Vaccine công nghệ mRNA và chuyện về bà Katalin Kariko lỗi lạc

Trần Bách (tổng hợp) |

Vaccine đã phòng chống bệnh tật cho hàng triệu người và cứu sống hàng chục triệu người mỗi năm. Nhờ vaccine, thế giới đã loại trừ hoàn toàn bệnh thủy đậu và giảm đến mức thấp nhất bệnh bại liệt, sởi và các bệnh trẻ em khác.

1. Theo các nhà khoa học, vaccine được chia làm ba loại chính: (1) Vaccine truyền thống, sử dụng virus yếu hoặc bất hoạt hoặc đã chết, độc tố của virus và protein hay các thành phần khác của virus để kích hoạt miễn nhiễm; (2) vaccine vector virus, sử dụng một loại virus an toàn để kích hoạt miễn nhiễm; (3) vaccine dựa trên công nghệ mRNA, sử dụng mRNA để tạo ra các protein cụ thể kích hoạt miễn nhiễm.

Trong ba loại, vaccine công nghệ mRNA là mới nhất, thậm chí trước đại dịch COVID-19 chưa có loại vaccine nào sử dụng công nghệ này được phê duyệt. Tuy nhiên, sau khi được phê duyệt và sử dụng, vaccine dựa trên công nghệ mRNA (do hãng Pfizer/Bio&Tech và Moderna sản xuất) đã chứng minh ưu thế vượt trội. Chính vì thế, ông Anthony Fauci, Giám đốc Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh Lây nhiễm của Mỹ đã cho rằng công nghệ mRNA là “một cuộc cách mạng” và “đã đem lại thay đổi trong việc bào chế vaccine phòng chống virus Corona mới và các vaccine khác”.

Điều mà nhiều người trong chúng ta ít biết đó là người phụ nữ nghiên cứu ra công nghệ này đã phải chịu rất nhiều khó khăn và gian khổ để có được kết quả là công nghệ mRNA. Người phụ nữ đó là tiến sĩ hóa sinh Katalin Kariko, người Hungari.

Sinh năm 1955 trong một gia đình không khá giả, bà đã gặp nhiều khó khăn ngay từ khi còn nhỏ. Nhưng chính cuộc sống gian khó đó đã hình thành nên tính cách của bà. Luôn kiên quyết và không lùi bước. Thầy giáo sinh học của bà kể lại bà đã suýt bị đuổi học do không chấp nhận cách giải toán của thầy giáo toán. Ông cho rằng Kariko là người không bao giờ chấp nhận từ “không” và bà có “phẩm chất độc đáo của một nhân cách mạnh mẽ”.

Với những cố gắng và nỗ lực không ngơi nghỉ bà đã được nhận học bổng của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Hungari, một học bổng cao quý thời bấy giờ. Sau khi nhận bằng tiến sĩ, bà làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu Sinh học của Học viện Khoa học Hungary ở Szeged. Gần như ngay lập tức bà bị cuốn hút bởi mRNA. Trong những năm 1980, ở Hungari đó là ý tưởng xa vời, không ai tài trợ cho ý tưởng như vậy. Năm 1985 vào tuổi 30 bà bị Trung tâm Nghiên cứu Sinh học sa thải.

Kiên quyết theo đuổi giấc mơ nghiên cứu mRNA của mình, bà tìm mọi cách để đến được Mỹ. Theo bà, đó là “chuyến đi với vé một chiều”. Không một người quen biết, trong túi chỉ có 900 đô la tiền bán xe ô tô tại Hungari để “khởi nghiệp”. Sau rất nhiều vất vả, bà được Trường đại học Temple chấp nhận cho làm nghiên cứu viên sau tiến sĩ.

Những tưởng cuộc đời ở Mỹ sẽ dễ dàng hơn, nhưng thực ra lại không phải như vậy. Vào thời gian đó, giới khoa học Mỹ đang chú tâm vào nghiên cứu ADN và khả năng chuyển hóa các tế bào để chữa trị các loại bệnh như ung thư hay bệnh tràn dịch nhầy phổi. Tuy vậy, bà vẫn theo đuổi ý tưởng “điên rồ” của mình là tìm ra phương thức mRNA cung cấp cho tế bào những chỉ dẫn để có thể tự sản sinh ra các loại protein trị liệu. Đó là điều có thể có ý nghĩa trên giấy nhưng lại không thực tiễn chút nào vì tế bào coi mRNA là vật ngoại lai và tìm cách không chấp nhận.

