Văn mẫu biến giáo viên trở thành những “thợ dạy” đúng nghĩa

Phạm Thái Lê (Giáo viên Ngữ văn Trường Marie Curie Hà Nội) |

Văn mẫu khiến những người bà, người mẹ được tả giống hệt nhau, khiến những đứa trẻ không còn nhu cầu đưa ra những góc nhìn mới mẻ, sáng tạo và biến những giáo viên trở thành “thợ dạy” đúng nghĩa.

Văn mẫu triệt tiêu sự sáng tạo

Tuần qua, Bộ GDĐT tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục Trung học. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn yêu cầu năm học mới các trường THPT phải học thật, thi thật. Riêng môn Ngữ văn phải chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu.

Là một giáo viên dạy Ngữ văn với 28 năm kinh nghiệm, tôi cảm thấy rất tâm đắc với những quan điểm của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.

Trước hết, chúng ta cần thống nhất cách hiểu “văn mẫu” là gì?

Thứ nhất, đó là những bài tập làm văn được viết sẵn cho những dạng bài tập làm văn trong chương trình học. Ví dụ học đến phần miêu tả sẽ có hàng loạt bài miêu tả bình minh, hoàng hôn, cơn mưa, dòng sông...; học đến kể chuyện sẽ có sẵn những mẩu chuyện về lỗi lầm, về việc tốt; học về nghị luận thì có hàng loạt các bài về hiện tượng xã hội hoặc vấn đề đạo lí lẽ sống trong sách, trên các trang mạng.

Những bài viết đó được học sinh “tham khảo” rồi “đạo” ở các mức độ khác nhau. Chính vì thế mà có những người bà, người mẹ được tả giống hệt nhau. Có hàng loạt bài văn kể về người tốt việc tốt đều là nhặt được tiền tìm đến chú công an nhờ trả hay hành động giúp cụ bà qua đường. Hay trong văn Nghị luận xã hội thì có hàng loạt bài viết liên hệ bản thân bắt đầu bằng câu “là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường... chúng em phải...” - những hành động y như nhau, từ bài văn này sang bài khác.

Thứ hai, văn mẫu còn được hiểu là những gì thầy cô giảng/đọc cho trò chép trên lớp là mẫu, là chuẩn. Học sinh không được hiểu sai hiểu khác mà thực ra cách dạy đọc chép cũng đã triệt tiêu nhu cầu hiểu khác của trò rồi. Bản thân người dạy cũng không dám giảng khác với sách giáo viên, khác với những gì thầy của họ đã dạy sách của thầy đã viết. Tức là tất cả mọi người dạy chỉ có một góc nhìn chung, đều đi theo một tiến trình cứng nhắc, đều chuyển tải một nội dung như thế từ năm này sang năm khác, từ thế hệ học sinh này sang thế hệ khác. Tự họ, cũng triệt tiêu trong mình nhu cầu khám phá cái mới của tác phẩm để trở thành “thợ dạy” đúng nghĩa.

Ở đây, chúng ta cần phân biệt với những bài/đoạn văn mẫu mực kinh điển cần tiếp cận hay những phương pháp mà người dạy cung cấp để hướng dẫn trò đọc/ viết. Đó là phần “tri thức ngữ văn” bắt buộc phải trang bị cho trò

Dạy văn không có một góc nhìn duy nhất

Chấm dứt văn mẫu trong dạy - học văn là điều cần thiết nhưng bắt đầu từ đâu?

Theo tôi, quan trọng nhất là từ người dạy. Trước hết, người dạy cũng cần tự loại bỏ cái gọi là “giáo án mẫu”. Lâu nay, để giảng dạy tác phẩm văn học, nguời dạy thường thuyết giảng, hoặc có tổ chức để học sinh tìm hiểu thì cũng quy về phần nội dung “cần truyền đạt”. Nghĩa là vẫn phương thức dạy rót đầy, áp đặt, đóng khung trong kiến thức của người dạy, quy chiếu về cái mà người dạy đã ấn định để tính đúng - sai, thiếu - đủ. Dạy văn không thể đo lượng như thế được. Không thể có một góc nhìn duy nhất, không thể có một chân lý tuyệt đối.

