Văn hóa văn nghệ thế giới: Những bí mật đằng sau thời trang phong cách Triều Tiên

LAN PHƯƠNG (Theo Business of Fashion) |

Phần lớn đều dùng hàng nhái, nhưng người Triều Tiên vẫn cố gắng để có thể bắt kịp các xu hướng thời trang mới nhất.

Hầu hết người dân Triều Tiên còn quá nghèo để có thể nghĩ tới hai chữ “thời trang”. Tuy nhiên, tại thủ đô Bình Nhưỡng, mức sống cao hơn so với phần còn lại của đất nước cho phép phong cách thời trang nơi đây có những sự thay đổi rõ rệt: không quá nhanh nhưng có lẽ nhiều hơn so với những gì thế giới bên ngoài có thể tưởng tượng được.

Những lệnh cấm vận mà quốc tế đang áp dụng tại Triều Tiên bao gồm cả việc cấm trao đổi, buôn bán các mặt hàng xa xỉ phẩm. Tuy nhiên, nhu cầu ngày càng tăng từ chính người dân nơi đây, khiến một số quốc gia không thực hiện nghiêm túc quy định này; trong khi đó, thị trường chợ đen liên quan đến hàng hóa xa xỉ cũng đang ngày càng phát triển tại quốc gia này. Giờ đây, người ta thậm chí còn có thể tìm thấy những mặt hàng nhập khẩu đắt tiền ngay trong một số trung tâm thương mại giữa thủ đô Bình Nhưỡng. Bách hóa Hae Dang Hwa trông không khác nhiều với những khu shopping sầm uất tại Tokyo và Seoul với các gian hàng bán mỹ phẩm đến từ những thương hiệu quốc tế như Chanel, Dior và Lancome. Còn có bách hóa Rakwon trên đường Changwwang tại trung tâm thành phố bán cả rượu whiskey nhập khẩu và giày dép của hãng Adidas…

 

Một buổi trình diễn thời trang tại Triều Tiên.

Theo một thống kê trình lên Quốc hội Hàn Quốc vào năm 2013, kể từ khi Kim Jong-un lên nắm quyền vào năm 2011, số lượng hàng hóa xa xỉ tiêu thụ tại Triều Tiên đã tăng gấp đôi. Năm 2012, giá trị hàng hóa xa xỉ nhập khẩu vào nước này là 645,8 triệu USD so với mức 300 triệu USD mỗi năm dưới thời Kim Jong-il. Những mặt hàng được ưa chuộng nhất bao gồm mỹ phẩm, túi xách, đồ da, đồng hồ và ôtô.

Trong một số trường hợp, các mặt hàng đắt tiền tại Triều Tiên được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà phân phối Châu Âu. Có nguồn tin cho rằng, hồi còn sống, Chủ tịch Kim Jong-il tiêu hàng triệu đôla mỗi năm cho các hãng đồng hồ Thụy Sĩ danh tiếng. Tuy nhiên, thông thường, các hàng hóa xa xỉ được nhập vào Triều Tiên theo các bên trung gian và buôn lậu qua Trung Quốc - đồng minh thân cận, đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn nhất của quốc gia này.

Thị trường chợ đen bùng nổ

Bên cạnh các trung tâm thương mại sang trọng, một số yếu tố mang đậm tính phương Tây cũng đang xuất hiện ngày càng nhiều tại Bình Nhưỡng, như các quán ăn và quán cà phê phong cách Châu Âu, khu nghỉ dưỡng trượt tuyết và thậm chí cả một công viên giải trí theo chủ đề…

Trong khi những dịch vụ xa xỉ trên thường chỉ dành cho những người không chỉ có tiền, mà còn phải có cả địa vị trong giới chính trị, thì phần còn lại của Triều Tiên có thể tìm thấy hầu như tất cả mọi thứ ở ngoài chợ đen.

 

Bên trong bách hoá Hae Dang Hwa trông sang trọng không khác gì các trung tâm thương mại tại các quốc gia phương Tây.

Jangmadang (tiếng Hàn có nghĩa là chợ) là thuật ngữ để chỉ chợ đen ở Triều Tiên. Xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1990, thị trường chợ đen tại đây ngày càng phát triển, và đặc biệt “nở rộ” dưới thời Kim Jong-un.