Trong suốt những năm đầu thập niên 1990, mọi đề nghị tài trợ của bà đều bị từ chối. Bởi lẽ cả các cơ quan của chính phủ, các công ty đều cho rằng các ý tưởng của bà là viển vông, xa vời và điên rồ. Bà bị xa lánh bởi các đồng nghiệp. Họ không chấp nhận các ý tưởng của bà. Năm 1995, bà bị hạ xuống bậc giáo sư thấp nhất ở Trường đại học Pensylvania sau 6 năm làm việc, thời gian đủ để bà được phong giáo sư bậc cao. Trường đại học thấy không cần tiếp tục theo đuổi ý tưởng của bà. Bà lại bị quay trở lại nấc thang thấp nhất trong giới khoa học. Chẳng ai tin bà.

Ngay khi mọi cánh cửa đều đóng lại, bà vẫn luôn là một Katalin Kariko không bao giờ khuất phục, vẫn tin rằng mình có thể tìm cách vượt qua bức tường bảo vệ của tế bào. Bà tâm sự: “Đêm nào tôi cũng bị ám ảnh bởi tiền tài trợ, tiền tài trợ và tiền tài trợ. Nhưng câu trả lời đều là không, không và không. Ở hoàn cảnh đó, hầu hết mọi người sẽ đóng va li lại và ra đi... vì tình trạng đã trở nên rất tồi tệ”. Với bà thì không, bà chấp nhận, thích ứng với tình cảnh tồi tệ đó và tiếp tục công việc của mình.

2. Đó cũng là thời điểm bà bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, chồng không sang được Mỹ vì không có visa. Và khó khăn lớn nhất là khó có thể tiếp tục nghiên cứu về mRNA. Bà bám trụ và cống hiến quên mình cho đam mê khoa học. “Với mọi người, nhìn từ bên ngoài, có vẻ như mọi chuyện thật điên rồ, khó hiểu, nhưng tôi luôn cảm thấy hạnh phúc khi ở trong phòng thí nghiệm”, bà thổ lộ với một tờ báo Mỹ. “Chồng tôi luôn nói đó là cách giải khuây với tôi. Tôi không nói là tôi đi làm. Với tôi, công việc như là một đam mê, trò chơi”.

Cuộc gặp định mệnh vào một buổi chiều năm 1997 trong phòng photocopy với Drew Weissman, một nhà miễn dịch học có bằng bác sĩ và là tiến sĩ Trường đại học Boston khi đó đang nghiên cứu về HIV/AIDS đã thay đổi số phận của bà. Khi nghe bà nói về các ý tưởng của mình, ông đã nhận ra ngay đây là điều mà nhân loại cần đến. Ông quyết định hợp tác với bà. Hai người hợp tác với nhau và nghiên cứu phương thức giúp RNA tổng hợp vượt qua bức tường bảo vệ của tế bào.

Năm 2005, kết quả nghiên cứu của họ được công bố. Họ đã thành công trong việc đưa RNA tổng hợp vào tế bào mà không gây ra phản ứng gì. Giải pháp họ tìm ra là thay thế 1 trong 4 phân tử cấu thành của RNA bằng một phân tử đã chuyển đổi, tạo ra một RNA lai có thể xâm nhập tế bào nhưng không gây phản vệ. Phát minh của họ bắt đầu được giới khoa học chú ý, nhưng họ vẫn chưa hết khó khăn vì chưa có doanh nghiệp dược phẩm nào để ý đến cả.

Và như một sự trùng hợp may mắn, hai nhà khoa học khác, một ở Mỹ và một ở Đức, đã nhận thấy tầm quan trọng của RNA thông tin. Derrick Rossi, 39 tuổi đang là nghiên cứu viên sau đại học về tế bào gốc đã nhận ra tính đột phá trong phát minh của Kariko và Weissman. Rossi muốn sử dụng công nghệ này để tạo ra tế bào gốc bào thai để chữa bệnh Parkinson và tổn thương xương sống. Tháng 10 năm 2010, Rossi và các đồng nghiệp của mình thành lập Công ty Moderna - từ gộp bao gồm từ modified (thay đổi) và RNA để chuẩn bị sản xuất dược phẩm dựa trên công nghệ mRNA.