Một tác phẩm văn học tồn tại trong mỗi người đọc như một dị bản. Nhà văn không trổ chỉ một cánh cửa cho bạn đọc bước vào tác phẩm mà mỗi người đọc, bằng tri thức nền tảng và cảm thức khác nhau, bằng xuất phát điểm và trải nghiệm khác nhau, bằng môi trường sống và tâm trạng tiếp nhận khác nhau, tự mình mở một lối đi riêng, đồng sáng tạo với tác giả để cảm tác phẩm theo cách của riêng mình. Nếu mỗi tác phẩm văn học là một lâu đài thì nhiệm vụ của người dạy là dẫn trò đến trước lâu đài ấy, chỉ ra những cách có thể tiếp cận và khám phá. Mỗi trò có quyền thích hay ghét, trân trọng hay khinh thường, hài lòng hay khó chịu, vui vẻ hay đau khổ, xót xa hay hả hê... với lâu đài, với một góc nào đó của lâu đài. Đó là quyền bất khả phủ định.

Giáo viên cần lắng nghe tôn trọng cách hiểu, cách cảm của trò. Mỗi nhà giáo chỉ cung cấp kiến thức mang tính phương pháp luận để trò tiếp cận tác phẩm theo con đường riêng, góc nhìn riêng của trò. Muốn vậy, hình thức tổ chức giờ học không thể đi theo tiến trình như lâu nay. Bản thân người dạy có kế hoạch dài hơi cho sự chuẩn bị của trò trước khi trình bày và thảo luận trên lớp. Và với mỗi đối tượng học trò sẽ có những mức độ công việc chuẩn bị khác nhau chứ không thể cùng chung một giáo án mẫu. Việc tự tiếp cận và được thể hiện quan điểm của người học sẽ tạo dựng được cách học chủ động, từ đó hình thành lối tư duy độc lập và năng lực tự diễn đạt điều trò nghĩ, cảm chứ không phải “nhai lại” lời người dạy.

Thay đổi cách ra đề kiểm tra, đánh giá

Chúng ta cần xác định rõ mục tiêu của chương trình dạy học văn là phát triển năng lực (năng lực tư duy, năng lực cảm thụ, năng lực ngôn ngữ...) để từ đó bồi đắp và hình thành phẩm chất.

Như vậy, việc kiểm tra là để đánh giá quá trình phát triển năng lực so với chính mỗi trò. Muốn vậy, người dạy cần chú trọng đánh giá khả năng biểu đạt chứ không phải kiểm tra lại nội dung đọc hiểu đã thống nhất từ những tác phẩm trong sách giáo khoa. Nghĩa là người dạy không chú trọng tính đếm về lượng (thiếu đủ), không soi xét quan điểm (đúng sai), tuyệt đối không đánh giá cao những bài mang tính sao chép “đạo” từ văn mẫu. Người học có thể có cái non nớt trong cảm nhận, khác biệt trong đánh giá nhưng đó đúng là điều trò nghĩ và cảm.

Muốn thế, đáp án phải chấp nhận cả chiều thuận lẫn nghịch. Nghĩa là trò được phép đồng thuận hay phản đối. Vừa đồng thuận vừa phản đối. Đồng thuận ở góc này mà phản đối ở góc kia. Nghĩa là người làm đáp án vừa phải hình dung các tình huống vừa phải chấp nhận hết mọi tình huống. Vấn đề là trò lập luận như thế nào để thuyết phục người chấm, người đọc về góc nhìn của mình. Như vậy chấm văn không phải trọng về nội dung mà phải trọng cách diễn đạt, khả năng thuyết phục, mức độ hấp dẫn người đọc bằng ngôn từ, lý lẽ, lập luận, bố cục...

Thừa nhận và ghi nhận những gì của trò mới động viên trò tư duy độc lập, hình thành và củng cố khả năng chủ động trong học tập. Và có như thế mới loại bỏ được thói học tủ, học vẹt, học đạo văn mẫu... cách học góp phần hình thành sự giả dối, nói những điều mình không nghĩ, không hiểu.

