Vaccine phòng SARS-CoV-2 hiệu quả đến đâu?

Bs Bình Nguyên |

Các vaccine (VX) đã đưa vào sử dụng đều có hiệu quả ngừa SARS-CoV-2 từ trên 70% - trên 90%, nhưng duy trì bao lâu khi virus (VR) luôn đột biến?

Các chuyên gia nói gì?

Tháng 5.2020, khi SARS-CoV-2 đã gây tử vong hàng nghìn người, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói rằng việc phát triển VX là “nỗ lực quan trọng hàng đầu” và là “cách duy nhất” để đẩy lùi dịch bệnh. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn y tế “không dám” nói như vậy, vì họ hiểu được SARS-CoV-2 và những khó khăn do chúng gây ra. Từ khi dịch bắt đầu ở Vũ Hán, Trung Quốc, các nhà chuyên môn nhận định phải mất một năm để có VX ngừa SARS-CoV-2 và chỉ sau 10 tháng sau - đến tháng 12.2020, VX đầu tiên trên Thế giới của Pfizer-BioNTech đã được cấp phép sử dụng tại Anh. Sau đó, các VX của AstraZeneca và Moderna cũng được phê duyệt sử dụng.

Trước đây, một VX hiếm khi có được dưới 5 năm cho nghiên cứu, điều chế, thử nghiệm lâm sàng, VX ngừa quai bị ra đời nhanh nhất cũng mất 4 năm. Ngày nay, với trí tuệ nhân tạo và các phương tiện tiên tiến, việc cho ra đời một VX nhanh hơn rất nhiều. Ngay khi dữ liệu chung về SARS-CoV-2 được công bố ngày 10.01.2020, các hãng Inovio Pharmaceuticals và Moderna, Mỹ, thông báo họ sẵn sàng thử nghiệm VX trên động vật trong tháng tới... Tuy nhiên, nhiều thách thức do SARS-CoV-2 “đặt ra” lại không nằm ở vấn đề thời gian.

Khi ở Anh bắt đầu làn sóng SARS-CoV-2 thứ ba với số mắc và tử vong cao nhất (ngày 5.1.2021, Anh có 60.916 ca mắc và 830 tử vong/24h, là ngày thứ bảy liên tiếp số ca mắc/ngày ở Anh vượt 50.000; cùng ngày Thủ tướng Anh thông tin, hơn 1,3 triệu người Anh đã tiêm VX SARS-CoV-2), nhiều người hoài nghi về khả năng kiểm soát lây lan VR của VX. GS Jonathan Van Tam (Jonathan Nguyễn Văn Tâm, quốc tịch Anh, gốc Việt) Phó Giám đốc y khoa Anh, cảnh báo người dân cần tiếp tục thận trọng dù đã được tiêm phòng: “Chúng tôi không đảm bảo bạn sẽ không truyền bệnh sang người khác dù đã tiêm VX”.

Mục đích của một VX không ngoài việc giúp người tiêm có kháng thể chống lại (diệt, ngăn chặn) mầm bệnh khi chúng xâm nhập cơ thể hoặc vẫn có thể mắc bệnh bởi mầm bệnh đó nhưng biểu hiện bệnh nhẹ, không nguy hiểm và đích cuối cùng bao trùm là cộng đồng không mắc bệnh đó hoặc rất ít người mắc ở mức độ nhẹ. Với hầu hết vi khuẩn, VX đạt được những mục đích này, nhưng với VR thì không dễ! Thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh VX SARS-CoV-2 có hiệu quả ngăn ngừa VR này gây bệnh do tạo ra phản ứng miễn dịch nhanh chóng. Tuy nhiên, dù các VX đảm bảo tới hơn 70 - 90% khả năng bảo vệ cơ thể không bị VR làm tổn thương đường hô hấp, nhưng không đảm bảo người được tiêm không còn VR trong cơ thể và đồng nghĩa với việc người này vẫn truyền mầm bệnh ra môi trường. Vì thế, cơ quan y tế công cộng Anh (PHE) cho rằng, “một số người vẫn có thể nhiễm SARS-CoV-2 dù đã tiêm phòng, tuy nhiên sẽ ít nghiêm trọng hơn so với người chưa tiêm”...

“Người nhiễm SARS-CoV-2 và đang có kháng thể chống VR vẫn có thể lây truyền mầm bệnh dù họ không biểu hiện triệu chứng”... “Chúng tôi không đảm bảo tiêm VX giúp tránh hoàn toàn lây nhiễm, chỉ hy vọng làm giảm nguy cơ này”.

Thực tế, phần lớn VX hiện nay đều không giúp ngăn chặn hoàn toàn VR nói chung. Sarah Caddy, nhà miễn dịch học, ĐH Cambridge, Anh, lấy ví dụ VX phòng Rotavirus (VR gây tiêu chảy ở trẻ em, bản chất di truyền RNA kép, một chi trong họ Reoviridae), chỉ giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh nặng. “Dù vậy, VX vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lây lan dịch bệnh”.