Trong khi đó ở Đức, một công ty hóa sinh cũng được Ugur Sahin và vợ là Ozlem Tureci thành lập. Họ là hai nhà khoa học thấy được tiềm năng của công nghệ mRNA trong sản xuất các loại dược phẩm khác nhau. Công ty đó có tên là BioNTech (sau này hợp tác với Pfizer để sản xuất vaccine phòng chống virus SARS-CoV-2).

Rất nhạy bén với tình hình, vào đầu năm 2020 khi Trung Quốc thông báo có 41 bệnh nhân mắc bệnh phổi lạ và bệnh có khả năng lây nhiễm cao, hai hãng Moderna và Pfizer and BioNTech đã khởi động ngay việc triển khai sản xuất vaccine chống lại SARS-CoV-2. Hai loại vaccine của họ lần lượt được đưa vào sử dụng và có hiệu quả cao. Đây cũng là hai loại vaccine Việt Nam chúng ta đang sử dụng.

Cuối cùng, kết quả của 30 năm nghiên cứu của Kariko đã được đưa ra áp dụng rộng rãi. Vaccine được sản xuất hàng loạt, đưa lại hy vọng sẽ dập được đại dịch đang hoành hành. Moderna dự kiến sản xuất khoảng 900 triệu liều trong năm 2021 và tăng lên 2 tỉ liều trong năm 2022 trong khi Pfizer and BioNTech dự kiến sản xuất 2,5 tỉ liều vaccine năm 2021. Thế giới, hay nói cách khác là sự phục hồi kinh tế thế giới, phần nhiều phụ thuộc vào tiêm chủng vaccine phòng chống virus SARS-CoV-2.

Hơn thế nữa, BioNTech đã thông báo vào cuối tháng 6 vừa qua là công ty sẽ tiến hành thử nghiệm trên người vaccine phòng chống sốt rét dựa trên công nghệ mRNA vào cuối năm 2022. Chúng ta có đủ lý do để hy vọng rằng vaccine khác và nhiều dược phẩm sẽ được nghiên cứu và triển khai dựa trên công nghệ này.

3. Kariko xứng đáng được nhiều phần thưởng và danh hiệu khoa học. Derrick Rossi, nhà khoa học đã sớm nhận ra tiềm năng của công nghệ mRNA, đã nói: “Nếu ai đó hỏi tôi sẽ bỏ phiếu cho ai (để nhận giải thưởng Nobel), tôi sẽ đặt họ (Kariko và Weissman) ở vị trí quan trọng nhất ở trung tâm... phát minh của họ sẽ tạo ra thuốc chữa bệnh giúp toàn thế giới”.

Về phần mình, khi được hỏi về liệu bà có vui mừng về việc vaccine dựa trên công nghệ mRNA đã được sản xuất hàng loạt, bà Kariko khiêm tốn nói: “Chúng tôi sẽ vui mừng khi nỗi đau này của nhân loại không còn nữa, khi gian khổ và thời khắc tồi tệ đi đến chỗ chấm dứt, khi chúng ta có thể quên đi virus và vaccine. Đến khi đó, tôi sẽ thực sự vui mừng”.

Nhân loại phải thực sự biết ơn người phụ nữ này, nhà khoa học lỗi lạc Katalin Kariko. Nếu không có lòng quả cảm, sự đam mê bùng cháy và một lòng tin tuyệt đối vào những nghiên cứu của mình, làm sao bà có thể kiên trì đến vậy. Để đến ngày hôm nay, hàng triệu, hàng triệu sinh mạng được bảo vệ, chống lại dịch bệnh toàn cầu COVID-19.

Câu chuyện về cuộc đời bà thực sự như một điểm sáng lung linh, truyền cảm hứng mãnh liệt cho tất cả chúng ta trong thời điểm vô cùng khó khăn chống chọi với dịch bệnh.

Trần Bách (tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Vingroup nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine COVID-19

Diệu An |

Được sự hỗ trợ của Bộ Y Tế và Chính phủ Việt Nam, Tập đoàn Vingroup đã ký kết với Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ) nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine phòng COVID-19. Với năng lực sản xuất lên tới 200 triệu liều/năm, dự kiến Vingroup sẽ xuất xưởng những lô vaccine đầu tiên vào đầu năm 2022.

