Vaccine chống SARS-CoV-2: Không dễ!

Bs Bình Nguyên |

Rút kinh nghiệm từ dịch SARS và MERS, lần này, khi xác định được hệ gene của SARS-CoV-2 (COVID-19) ngày 7.2 thì ngày 9.2, Trung Quốc (TQ) chia sẻ ngay trên hệ thống dữ liệu chung và nhiều hãng dược thông báo có thể sản xuất được vaccine (VC) chống virus này.

Cả thế giới vào cuộc

Liên minh sáng kiến đối phó dịch bệnh (CEPI, được nhiều chính phủ và tổ chức góp kinh phí) đã tài trợ cho hãng Inovio Pharmaceuticals Inc và Moderna Inc, Mỹ; ĐH Queensland, Australia và liên kết Viện các bệnh truyền nhiễm - dị ứng quốc gia, Mỹ (NIAID) với Moderna Inc, Mỹ. TS T.Smith - Giám đốc nghiên cứu và phát triển của Inovio - cho biết: “Chúng tôi sử dụng thuật toán do chúng tôi thiết kế, đưa chuỗi gene của SARS-CoV-2 vào đó và cho ra VC chỉ trong 3 giờ”.

Các nhà nghiên cứu hy vọng VC sẽ hoạt động như một “phần mềm sinh học”, nghĩa là “hướng dẫn” cơ thể tạo ra kháng thể ngăn chặn virus. Hiện VC này đã thử nghiệm trên chuột và vào đầu mùa hè sẽ thử nghiệm trên người. Inovio nói rằng, nếu thành công, đây sẽ là thời gian tạo ra VC mới ngắn kỷ lục.

Trước đây, Inovo đã nghiên cứu điều chế VC chống virus Zika, MERS và Ebola. NIAID cho hay, họ có thể rút ngắn thời gian đưa VC chống SARS-CoV-2 vào thử nghiệm trên người xuống còn 3 tháng nhờ tiến bộ công nghệ phát triển VC từ dịch SARS trước đây.

Các nhà nghiên cứu ĐH Queensland, Australia vừa tạo ra một loại protein giống như protein gai của SARS-CoV-2 (một trong 4 loại protein cấu trúc của Coronavirrus). Dưới kính hiển vi điện tử SARS-CoV-2 có hình cầu, bề mặt lồi ra nhiều “gai” protein gọi là protein spike hay protein S. Khi xâm nhập vật chủ (ví dụ người), protein S gắn vào thụ thể (là một phân tử protein nằm trên màng tế bào (TB) hay trong TB chất) trên TB vật chủ và hầu hết các Coronavirus sử dụng peptidase (hay protease, loại men cần cho phản ứng thủy phân protein) làm thụ thể của nó.

Những gai của SARS-CoV-2 làm chúng dễ dàng bám dính với các TB niêm mạc đường hô hấp, rồi xâm nhập sâu vào mô phổi, phá hủy phế nang - “kho” oxy của cơ thể, làm rối loạn trao đổi oxy, cacbonic. Coronavirus thường biến đổi gene dẫn đến thay đổi khả năng gắn kết thụ thể và thay đổi vật chủ. Khi tiêm loại protein mới tạo ra này vào cơ thể người, nó sẽ kích thích hệ miễn dịch tạo kháng thể chống lại SARS-CoV-2. Hiện ĐH Queensland là một trong ba nơi được yêu cầu đẩy nhanh việc điều chế VC chống SARS-CoV-2.

Hãng Clover Biopharmaceuticals ở Trung Quốc (TQ) tham vọng họ có thể phát triển VC dựa trên protein của SARS-CoV-2 và đưa vào thử nghiệm trong vài tuần tới. Nhóm khoa học gia Viện Peter Doherty về nhiễm trùng và miễn dịch, Australia, ngày 24.1, là người ngoài Trung Quốc đầu tiên sao chép được SARS-CoV-2 từ mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân viêm phổi cấp và đã chia sẻ virus  này với WHO.

GS Yuen Kwok yung (Đại học Hongkong, TQ) ngày 29.1 tuyên bố đang chế VC chống SARS-CoV-2 dựa trên điều chỉnh VC chống cúm mùa xịt đường mũi. Ngày 10.2, cổng thông tin điện tử yicai.com dẫn tin từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) TQ, cho biết: CDC, Đại học (ĐH) Y Tongji, Thượng Hải và hãng Stermirna Therapeutics Co., Ltd đồng phát triển loại VC dựa trên ARN thông tin (mARN) của SARS-CoV-2 (các Coronavirus có bản chất di truyền ARN), đã thử nghiệm trên hơn 100 con chuột ngày 9.2, chỉ hai tuần sau khi CDC thông báo phân lập được SARS-CoV-2 (ngày 24.1).