“Jamadang đóng vai trò rất quan trọng trọng nền kinh tế Triều Tiên”, Inhae Yeo, Giám đốc Công ty thời trang Oikonomos nói. “Mỗi ngày có hàng đoàn xe tải qua lại giữa biên giới Trung Quốc và Triều Tiên, chở cả những hàng hóa hợp pháp và bất hợp pháp”, một chuyên gia giấu tên cho biết. Những mặt hàng này sau đó sẽ được bán tại các khu chợ hoặc một số nhà riêng - chính là các cửa hàng nhưng không đăng ký kinh doanh.

“Trường học và trường đại học cũng là một địa điểm mua bán hàng hóa được ưa thích”, Adam Cathcart, một giảng viên lịch sử Châu Á tại Đại học Leeds, Anh quốc và là biên tập viên của SinoNK.com - một trang web chuyên về Đông Bắc Á. Theo Cathcart, những nơi này an toàn hơn cho người mua, vì ở một số chợ đen thường diễn ra tình trạng nói thách hoặc bán hàng hóa kém chất lượng.

Ảnh hưởng lớn từ nước ngoài

Một trong những ảnh hưởng lớn nhất đến sự lưu chuyển hàng hóa ở thị trường chợ đen Triều Tiên chính là làn sóng văn hóa Hàn Quốc với các series truyền hình, K-Pop…, bên cạnh những bộ phim bom tấn Hollywood - thường được nhập lậu vào Triều Tiên dưới dạng thẻ nhớ USB hoặc đĩa DVD. Phần lớn người dân Triều Tiên ngày càng trở nên quen thuộc với những ngôi sao nổi tiếng, thời trang, ẩm thực, thậm chí cả ngôn ngữ nói lóng của Hàn Quốc và phương Tây.

 

Ban nhạc Moranbong với phong cách ăn mặc “bỏng mắt’ đang dần được chấp nhận tại xã hội Triều Tiên.

Đáp lại sự nổi tiếng của những ban nhạc Hàn Quốc như Girls Generation, Kim Jong-un đã cho thành lập Moranbong, một nhóm nhạc toàn những thiếu nữ Bắc Triều, được biết đến với những ca khúc dạng như “Đất nước của tôi là điều tốt nhất”… Moranbong cũng góp phần định hình nên phong cách thời trang mới - khác xa với những gì phụ nữ Triều Tiên vẫn mặc trước đây, và khiến nó dần được chấp nhận ở quốc gia bảo thủ này.

Nếu trong quá khứ, quy định trang phục cho phụ nữ Triều Tiên là quần áo rộng rãi, váy chạm đầu gối, quần bò màu đen (quần bò xanh được cho là biểu tượng của Mỹ, một “kẻ thù” của chính quyền Triều Tiên) và không được nhuộm tóc - thì trong những năm gần đây, những cấm đoán này đã dần được nới lỏng. Người ta đã bắt đầu nhìn thấy giày cao gót, váy ngắn, và túi hàng hiệu trên các đường phố của thủ đô Bình Nhưỡng.

 

Phu nhân Kim Jong-un, bà Ri Sol-ju được cho là sở hữu một chiếc túi xách của thương hiệu Christian Dior. 

“Phần lớn mọi người đều dùng hàng nhái từ Trung Quốc, nhưng vẫn cố gắng để có thể bắt kịp các xu hướng thời trang mới nhất”, Vicky Modieddeen của Koryo Tours, một công ty du lịch chuyên tổ chức tour đến Triều Tiên cho biết. Không khó để nhận ra những phiên bản nhái của một đôi giày hàng hiệu từng được nữ diễn viên Hàn Quốc nổi tiếng Kim Tae-hee diện, hoặc mẫu áo khoác Burberry nổi tiếng xuất hiện đâu đó trong thành phố. Ngay cả phu nhân của Kim Jong-un, Ri Sol-ju cùng được phát hiện từng xách một chiếc túi của thương hiệu thời trang xa xỉ đến từ nước Pháp - Christian Dior.

LAN PHƯƠNG (Theo Business of Fashion)
TIN LIÊN QUAN

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận 10.000 USD cảm ơn

Việt Dũng |

Ngoài chỉ đạo cấp dưới thương thảo, đàm phán nhà thầu "hỗ trợ" 2-5% giá trị gói thầu, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn còn nhận "cảm ơn".