Uốn ván - bệnh “xưa như trái đất” nhưng xin đừng chủ quan

Bs Bình Nguyên |

Bệnh Uốn ván (UV), hay còn gọi là Phong đòn gánh, do nhiễm khuẩn Clostridium tetani, thường thấy ở những nơi vệ sinh kém nhất, tuy nhiên hiện vẫn thấy không ít những ca bệnh này!

Ngày 10.1.2021, BV Nhi tỉnh Thanh Hóa tiếp nhận bé T.V.A, 9 ngày tuổi, ở xã Nhi Sơn, Mường Lát, huyện biên giới của tỉnh. Bé sinh tại nhà và cắt rốn bằng kéo đồ dùng. Sau sinh, bú tốt, đi ngoài phân xu, nhưng 9 ngày sau, bú kém rồi bỏ bú, xuất hiện các cơn co cứng người... Khi nhập viện, BS thấy sốt 400C, có cơn co cứng dài vài phút: Ưỡn cong toàn thân, đầu ngửa, hai bàn tay nắm chặt, khuỷu tay gấp và áp sát người, hai chân duỗi thẳng; miệng chúm lại, môi tím; hàm cứng; mặt nhăn nhúm; bụng chướng, rốn rỉ dịch vàng lẫn máu. BS chẩn đoán UV rốn, suy hô hấp độ III, bé phải nằm khoa Hồi sức tích cực sơ sinh, thở máy và nuôi dưỡng hoàn toàn bằng truyền tĩnh mạch...

Ngày 29.6 năm ngoái, BV Nhi Đồng 2, TPHCM, nhận một sơ sinh bị UV rất nặng, sinh non tuần 30 tại nhà, nặng 1,2kg, bà ngoại đỡ, cắt rốn bằng kéo dân dụng. Mẹ bé là người dân tộc thiểu số ở Đắk Nông, trong thai kỳ không tiêm phòng UV. Sau hơn 1 tháng giành giật sự sống, bé may mắn qua được... UV sơ sinh còn gọi là UV rốn, tỉ lệ tử vong hơn 95%. Năm 2010, số tử vong do UV sơ sinh Thế giới là 58.000 trẻ. Theo WHO, hiện mỗi năm có khoảng 50.000 trẻ chết vì UV sơ sinh ở các nước đang phát triển.

Hiểu về bệnh uốn ván

Tổ y học Hippocrates (460 - 370 TCN) đã ghi chép về chứng bệnh co cứng, ưỡn cong toàn thân gọi là UV. Cùng năm 1884 hai nhà nghiên cứu Antonio Carle (1854 - 1927) và Giorgio Rattone (1857 - 1929), ĐH Turin, Italy, lấy dịch từ bệnh nhân UV gây bệnh thực nghiệm cho thỏ và Arthur Nicolaier (1862 - 1942), người CHLB Đức tiêm đất cho gia súc, thấy những con vật mắc bệnh UV. Năm 1891, Shibasaburo Kitasato (1853 - 1931), người Nhật, tìm ra vi khuẩn (VK) UV trong máu người mắc bệnh này. VK UV (C.tetani) thuộc loại gram dương (bắt màu khi nhuộm bằng phương pháp Gram), hình dùi trống (còn gọi là trực khuẩn); di động, kỵ khí (trao đổi chất không cần oxy; độc lực của VK kỵ khí thường mạnh gấp nhiều lần VK ưa khí). Khi gặp môi trường không thuận lợi có thể tự chuyển thành dạng nha bào (có “vỏ” bọc với đặc tính ngừng tổng hợp ADN, chứa rất ít nước (bằng 10 - 20% nước của màng VK khi ở trạng thái hoạt động), không thấm nước, không chuyển hóa, có thể tồn tại hàng chục năm), bất hoạt, chịu được nhiệt độ cao. Nha bào UV không bị diệt ở 1000C như hầu hết các loại VK khác, vì thế, để đảm bảo tiệt trùng, dụng cụ phẫu thuật phải hấp trong lò khô đạt trên 1200C và 1800C với lò hấp bằng hơi nước. C.tetani chỉ gây bệnh khi vào máu qua các vết rách, xây xát da, niêm mạc lớn, nhỏ do vật nhọn, mảnh cứng kim loại có nha bào UV; phẫu thuật; bỏng; viêm tai giữa; sảy thai, sinh đẻ; xăm da, bấm lỗ tai; vết động vật, côn trùng cắn...; không qua được da lành hay đường tiêu hóa lành lặn như vài loại VK khác.