Sáng 21.2, ông Xu Nanping - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ TQ - thông tin trong cuộc họp Văn phòng thông tin Quốc vụ viện, VC SARS-CoV-2 sẽ thử nghiệm lâm sàng vào cuối tháng 4. Trong bối cảnh số tử vong do SARS-CoV-2 tăng nhanh, từ bộ mã di truyền của SARS-CoV-2 do TQ cung cấp, nhóm nghiên cứu ĐH Texas và Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) dùng kính hiển vi điện tử nghiệm lạnh (làm đông lạnh các phân tử sinh học khi chúng đang chuyển động để quan sát và ghi lại hình ảnh các quá trình sinh học mà trước đây không quan sát được - giải Nobel Hóa học 2017) để dựng lại hình ảnh 3D của protein S (Tạp chí Science đã công bố).

Benjamin Neuman - nhà virus học, ĐH Texas A&M  -nói rằng: “Đây là cấu trúc rõ ràng nhất về protein quan trọng nhất của SARS-CoV-2 và là đột phá trong việc tìm hiểu cách mà SARS-CoV-2 xâm nhập TB người”. Mục đích của việc này cũng là tạo ra protein S để đưa chúng vào cơ thể người, tạo kháng thể chống SARS-CoV-2. Mặt khác, mô hình protein S có thể giúp phát triển một loại protein mới, tác dụng liên kết với protein S, ngăn cản  S hoạt động, đó chính là thuốc kháng virus. Nhóm nghiên cứu nói sẽ gửi mô hình cấu trúc nguyên tử SARS-CoV-2 tới các nhà khoa học thế giới.

GS J.Neyts (Viện Nghiên cứu Y học Rega, Đại học Công giáo Louvain, Bỉ) cho hay, có thể sử dụng VC chống bệnh sốt vàng (sốt, vàng da do virus họ Flaviviridae gây ra, mắc nhiều Châu Phi và Nam Mỹ, hiện đã có VC đặc hiệu) của ĐH này để ngăn chặn SARS-CoV-2. Ông giải thích: “Trước đây, chúng tôi đã đưa thêm vật liệu di truyền vào bộ gene virus sốt vàng, giúp phát triển VC chống Ebola (virus họ Flaviviridae, có ở khỉ, dơi ăn quả, người mắc bệnh; lây nhiễm do tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể; gây bệnh sốt xuất huyết Ebola, tử vong 25% - 90%.

Dịch đầu tiên xảy ra ở một làng nhỏ gần sông Ebola, Congo) và virus dại. Nhóm này sử dụng công nghệ gene nói trên để phát triển VC kép chống bệnh sốt vàng và SARS-CoV-2, đang thử nghiệm trên động vật. Danh sách các nước, hãng nghiên cứu điều chế VC chống SARS-CoV-2 còn phải kể đến Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp, Canada...

Cùng với VC, thuốc điều trị SARS-CoV-2 cũng được nhiều nước và hãng ráo riết thử nghiệm từ hàng chục thuốc kháng HIV hoặc SARS-CoV, MERS-CoV, Ebola, Zika, cúm mùa, cúm gia cầm, sốt xuất huyết, viêm gan C... mà phần nhiều trong số này có tác dụng ức chế peptidase, làm đứt đoạn sự nhân lên của vius; hoặc kết hợp các thuốc. Hiện hơn 80 thử nghiệm lâm sàng điều trị SARS-CoV-2, cả thuốc mới lẫn cũ, tế bào gốc và Đông y đang tiến hành hoặc chờ duyệt (đăng ký trên Chinese Clinical Trial Registry, cơ sở dữ liệu nghiên cứu y sinh của Trung Quốc).

Thuốc Remdesivir của hãng Gilead science (Mỹ) đã thử nghiệm điều trị bệnh do Ebola và Marburg (virus gây bệnh sốt xuất huyết, họ Flaviridae, phát hiện năm 1967, ở TP.Marburrg, Đức), khá hiệu quả với SARS-CoV và MERS-CoV, được TQ thử nghiệm từ ngày 5.02. Thuốc được Cục quản lý dược Mỹ chấp thuận dùng thử cho bệnh 35 tuổi, ở hạt Snohomish, từ Vũ Hán về nước, bị viêm phổi cấp do SARS-CoV-2. Sau một ngày dùng thuốc bệnh tình cải thiện rõ rệt dù trước đó phải thở oxy, tình trạng xấu.

