quan như các cơ quan quản lý, các tổ chức sản xuất - kinh doanh; các hội, hiệp hội chuyên ngành... thì yêu cầu xã hội hóa hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam là yêu cầu cần được nghiên cứu và triển khai một cách bài bản và thích hợp.

Đồng thời, việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động xây dựng tiêu chuẩn cũng cần được tính đến bởi hiện nhiều doanh nghiệp đang đi trước, đón đầu và có nhiều sản phẩm hàng hóa xuất nhập khẩu sang nhiều thị trường khác nhau. Do vậy, Viện cần nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp Việt để thúc đẩy hoạt động xã hội hóa trong hoạt động tiêu chuẩn.

Theo đó, Viện cần tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng tiêu chuẩn, nâng cấp, nâng cao vai trò của Ban kỹ thuật, chủ động sáng tạo trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, xã hội hóa hoạt động tiêu chuẩn; cải tiến, đẩy mạnh tuyên truyền để GTCLQG có thương hiệu và lan tỏa hơn; nâng cao giá trị gia tăng trong hoạt động mã số mã vạch.

Đặc biệt, cần tiếp tục chú trọng đào tạo nâng cao đội ngũ cán bộ có năng lực, trí tuệ để đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp TĐC nói riêng và sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung trong thời gian tới.


ngũ hiệp
TIN LIÊN QUAN

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.