Văn hóa văn nghệ thế giới: Nghệ thuật Đông Nam Á vươn mình ra biển lớn

LAN PHƯƠNG (Tổng hợp) |

Nếu trong quá khứ, thị trường nghệ thuật Đông Nam Á chỉ là một cái tên xa lạ trong cộng đồng nghệ thuật toàn cầu, thì giờ đây mọi thứ đã thay đổi. Với việc các nhà sưu tầm nghệ thuật khu vực đang dần hướng ra quốc tế, thay vì chỉ sưu tầm các tác phẩm trong nước; bên cạnh cơ sở hạ tầng phục vụ cho nghệ thuật ngày càng nâng cao, Đông Nam Á đã bắt đầu trỗi dậy, dần khẳng định mình như một trụ cột của nghệ thuật Châu Á.

Năng lượng sáng tạo đến từ sự đa dạng

Về mặt kinh tế - chính trị, Đông Nam Á có lẽ là một trong những khu vực đa dạng nhất trên thế giới. Chính sự đa dạng này lại tạo ra một năng lượng sáng tạo nghệ thuật vô cùng lớn, hấp dẫn các nhà sưu tầm cả trong và ngoài khu vực.

Tác phẩm “Vẽ tranh với lịch sử trong một căn phòng đầy ắp người có tên gây cười 3” của nghệ sĩ Thái Lan - Korakrit Arunanondchai.

Đóng vai trò “đầu tàu” cho nghệ thuật Đông Nam Á chính là Singapore. Mặc dù không phải là thị trường nghệ thuật lớn nhất trong khu vực, nhưng với uy tín của một trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, Singapore mang một ý nghĩa quan trọng, giúp kết nối giữa các cá nhân và tổ chức nghệ thuật trong toàn Đông Nam Á lại với nhau. Ra đời năm 2010, Singapore FreePort đề ra mục tiêu trở thành công ty kinh doanh nghệ thuật lớn nhất khu vực Đông Nam Á. 4 năm sau, giá trị các tác phẩm nghệ thuật công ty này đã xuất khẩu tăng lên khoảng 40%, đạt mức hơn 300 triệu USD, đưa nó trở thành một trong những cái tên hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh nghệ thuật tại các thị trường mới nổi.

Lorenzo Rudolf, người sáng lập của Art Stage Singapore - một trong những hội chợ nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Đông Nam Á, đánh giá, chất lượng sống mang tầm quốc tế của Singapore đã giúp quốc đảo này giữ vị trí chủ đạo, trong một “thị trường khu vực bị chia cắt, với rất nhiều thị trường quốc gia nhỏ lẻ”. Sự xuất hiện của Art Stage tại Singapore đã góp phần không nhỏ khiến thị trường nghệ thuật Đông Nam Á ngày càng sôi động. “Rất nhiều thứ bắt đầu thay đổi kể từ khi hội chợ nghệ thuật ra đời”, Rudolf cho biết.

Những băn khoăn về giới sưu tầm nghệ thuật

Trung tâm nghệ thuật đương đại Gillman Barracks được thành lập năm 2012 tại Singapore. Mặc dù từng được rất nhiều Gallery hàng đầu thế giới lựa chọn để đặt chi nhánh, nhưng đến năm 2015, 1/3 số người thuê quyết định rời đi vì những lý do như lượng khách đến tham quan thấp, hạ tầng cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu… Chuyên gia nghệ thuật Matthias Arndt giải thích, không giống như ở phương Tây, Đông Nam Á thiếu những cơ sở vật chất giúp phát triển sự nghiệp cho nghệ sĩ.

Bên trong hội chợ nghệ thuật đương đại Art Stage Singapore.

Richard Koh, một chủ Gallery của Malaysia cho rằng, “Singapore là một địa điểm làm việc tốt, nhưng trong thực tế, có quá ít nhà sưu tập nghệ thuật tại đây”. Mặc dù vậy, với số lượng người có tài sản trên 1 triệu USD ngày càng nhiều, trong khi, sự quan tâm của người dân đối với nghệ thuật cũng gia tăng - đặc biệt kể từ khi Bảo tàng Quốc gia Singapore đi vào hoạt động năm 2015 - thị trường kinh doanh nghệ thuật tại Singapore nói riêng, và Đông Nam Á nói chung, mặc dù không đạt được giá trị cao, nhưng tỉ lệ tác phẩm bán ra lại có giá cao và đều đặn hơn so với các thị trường Anh - Mỹ, luôn gây náo loạn với những vụ mua bán có giá “trên trời”.