Theo bà Sarah, từ năm 2006, khi VX Rotavirus được sử dụng, số ca nhập viện do VR này giảm 90%. TS Penny Ward, Chủ tịch hội đồng giáo dục và tiêu chuẩn y dược Anh, GS thỉnh giảng ĐH King, London nói rằng, dù VX cúm không bảo vệ hoàn toàn người được tiêm, nó vẫn giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh nặng và biến chứng, về điểm này VX SARS-CoV-2 khá giống VX cúm.

TS Jenna Macciochi, giảng viên miễn dịch học, ĐH Sussex, Anh, nói rằng, về khía cạnh lây truyền, người đã tiêm VX lây lan ít mầm bệnh hơn so với người không tiêm và điều này cũng có nghĩa là người nhiễm VR từ người đã tiêm ít có khả năng bệnh nặng. Bà nói: “Lý tưởng nhất là VX vừa có khả giúp chống nhiễm bệnh vừa ngăn chặn những ca bệnh nặng. Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm có tác dụng kép như vậy hiện nay rất khó”.

Đến nay, chưa có số liệu thống kê chính thức về hiệu quả của VX trong việc làm giảm tỉ lệ lây truyền. Nguyên nhân là do sản phẩm không được sản xuất cho mục đích này, đích mà các nhà sản xuất VX hướng tới là làm giảm số ca bệnh nặng. Tuy nhiên, GS J.Van Tam cho rằng, còn quá sớm để khẳng định loại VX nào giúp làm giảm lây nhiễm và ngăn ngừa các ca bệnh nặng. TS Ward nói, để biết hiệu quả giảm mức độ lây truyền SARS-CoV-2 của VX phải thu thập đủ dữ liệu cần thiết, vì thế phải theo dõi người được tiêm phòng trong thời gian đủ tin cậy. Ông cho biết, các thử nghiệm không được thiết kế để đánh giá VX có giúp ngăn ngừa lây lan mầm bệnh đối với những người đã tiêm hay không? Cần thiết kế các thử nghiệm khác để xác định nguy cơ lây nhiễm đối với những người đã tiêm và mức độ lây lan của VR sau tiêm.

TS Head ở PHE lại cho rằng: Người nhiễm SARS-CoV-2 không biểu hiện triệu chứng cũng là một nguồn lây quan trọng, cứ 3 người thì có 1 người không biểu hiện. “Có lẽ cần tiếp tục giãn cách xã hội cho đến khi tiêm chủng hầu hết dân số”. PHE cũng cho rằng, điều quan trọng vẫn là “tuân theo hướng dẫn phòng bệnh, gồm giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và rửa tay xà phòng thường xuyên”. Dù sao thì việc tiêm chủng mới chỉ bắt đầu, nên Bộ Y tế và An sinh xã hội Anh vừa công bố chiến lược giám sát mức độ thành công của tiêm chủng. PHE sẽ công bố hiệu quả của VX thông qua số ca nhiễm biểu hiện triệu chứng, số nhập viện, tử vong, tải lượng VR...

Trở ngại từ đâu?

Điều đơn giản mà các nhà chuyên môn biết quá rõ là tính đột biến của virus nói chung “làm khó” hiệu quả của VX và giải quyết chuyện này không đơn giản! Suốt đại dịch, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận hàng ngàn biến đổi, chỉnh sửa nhỏ vật chất di truyền của SARS-CoV-2, kiểu “tích tiểu thành đại” này duy vật biện chứng gọi là “biến đổi về lượng để thay đổi về chất”, làm chúng trở thành những biến chủng (BC) dễ xâm nhập tế bào, nhân lên và lây truyền hơn.

Chẳng hạn, riêng BC B.1.1.7 phát hiện ở Anh tháng 9.2020 có khoảng 20 đột biến, đã “có mặt” ở Mỹ tháng 10.2020 và ngày 01.02.2021, TS Anthony Fauci, Giám đốc Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm Mỹ nói, BC này đã “có mặt” ở ít nhất 28/50 bang của Mỹ... ĐH Columbia, Mỹ, lại phát hiện các mẫu dương tính thu từ New York và vùng lân cận phổ biến là các BC Nam Phi (B.1.351) và Brazil (P1) nhưng lại có cả BC B.1.526 - “cây nhà lá vườn” của New York và còn đáng ngại hơn cả B.1.351 và P1.

TS Charles Chiu, ĐH San Francisco đang thống kê số ca mắc BC mới B.1.427/B.1.429 (biệt danh “Quỷ dữ”) đáng lo ngại hơn các BC từ Anh, Nam Phi và Brazil, trong khi bang này đã có BC B.1.1.7 từ Anh. Ở TP Los Angeles (nam California), Mỹ, gần 50% ca bệnh mới trong tháng 01.2021 là BC “địa phương” CAL.20C, được đánh giá nguy hiểm ngang các BC Anh, Nam Phi và Brazil. Riêng Việt Nam hiện đã có 4 BC: D.614G (lan tràn ở Châu Âu từ đầu 2020), Anh, Nam Phi, Rwanda.