Thuốc Favilavir, là Favipiravir trị cúm của tập đoàn Fujifilm, đã chứng minh hiệu quả phòng thí nghiệm trên loài gậm nhấm, được Bộ Y tế Nhật Bản cấp phép lưu hành ngày 24.3.2014 và ngày 25.8.2019 được cấp phép điều trị Ebola. Sau khi được TQ cấp phép, thuốc được sản xuất từ ngày 16.2. Mới nhất, TQ đưa thuốc chống sốt rét Chloroquine phosphate (hãng Bayer, Đức, điều chế năm 1934) vào phác đồ điều trị COVID-19 và cấp phép bán ra thị trường do thấy có hiệu quả điều trị...

Khó khăn vẫn hiện hữu

Tuy nhiên, thuốc chỉ kìm hãm, ngăn chặn virus sinh sôi phần nào, không diệt được chúng, còn VC thì khó khăn chồng chất hơn. Để có đủ lượng lớn virus cho nghiên cứu VC, phải tiến hành nuôi cấy chúng trong môi trường phù hợp hoàn toàn vô trùng. Để hiểu rõ cơ chế gây bệnh (nhân lên, phá hủy tế bào...) của virus phải tạo ra môi trường sinh học giống cơ thể người.

Thử trên động vật và người để chứng minh hiệu lực, liều lượng, độ an toàn của VC, cuối cùng phải chờ cấp phép (nguy cơ không được cấp phép luôn có) mà công đoạn nào cũng cần nhiều tháng và chi phí rất lớn, trừ việc tạo ra VC khá nhanh chóng do công nghệ hiện tại. Với dịch SARS phải hơn 20 tháng mới có VC thử trên người nhưng đến nay không có loại nào được chọn. SARS-CoV hiện cũng chưa có VC. Với dịch SARS-CoV-2, hầu hết các chuyên gia thế giới cho rằng nhanh nhất cũng phải một năm nữa mới có VC, chậm có thể 3 năm; WHO cho phải mất 18 tháng.

Hiện không một cá nhân hay tổ chức nào đủ khả năng và thiết bị để điều chế VC SARS-CoV-2 độc lập. Trong khi chi phối công nghiệp VC toàn cầu là các “ông lớn” Pfizer (Mỹ), Merck (Đức), GlaxoSmithKline (Anh)... chỉ có  Sanofi (Pháp) ngày 12.2 tuyên bố hợp tác với Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y sinh Mỹ nghiên cứu VC chống SARS-CoV-2. Các “ông lớn” không muốn tổn thất lớn khi mà có VC thì thị trường không còn nhu cầu!

Mục đích xa hơn của VC chính là phòng bệnh lâu dài với tầm nhìn hàng chục năm, không ai dám nói Coronavirus không gây dịch lần thứ tư, nhưng khó thay!

Bs Bình Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Dịch COVID-19 đến 20h ngày 29.2: Số ca mắc và tử vong tại Iran tăng nhanh

Phương Anh |

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 20h ngày 29.2, trên thế giới đã có 85.456 trường hợp mắc COVID-19 và tổng số trường hợp tử vong lên đến con số 2.924.

Nghị sĩ Iran tử vong vì cúm khi dịch COVID-19 đang lây lan

Thanh Hà |

Một nghị sĩ Iran chết vì cúm, hãng thông tấn nhà nước đưa tin trong bối cảnh số lượng ca nhiễm COVID-19 ở nước Cộng hòa Hồi giáo tăng mạnh.

Số người chết vì COVID-19 ở Iran tăng lên 43

Hải Anh |

Phát ngôn viên Bộ Y tế Iran thông tin ngày 29.2 rằng, dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 43 người và khiến 593 người nhiễm virus.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

Dịch COVID-19 đến 20h ngày 29.2: Số ca mắc và tử vong tại Iran tăng nhanh

Phương Anh |

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 20h ngày 29.2, trên thế giới đã có 85.456 trường hợp mắc COVID-19 và tổng số trường hợp tử vong lên đến con số 2.924.

Nghị sĩ Iran tử vong vì cúm khi dịch COVID-19 đang lây lan

Thanh Hà |

Một nghị sĩ Iran chết vì cúm, hãng thông tấn nhà nước đưa tin trong bối cảnh số lượng ca nhiễm COVID-19 ở nước Cộng hòa Hồi giáo tăng mạnh.

Số người chết vì COVID-19 ở Iran tăng lên 43

Hải Anh |

Phát ngôn viên Bộ Y tế Iran thông tin ngày 29.2 rằng, dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 43 người và khiến 593 người nhiễm virus.