Chính vì thế, việc ra đề thi cần thay đổi, đầu tiên là ở các bài kiểm tra trên lớp cho đến cấu trúc các đề kiểm tra cuối kì, cuối cấp và đặc biệt là kỳ thi quốc gia (dù tôi không ủng hộ sự tồn tại của kì thi này). Tôi đã từng đề cập đến cấu trúc đề mà quỹ điểm cho phần nghị luận xã hội nhiều hơn hoặc chí ít cũng phải ngang bằng quỹ điểm cho phần nghị luận văn học. Tôi ủng hộ ngữ liệu cho phần nghị luận văn học là những văn bản ngoài sách giáo khoa. Tiếp cận một văn bản mới để trò tự nghĩ tự cảm tự biểu đạt chứ không phải “trả chữ cho thầy”.

Để “chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu”, cần lắm một sự thay đổi về cách ra đề thi, cách đánh giá. Chừng nào còn ra đề, chấm thi theo cách cũ thì còn dạy học đọc - chép, và văn mẫu, bài mẫu vẫn còn giá trị.

Phạm Thái Lê (Giáo viên Ngữ văn Trường Marie Curie Hà Nội)
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Đề xuất không tựu trường, khai giảng, bắt đầu học từ ngày 1.9

Huyên Nguyễn |

Sở GDĐT TPHCM vừa có tờ trình UBND TPHCM về phương án và kế hoạch thời gian năm học 2021 – 2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn. Trong đó, Sở GDĐT đề xuất không tổ chức tựu trường, khai giảng.

Bạc Liêu: Sau khai giảng vào ngày 5.9, có thể dạy và học online

NHẬT HỒ |

Chiều 17.8, UBND tỉnh Bạc Liêu quyết định thông qua kế hoạch năm học 2021 – 2022. Thời gian khai giảng đồng loạt các cấp vào ngày 5.9. Tuy nhiên, nếu tình hình dịch COVID-19 phức tạp có thể chuyển sang dạy và học online.

Quảng Ninh dự kiến khai giảng năm học mới vào ngày 5.9

Nguyễn Hùng |

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh này.

Học sinh Quảng Bình sẽ khai giảng năm học mới vào ngày nào?

LÊ PHI LONG |

Tỉnh Quảng Bình sẽ cho khai giảng năm học mới theo đúng như thời gian dự kiến trước khi bùng phát dịch COVID-19 và sẽ quyết định thời gian nghỉ học, kéo dài thời gian năm học trong trường hợp đặc biệt.

Thanh Hóa tổ chức khai giảng năm học mới ngay tại lớp học

Thiều Trang |

Học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ đồng loạt khai giảng vào ngày 5.9.2021. Theo đó, các cơ sở giáo dục sẽ tổ chức khai giảng tại lớp, không tổ chức tập trung.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

TPHCM: Đề xuất không tựu trường, khai giảng, bắt đầu học từ ngày 1.9

Huyên Nguyễn |

Sở GDĐT TPHCM vừa có tờ trình UBND TPHCM về phương án và kế hoạch thời gian năm học 2021 – 2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn. Trong đó, Sở GDĐT đề xuất không tổ chức tựu trường, khai giảng.

Bạc Liêu: Sau khai giảng vào ngày 5.9, có thể dạy và học online

NHẬT HỒ |

Chiều 17.8, UBND tỉnh Bạc Liêu quyết định thông qua kế hoạch năm học 2021 – 2022. Thời gian khai giảng đồng loạt các cấp vào ngày 5.9. Tuy nhiên, nếu tình hình dịch COVID-19 phức tạp có thể chuyển sang dạy và học online.

Quảng Ninh dự kiến khai giảng năm học mới vào ngày 5.9

Nguyễn Hùng |

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh này.

Học sinh Quảng Bình sẽ khai giảng năm học mới vào ngày nào?

LÊ PHI LONG |

Tỉnh Quảng Bình sẽ cho khai giảng năm học mới theo đúng như thời gian dự kiến trước khi bùng phát dịch COVID-19 và sẽ quyết định thời gian nghỉ học, kéo dài thời gian năm học trong trường hợp đặc biệt.

Thanh Hóa tổ chức khai giảng năm học mới ngay tại lớp học

Thiều Trang |

Học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ đồng loạt khai giảng vào ngày 5.9.2021. Theo đó, các cơ sở giáo dục sẽ tổ chức khai giảng tại lớp, không tổ chức tập trung.