Sau Singapore, Malaysia cũng được đánh giá là một thị trường nghệ thuật lớn của Đông Nam Á. Shalini Ganendra - nhà tổ chức của Tuần lễ Gallery Kuala Lumpur cho biết, kể từ năm 1998, bà đã chứng kiến tốc độ phát triển ấn tượng của nghệ thuật Malaysia - đến từ “sự quan tâm nghệ thuật của nhiều thế hệ người dân, nền kinh tế chuyển động và cả sự đầu cơ”. Tuy nhiên, theo Koh, mặc dù các nhà sưu tập nghệ thuật Malaysia đang tăng mạnh về cả số lượng và chất lượng, nhưng hầu hết mọi sự tập trung đều hướng vào thị trường nghệ thuật nội địa. “Mọi thứ đang dần mở cửa, nhưng hầu như không có nhà sưu tập quốc tế nào tại đây”.

Indonesia cũng đang đối mặt với tình trạng tương tự. Niềm đam mê sưu tập nghệ thuật của cố Tổng thống Sukarno không chỉ đặt những viên gạch đầu tiên cho thị trường nghệ thuật nước này, mà nó còn giúp khẳng định vị thế của giới nghệ sĩ Indonesia trong xã hội. Tuy nhiên, phải đến những năm gần đây, nghệ thuật Indonesia mới thực sự bắt đầu hướng tới bên ngoài. Hội chợ Art Stage 2016 tại Jakarta được đánh giá là thành công ngoài mong đợi, thu hút hơn 15.000 người xem chỉ trong ngày đầu mở cửa. Năm 2017, Indonesia cũng đón chào bảo tàng nghệ thuật đương đại quốc tế đầu tiên MACAN - công trình được tài trợ bởi doanh nhân, nhà sưu tập nghệ thuật nổi tiếng người Indonesia - Haryanto Adikoesoemo.

Nghệ sĩ Đông Nam Á ngày gây sự chú ý

Trong khi các nhà sưu tầm khu vực mới đang bắt đầu “vươn tay ra biển lớn”, thì khán giả yêu nghệ thuật thế giới lại không quá xa lạ với các nghệ sĩ đến từ Đông Nam Á. Năm 2015, triển lãm “WASAK! Filipino Art Today” tại Berlin, đã làm rất tốt nhiệm vụ giới thiệu nghệ thuật Philippines đến với giới chuyên môn và khán giả phương Tây. “Nghệ thuật đương đại của Philippines không thật sự được định nghĩa là Châu Á, vì thế khán giả phương Tây dễ dàng chấp nhận các tác phẩm của nó, hơn là so với nghệ thuật Trung Quốc hay Indonesia”, Matthias Arndt, người sáng lập Gallery Arndt Fine Art cho biết.

Tác phẩm “Vô đề” của nghệ sĩ Philippines - Maria Taniguchi.

Trong danh sách đề cử Giải thưởng Nghệ thuật Châu Á Hugo Boss 2015, người ta đã thấy xuất hiện nhiều cái tên đến từ Đông Nam Á như Moe Satt (Myanmar), Vandy Rattana (Cambodia)…; trong đó, nữ nghệ sĩ người Philippines - Maria Taniguchi - người vừa có một cuộc triển lãm cá nhân tại Hong Kong năm vừa qua, lúc đó, đã được trao giải “Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất”.

Sau Trung Quốc và Ấn Độ, “khu vực tiếp theo nhận được sự quan tâm và tò mò của các nhà sưu tầm nghệ thuật phương Tây là Đông Nam Á”, Rudolf nhận xét. Aditya Novali (Indonesia), Christina Quisumbing Ramilo (Philippines), Korakrit Arunanondchai (Thái Lan)… đang là những cái tên dành được rất nhiều sự chú ý. Đông Nam Á “ngày càng trở thành một phần của nghệ thuật toàn cầu”, Rudolf nói, “Nó không còn là một nơi xa lạ, mà lại có thể đem đến rất nhiều điều thú vị”.

LAN PHƯƠNG (Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.