Nha bào UV có khắp nơi trên Thế giới, tồn tại trong đất, phân súc vật, gia cầm và người, nhiều nhất là trong phân trâu, bò, cùng nhiều loại động vật ăn cỏ khác, đôi khi cả trong bụi. Khi vào máu người (hoặc động vật) - môi trường thuận lợi với đầy đủ dưỡng chất, nha bào lại chuyển thành VK hoạt động. C.tetani sinh ra 2 ngoại độc tố (exotoxin, do VK sống tiết ra, khác với nội độc tố giải phóng ra khi VK chết - ví dụ trực khuẩn thương hàn) là Tetanolysin và Tetanospasmin - những chất độc thần kinh, với liều chết người tối thiểu ước tính 2,5nanogam/kg trọng lượng cơ thể (một nanogam = 10-9gam), hoặc 175nanogam/người 70kg. Bệnh khởi phát sau khi nhiễm C.tetani 7 - 10 ngày, số ít sau 3 ngày hoặc sau 14 ngày.

UV toàn thân là thể bệnh hay gặp nhất với biểu hiện đặc trưng là tăng trương lực cơ (cơ cứng do co) và co cứng toàn thân. Khởi đầu tăng trương lực các cơ nhai, gây cứng hàm, nuốt khó (nên còn gọi là bệnh lockjaw - nghĩa là khóa hàm), co cứng liên tục các cơ mặt, tạo ra những vẻ mặt “nhăn nhó” hay “cười khẩy”, “cười nhăn nhở”, cứng hoặc đau các cơ cổ, vai. Tiếp đến cứng cơ bụng, cơ lưng và các cơ gốc chi, tạo ra tư thế ưỡn cong toàn thân (UV). Những ca bệnh nặng có các cơn co cứng toàn thân kịch phát, cường độ mạnh, gây đau đớn; phản xạ gân xương tăng mạnh và đặc biệt nguy kịch là tím tái (thiếu oxy) và đe dọa ngừng thở do co cứng các cơ hô hấp. Các cơn kịch phát thường tái diễn tự nhiên hoặc do kích thích dù rất nhẹ. Thể bệnh trung bình có triệu chứng cứng hàm, khó nuốt, cứng cơ và các cơn co cứng; nuốt khó hoặc chướng bụng làm bệnh nhân không ăn uống được. Thể nhẹ, chỉ xuất hiện một vài cơn co cứng toàn thân.

Khả năng gây tử vong 20% - 90%

UV gây tử vong 25% - 90%, do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật với các biểu hiện ngừng tim do loạn nhịp nhanh, chậm; tụt huyết áp. Ngoài ra là các bệnh cảnh trầm trọng khác như viêm phổi, gãy xương (do co cứng quá mạnh), vỡ cơ, loét do nằm lâu và tiêu cơ vân (giải phóng ra chất căn bản của cơ là Myoglobin gây viêm ống thận cấp, dễ đưa đến tử vong). UV sơ sinh nếu qua khỏi thường có nhiều di chứng thần kinh, tâm thần trầm trọng. Đôi khi, chỉ mắc UV thể cục bộ, biểu hiện co cứng chỉ giới hạn ở các cơ gần vết thương, bệnh nhẹ, tiên lượng tốt. UV đầu là dạng hiếm gặp của UV cục bộ, xảy ra sau chấn thương đầu, nhổ răng hay nhiễm khuẩn tai, ngoài cứng hàm thường gây rối loạn chức năng một hoặc nhiều dây thần kinh sọ não, hay gặp là dây số 7, tỉ lệ tử vong cao.

Nguy cơ mắc UV cao ở những người làm việc tiếp xúc với đất, phân gia súc, gia cầm, cống rãnh. Trước đây ở Việt Nam không ít ca sơ sinh nhiễm UV do cắt rốn bằng mảnh nứa, nay vẫn còn tình trạng cắt bằng kéo đồ dùng! Cần nghi ngờ UV khi vết thương da dù rất nhỏ nhưng lâu lành và rỉ dịch màu vàng hoặc dịch nhày, có thể tấy nhẹ hoặc sưng nề, đỏ da xung quanh nhưng không sinh mủ như những VK khác, vết thương bốc mùi và đau tăng dần, sưng hạch gần nhất (ví dụ vết thương ở bàn chân, thấy hạch ở bẹn to, đau).

Thực ra, hoàn toàn không mắc UV nếu trước hoặc khi mang thai mẹ được tiêm phòng và tiêm cho sơ sinh. Vaccine phòng UV đầu tiên được Emil von Behring (1854 - 1917), người Đức, điều chế năm 1890. Năm 1901, Behring nhận giải thưởng Nobel Y học do thành tựu huyết thanh chống bạch hầu và UV... Nên nhớ, tiêm vaccine ngừa và huyết thanh diệt UV mất vài trăm ngàn, mắc UV mất vài trăm triệu mà chưa chắc sống sót. Anh P.T.P, 40 tuổi, ở Q.Liên Chiểu, Đà Nẵng, giẫm phải đinh, không tiêm huyết thanh, sau 38 ngày nằm viện tốn mấy trăm triệu, nhưng không qua được. Ngày 15.12 năm ngoái, bé trai B.T.S, 18 tháng, ở Q.Bình Thạnh, TPHCM, mắc UV vì không được tiêm phòng.