Các BC mới của SARS-CoV-2 làm nảy sinh lo lắng về nguy cơ VX mất tác dụng. Tuy nhiên, GS Jesse Bloom, nhà sinh học tiến hóa, Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson, TP Seattle, Washington, Mỹ, chia sẻ quan điểm với New York Times rằng: “Đó là quá trình diễn ra trong nhiều năm và cần tích tụ của nhiều đột biến gen ở VR. Nó không phải như bật - tắt công tắc”... “Vì thế, không nên lo lắng sẽ có một BC thảm họa tới mức đột ngột khiến mọi khả năng miễn dịch và kháng thể chống VR trở nên vô dụng”.

Ông Ugur Sahin, Giám đốc điều hành BioNTech cho rằng, các protein của BC ở Anh giống đến 99% với các chủng phổ biến, vì thế có “niềm tin khoa học” VX sẽ hiệu quả.

Hiện các hãng sản xuất đang ráo riết thử nghiệm VX tác dụng với các BC. Đồng quan điểm với GS J.Van Tam, ông Sean Marett, Giám đốc thương mại BioNTech nói rằng, SARS-CoV-2 sẽ còn tồn tại ít nhất trong thập kỷ tới và vẫn chưa rõ miễn dịch do VX duy trì bao lâu, vì thế sẽ phải tiêm nhắc lại mỗi năm hoặc hai năm một lần, như chúng ta đã làm với VR cúm mùa.

Bs Bình Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Đồng Tháp: Ca dương tính SARS-CoV-2 sát thời điểm kết thúc cách ly

Lục Tùng |

Ngày 02.3, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Đồng Tháp xác nhận, vừa phát hiện 2 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 1 ca được phát hiện ngay sát thời điểm kết thúc cách ly.

Hà Nội ghi nhận thêm một ca tái dương tính với SARS-CoV-2

Phạm Đông |

Theo CDC Hà Nội, bệnh nhân 1958 được xuất viện hôm 27.2, đang tiếp tục cách ly tại nhà được lấy mẫu xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Hưng Yên: 32.391 công nhân lao động được xét nghiệm virus SARS-Cov-2

Hà Anh |

Tính đến hết ngày 1.3, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có 527/763 doanh nghiệp hoạt động trở lại, với số công nhân lao động trở lại làm việc sau Tết là 76.716/86.509 người (đạt 90%)…

Sóc Trăng đủ điều kiện xét nghiệm SARS-CoV-2

NHẬT HỒ |

Theo lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Sóc Trăng, khi có máy xét nghiệm, đơn vị sẽ rút ngắn được ít nhất 4 giờ trong việc nhận kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 vì trước đây phải gửi mẫu lên Viện Pasteur TPHCM.

Bạc Liêu rút kinh nghiệm vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính sang âm tính

NHẬT HỒ |

Tại buổi họp báo chiều 1.3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Cao Xuân Thu Vân cho biết, tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức rút kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch; xét nghiệm, truy vết, cách ly... đối với trường hợp xét nghiệm rạng sáng ngày 28.2 dương tính, nhưng sau đó được khẳng định âm tính với SARS-CoV-2.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Đồng Tháp: Ca dương tính SARS-CoV-2 sát thời điểm kết thúc cách ly

Lục Tùng |

Ngày 02.3, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Đồng Tháp xác nhận, vừa phát hiện 2 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 1 ca được phát hiện ngay sát thời điểm kết thúc cách ly.

Hà Nội ghi nhận thêm một ca tái dương tính với SARS-CoV-2

Phạm Đông |

Theo CDC Hà Nội, bệnh nhân 1958 được xuất viện hôm 27.2, đang tiếp tục cách ly tại nhà được lấy mẫu xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Hưng Yên: 32.391 công nhân lao động được xét nghiệm virus SARS-Cov-2

Hà Anh |

Tính đến hết ngày 1.3, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có 527/763 doanh nghiệp hoạt động trở lại, với số công nhân lao động trở lại làm việc sau Tết là 76.716/86.509 người (đạt 90%)…

Sóc Trăng đủ điều kiện xét nghiệm SARS-CoV-2

NHẬT HỒ |

Theo lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Sóc Trăng, khi có máy xét nghiệm, đơn vị sẽ rút ngắn được ít nhất 4 giờ trong việc nhận kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 vì trước đây phải gửi mẫu lên Viện Pasteur TPHCM.

Bạc Liêu rút kinh nghiệm vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính sang âm tính

NHẬT HỒ |

Tại buổi họp báo chiều 1.3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Cao Xuân Thu Vân cho biết, tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức rút kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch; xét nghiệm, truy vết, cách ly... đối với trường hợp xét nghiệm rạng sáng ngày 28.2 dương tính, nhưng sau đó được khẳng định âm tính với SARS-CoV-2.