Văn hóa là động lực cho sự phát triển kinh tế

Nguyễn Thiện Nhân |

Từ Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khoá VIII, hệ thống lý luận văn hóa thời kỳ đổi mới của Đảng đã được xem xét một cách cụ thể, có hệ thống, trong đó nhấn mạnh rằng "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội".

Quan điểm này làm nổi bật mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và sự phát triển, nhấn mạnh vị thế, vai trò của văn hóa đối với chính trị, kinh tế và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Từ đó, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển.

Sự nghiệp văn hóa là sự nghiệp của toàn dân

Hội thảo khoa học quốc gia "80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển", đã đánh giá cao vai trò của Đề cương văn hóa năm 1943, coi đó là một cuộc cách mạng về tư tưởng văn hóa theo quan điểm Marx - Lenin. Đề cương được xem là ngọn cờ, cơ sở quan trọng để tập hợp và phát huy sức mạnh của quần chúng cũng như giới trí thức trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Việc triển khai xây dựng và phát triển nền văn hóa mới theo Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943), Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ Nhất (1946) và Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ Hai (1948); trong Nghị quyết Đại hội II (1951) và Đại hội III (1960) trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ đã tạo nên một xã hội dân chủ, trong đó những người dân làm chủ đất nước và tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình.

Các văn nghệ sĩ đã trở thành những người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa - tư tưởng, góp phần hình thành, phát triển một đời sống mới và một lối sống mới xã hội chủ nghĩa. Phong trào văn nghệ của quần chúng phát triển mạnh mẽ và nền văn học - nghệ thuật, báo chí, xuất bản của cách mạng ngày càng lớn mạnh trong bối cảnh toàn quốc đang đi lên chủ nghĩa xã hội.

Từ những nét phác thảo của Đề cương văn hóa, quan điểm của Đảng đã có những bước phát triển mới trong nhận thức về phát triển văn hóa và kinh tế trong cơ chế thị trường điều hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó nhấn mạnh "Văn hóa là động lực cho sự phát triển kinh tế".

Tháp Đôi (Quy Nhơn - Bình Định) - nơi thu hút khách du lịch đến thưởng ngoạn. Ảnh: Nguyễn Thiện Nhân
Tháp Đôi (Quy Nhơn - Bình Định) - nơi thu hút khách du lịch đến thưởng ngoạn. Ảnh: Nguyễn Thiện Nhân

Văn hóa là nguồn tài nguyên vô tận trong phát triển kinh tế

Văn hóa là nguồn tài nguyên nội sinh không bao giờ cạn kiệt. Việt Nam là một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời, đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Ở Việt Nam, trong nhiều thập kỷ qua Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn coi trọng việc phát triển văn hóa và đưa văn hóa vào trong chiến lược phát triển đất nước.

Văn hóa được xem là một trong những đòn bẩy quan trọng nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Điều này được thể hiện qua việc Đảng đã đưa ra nhiều chính sách, chiến lược và kế hoạch nhằm phát triển văn hóa, đặc biệt là văn hóa dân tộc.

Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ đều nhấn mạnh đến vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế của đất nước, xem văn hóa là một nguồn lực. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII năm 1991, Văn kiện nêu rõ rằng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cần có sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tiến bộ xã hội và đời sống tinh thần của nhân dân. Phát triển kinh tế được xem là cơ sở và tiền đề quan trọng để thực hiện các chính sách xã hội, trong khi thực hiện tốt chính sách xã hội cũng là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.

Từ việc coi văn hóa là một nguồn lực, Đảng ta tiếp tục khẳng định tại Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ, Đảng Cộng sản Việt Nam định hướng sự thống nhất giữa phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội và con người: "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nền tảng tinh thần của dân tộc ta, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội... Quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam cũng chính là quá trình thực hiện chiến lược con người, xây dựng và phát huy nguồn lực con người".

Mục tiêu của các lĩnh vực văn hóa - xã hội là nhằm chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách mạng.

Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển, chúng ta có thể xem xét những quốc gia đã và đang thành công trong quảng bá, phát triển văn hóa như một nguồn lực phát triển kinh tế. Nhật Bản và Hàn Quốc đã chứng tỏ rằng, văn hóa có thể giúp cho một quốc gia phát triển nhanh chóng và bền vững; xây dựng và lan tỏa "quyền lực mềm" đến các quốc gia khác trên thế giới.

Việt Nam cũng đã bước đầu thành công, có nhiều hoạt động nhằm giới thiệu và quảng bá văn hóa Việt Nam, giúp nâng cao uy tín và địa vị của quốc gia trên trường quốc tế. Ví dụ như tổ chức Tuần lễ văn hóa Việt Nam, Ngày văn hóa Việt Nam và các sự kiện khác tại các nước.

Ngoài ra, Chính phủ đã cố gắng kiến tạo môi trường thể chế thuận lợi cho các ngành công nghiệp văn hóa khai thác và chuyển hóa các nguồn tài nguyên văn hóa thành các sản phẩm và dịch vụ có sức hấp dẫn. Việc khai thác giá trị văn hóa truyền thống để sản xuất các sản phẩm văn hóa dùng cho xuất khẩu cũng được thúc đẩy, nhằm tăng giá trị kinh tế của văn hóa và quảng bá hình ảnh của đất nước.