Khi bị thương nhất là ở chân hoặc vết thương nhiễm bẩn, nên rửa ngay bằng nước sạch để đẩy chất bẩn và VK ra ngoài, dùng oxy già sát khuẩn. Không dùng cồn 900, betadine, povidine vì làm tổn thương da, cơ tăng nặng - điều kiện thuận lợi cho VK UV xâm nhập. Với vết thương chảy máu hoặc dính nhiều chất bẩn, đặc biệt là vết thương phức tạp, dị vật nằm sâu tốt nhất là đến cơ sở y tế để được xử lý đúng cách. Cả với vết thương nhỏ, không nhiễm bẩn cũng phải tiêm ngay một mũi huyết thanh 1.500 đơn vị để diệt VK, cùng với vaccine phòng UV, tuyệt đối không được chủ quan cho là “sạch” nên không tiêm. Báo mạng VNEXSPRESS phản ánh: Ngày 21.02, ông Hạnh, 56 tuổi, ở thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa, Gia Lai bị tre đâm chảy máu tay. Theo gia đình khai, ông đến BV (không rõ BV nào), được BS phán “không cần tiêm ngừa UV, chỉ cần uống kháng sinh, thuốc chống viêm”. Hai ngày sau vết thương sưng to, ông lại đến BV này thì được phán “vết thương không vấn đề, do chạm vào gân nên sưng”. Tám ngày sau khi bị thương, ông cứng hàm, nuốt khó, tay sưng to hơn, rỉ dịch và hôm sau, cứng vai, cứng lưng, khó vận động, khó thở, nên đến một BV quân y ở TP Pleiku khám. BS chụp phim, chẩn đoán “đau khớp vai hai bên, cơn đau thắt ngực”, cho thuốc uống tại nhà. Thấy bệnh tình trầm trọng hơn, ông tự đi TPHCM đêm 01.3 và BV nhiệt đới TPHCM xác định ông mắc UV. BS nói ông phải nằm viện 1 - 2 tháng, nhưng không nói rõ kết cục... Nếu phản ánh đúng, BS ở BV mà ông Hạnh đến hai lần đầu quả đã coi UV nhẹ như lông!?

Tuyệt đối không được tự chữa UV bằng cách dân gian, như đắp lá; thuốc rê, thuốc bột...

Bs Bình Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Mắc bệnh ung thư có phải án tử? “Biệt dược” nào để chữa bệnh ung thư?

Hồng Nhật - Kim Nhung |

“Lúc đầu khi mới phát hiện bệnh ung thư, tôi cảm thấy hoang mang, nhưng sau đó tôi nhận ra rằng, mình còn quá nhiều thứ để phải cố gắng, còn gia đình, còn tương lai ở phía trước để mình cần phải vượt qua”- một người chiến thắng bệnh ung thư chia sẻ.

LD 21039: Đôi vợ chồng hiếm muộn 18 năm có con mắc căn bệnh ung thư máu

LƯƠNG HẠNH |

Anh Hoàng Văn Giang (SN 1970) trú tại xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, sau 18 năm chữa hiếm muộn mới được làm cha. Thế nhưng, cậu con trai mới được 3 tuổi của anh lại mắc phải căn bệnh ung thư máu.

Người bệnh hài lòng hơn với dịch vụ y tế nhờ cải thiện thủ tục hành chính

Vũ Long |

Thực hiện cải cách hành chính Nhà nước, tỉ lệ hài lòng của người bệnh với dịch vụ y tế công tăng mạnh hàng năm vòng trong 5 năm qua.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Mắc bệnh ung thư có phải án tử? “Biệt dược” nào để chữa bệnh ung thư?

Hồng Nhật - Kim Nhung |

“Lúc đầu khi mới phát hiện bệnh ung thư, tôi cảm thấy hoang mang, nhưng sau đó tôi nhận ra rằng, mình còn quá nhiều thứ để phải cố gắng, còn gia đình, còn tương lai ở phía trước để mình cần phải vượt qua”- một người chiến thắng bệnh ung thư chia sẻ.

LD 21039: Đôi vợ chồng hiếm muộn 18 năm có con mắc căn bệnh ung thư máu

LƯƠNG HẠNH |

Anh Hoàng Văn Giang (SN 1970) trú tại xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, sau 18 năm chữa hiếm muộn mới được làm cha. Thế nhưng, cậu con trai mới được 3 tuổi của anh lại mắc phải căn bệnh ung thư máu.

Người bệnh hài lòng hơn với dịch vụ y tế nhờ cải thiện thủ tục hành chính

Vũ Long |

Thực hiện cải cách hành chính Nhà nước, tỉ lệ hài lòng của người bệnh với dịch vụ y tế công tăng mạnh hàng năm vòng trong 5 năm qua.