Mỹ bác bỏ kêu gọi của WHO về hoãn tiêm liều vaccine nhắc lại

Song Minh |

Mỹ bác bỏ lời kêu gọi của WHO về việc hoãn tiêm liều vaccine COVID-19 nhắc lại và yêu cầu các nước giàu tập trung cung cấp vaccine cho các nước nghèo hơn.

WHO kêu gọi nước giàu hoãn tiêm liều vaccine nhắc lại tới hết tháng 9

Thanh Hà |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang kêu gọi tạm ngừng tiêm vaccine COVID-19 liều nhắc lại ở các quốc gia giàu ít nhất là đến cuối tháng 9 khi các quốc gia nghèo gặp khó khăn trong tiếp cận vaccine.

Nóng nhất hôm nay: Tiêm 2 liều vaccine có hiệu quả chống lại biến thể Delta

DUNG HÀ |

Công bố mới về hiệu quả tiêm chủng 2 liều vaccine với biến thể Delta; Bạo lực bùng phát bên ngoài Lầu Năm Góc, 2 người thiệt mạng; Cận cảnh bên trong khoang thí nghiệm Nauka mới cập bến Trạm Vũ trụ ISS... là những tin tức quốc tế đáng chú ý trong 24h qua.

Cho phép thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 mua công nghệ mRNA của Mỹ

Thùy Linh |

Vaccine ARCT-154- loại vaccine COVID-19 chuyển giao công nghệ đầu tiên tại Việt Nam - sẽ được thực hiện thử nghiệm lâm sàng cả 3 giai đoạn 1, 2, 3 ở Việt Nam trên người tình nguyện tham gia nghiên cứu từ 18 tuổi trở lên.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

“Người vận chuyển” những chuyến xe miễn phí đón công nhân về quê ăn Tết

Trần Tuấn |

Để việc đón công nhân về quê ăn Tết diễn ra thuận tiện nhất, lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đưa xe đến khu công nghiệp Thăng Long từ tối hôm trước và ngủ qua đêm chờ công nhân tới.

Vingroup nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine COVID-19

Diệu An |

Được sự hỗ trợ của Bộ Y Tế và Chính phủ Việt Nam, Tập đoàn Vingroup đã ký kết với Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ) nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine phòng COVID-19. Với năng lực sản xuất lên tới 200 triệu liều/năm, dự kiến Vingroup sẽ xuất xưởng những lô vaccine đầu tiên vào đầu năm 2022.

Mỹ bác bỏ kêu gọi của WHO về hoãn tiêm liều vaccine nhắc lại

Song Minh |

Mỹ bác bỏ lời kêu gọi của WHO về việc hoãn tiêm liều vaccine COVID-19 nhắc lại và yêu cầu các nước giàu tập trung cung cấp vaccine cho các nước nghèo hơn.

WHO kêu gọi nước giàu hoãn tiêm liều vaccine nhắc lại tới hết tháng 9

Thanh Hà |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang kêu gọi tạm ngừng tiêm vaccine COVID-19 liều nhắc lại ở các quốc gia giàu ít nhất là đến cuối tháng 9 khi các quốc gia nghèo gặp khó khăn trong tiếp cận vaccine.

Nóng nhất hôm nay: Tiêm 2 liều vaccine có hiệu quả chống lại biến thể Delta

DUNG HÀ |

Công bố mới về hiệu quả tiêm chủng 2 liều vaccine với biến thể Delta; Bạo lực bùng phát bên ngoài Lầu Năm Góc, 2 người thiệt mạng; Cận cảnh bên trong khoang thí nghiệm Nauka mới cập bến Trạm Vũ trụ ISS... là những tin tức quốc tế đáng chú ý trong 24h qua.

Cho phép thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 mua công nghệ mRNA của Mỹ

Thùy Linh |

Vaccine ARCT-154- loại vaccine COVID-19 chuyển giao công nghệ đầu tiên tại Việt Nam - sẽ được thực hiện thử nghiệm lâm sàng cả 3 giai đoạn 1, 2, 3 ở Việt Nam trên người tình nguyện tham gia nghiên cứu từ 18 tuổi trở lên.