Theo số liệu của Bộ trưởng Bộ VHTTTT Nguyễn Văn Hùng - cho biết, so với mức GDP chiếm 2,68% năm 2015, các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam ước đạt 3,61% GDP cả nước vào năm 2018. Sự thay đổi này cho thấy, các ngành công nghiệp văn hóa bước đầu phát huy hiệu quả tài nguyên văn hóa và chuyển hóa thành sức mạnh mềm văn hóa, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Để tiếp tục phát triển các thành tựu đó, Đảng ta nhấn mạnh xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế tại Đại hội XIII để "văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc".

Tình hình mới hiện nay đặt ra nhiều thách thức cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó có sự thay đổi nhanh chóng và phức tạp của thế giới, sự phát triển của khoa học công nghệ, các mối đe dọa về an ninh, chính trị, kinh tế, môi trường và văn hóa.

Việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam là một trong những yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển Tổ quốc. Phát triển văn hóa Việt Nam sẽ giúp tăng cường lòng yêu nước, đoàn kết, sáng tạo, nâng cao phẩm chất con người và giúp cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Do đó, việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam phải đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới, chủ động trong đổi mới, sáng tạo, giữ vững và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, cùng với đó cần tôn vinh và phát triển các giá trị văn hóa đương đại phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 cho rằng, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời đại mới hiện nay.

Nguyễn Thiện Nhân
TIN LIÊN QUAN

Tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc

Mai Hương |

Cách đây tròn 1 năm, vào ngày 24.11.2021, tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng.

Triển khai Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc bằng việc làm cụ thể

Mai Hương |

Ngay sau khi Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra vào tháng 11.2021 để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các địa phương đã nghiêm túc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị bằng những việc làm cụ thể.

Tiếp tục triển khai tinh thần Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021

PGS. TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội |

Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, những thành tựu kinh tế, chính trị và xã hội nói chung, của văn hóa nói riêng đã tạo điều kiện và vị thế cho chúng ta trong việc hình thành sức mạnh tổng hợp quốc gia, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để chúng ta có thêm quyết tâm phát triển văn hóa xứng đáng với thời đại Hồ Chí Minh.

Công bố hình ảnh chưa từng thấy vụ tai nạn của phi công vũ trụ Yuri Gagarin

Khánh Minh |

Nga công bố những hình ảnh chưa từng thấy về vụ tai nạn máy bay khiến nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin tử nạn năm 1968.

Lên chợ mạng mua đăng kiểm giả, hơn 40 trường hợp bị xử lý

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Để không mất thời gian, công sức đi lại, nhiều người lựa chọn lên mạng tìm mua sổ, tem đăng kiểm giả để đối phó với cơ quan chức năng.

Cảnh giác những mánh lừa khi thuê trọ

Chu Trang |

Phòng trọ với mức giá rẻ là mối quan tâm của nhiều sinh viên, người lao động khi sống và học tập tại các thành phố lớn. Lợi dụng nhu cầu đó, không ít đối tượng môi giới, chủ nhà đã tung ra các chiêu bài để lừa lọc người thuê.

Đưa tàu du lịch sẵn sàng đón khách

Nguyễn Hùng |

Do không thể đóng thêm tàu vì quy hoạch đội tàu du lịch vịnh Hạ Long đã chốt cố định số lượng, nên huyện Vân Đồn đề xuất điều chuyển một số tàu du lịch từ vịnh Hạ Long sang để phục vụ du khách khi mở các sản phẩm du lịch mới. Tuy nhiên, liệu tàu nào sẵn sàng về Vân Đồn khi vịnh Hạ Long luôn sôi động, đông khách?

Hà Nội: Lấn chiếm vỉa hè, nhân viên quán ăn còn chỉ cách qua mặt công an

Thế Kỷ |

Hà Nội - Hầu hết các quán ăn uống, nhà hàng trong Khu đô thị Thành phố Giao Lưu (Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đều lấn chiếm vỉa hè, thậm chí là quây kín cả vỉa hè bằng bạt. Nhân viên của quán còn biết cả xử lý khi lực lượng chức năng đi tuần tra.

Tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc

Mai Hương |

Cách đây tròn 1 năm, vào ngày 24.11.2021, tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng.

Triển khai Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc bằng việc làm cụ thể

Mai Hương |

Ngay sau khi Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra vào tháng 11.2021 để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các địa phương đã nghiêm túc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị bằng những việc làm cụ thể.

Tiếp tục triển khai tinh thần Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021

PGS. TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội |

Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, những thành tựu kinh tế, chính trị và xã hội nói chung, của văn hóa nói riêng đã tạo điều kiện và vị thế cho chúng ta trong việc hình thành sức mạnh tổng hợp quốc gia, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để chúng ta có thêm quyết tâm phát triển văn hóa xứng đáng với thời đại Hồ Chí Minh.