Ước mơ làm bác sĩ của cậu học trò có hoàn cảnh đặc biệt

Phạm Đông |

Sống trong gia đình bố bị tâm thần phân liệt, mẹ bị động kinh, nhưng những chướng ngại đó không làm Thông bớt ham học. Chính vì vậy, Thông đã có tên trong đội tuyển tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2020 - 2021, khi còn đang là học sinh lớp 11.

Hoàn cảnh đặc biệt

Phạm Văn Thông là con trai cả của gia đình vợ chồng chị Hoàng Thị Quy và anh Phạm Văn Hinh (Dị Chế, Tiên Lữ, Hưng Yên). Vợ chồng chị Quy tính đến nay đã lấy nhau được 19 năm, chồng bị tâm thần phân liệt, vợ mắc chứng động kinh từ ngày còn đi học, hoàn cảnh gia đình khó khăn, người trong thôn không ai là không biết.

Năm 2002 họ lấy nhau, không một tấm ảnh cưới, đến bộ đồ đi đón dâu chú rể mặc cũng là đồ mua chịu. Hôn lễ được tổ chức nhanh chóng vì sợ cô dâu đột nhiên phát bệnh lại không may. Thời gian đầu hai vợ chồng ở với bố mẹ chồng, nhưng sau đó nhờ bên ngoại giúp đỡ, vợ chồng trẻ mua được mảnh đất nông nghiệp ở rìa làng để ra ở riêng. Người cho chịu công, người đồng ý khất nợ tiền vật liệu, căn nhà cấp 4 rộng chừng 40m2 được dựng lên.

"Đến tận giờ tôi vẫn chỉ chấp nhận cưới chồng, chứ có biết yêu là gì đâu. Nhưng bù lại anh ấy hiền lành, chưa bao giờ đánh đập, chửi bới vợ con. Hồi sinh con có mắm, có muối nấu bột cho con, vậy mà các con vẫn khôn lớn, khỏe mạnh", chị Quy nói.

Ngày chưa lấy vợ, anh Hinh chẳng biết làm chuyện gì, chẳng chịu nghe ai nói, nhưng từ khi có vợ, người đàn ông ngờ nghệch ấy bắt đầu có sự thay đổi, do có vợ đi cùng cầm tay chỉ việc. Người thường mỗi ngày cuốc được 5 miếng ruộng thì anh được 1 miếng. Người thường mỗi ngày nhổ được 100 bó mạ thì anh được 30 bó mạ. Người thường mỗi ngày gặt được cả sào thì anh được 2 mảnh con con. Chị Quy nhớ lại, có đợt anh đi làm đồng đến giờ tối vẫn chưa về, sợ có vấn đề gì cả nhà hốt hoảng đi tìm, nhưng tất tả ra đến đồng vẫn thấy anh Hinh đang lần sờ dưới ruộng vì không phân biệt được thế nào là ngày và đêm.

May mắn cho gia đình vợ chồng chị Quy có với nhau 2 người con, con lớn là Thông đang học lớp 11 tại trường chuyên THPT Hưng Yên, con gái thứ 2 năm nay học lớp 6, ai cũng lo con cái đẻ ra sự bị di truyền bệnh của bố mẹ, nhưng hai đứa trẻ càng lớn càng ngoan, học hành giỏi giang. Thu nhập của cả gia đình chỉ phụ thuộc vào 7 sào ruộng, làm mành và trồng rau. Bên cạnh đó, chị Quy cũng cố gắng làm thêm những công việc khác như phụ hồ, bán rau củ... để kiếm thêm thu nhập để lo cho các con ăn học. Thấy con thiếu thốn đủ đường, nhiều lần chị Quy nói đùa: “Giá mà con được sinh ra ở một gia đình nào giàu hơn thì có phải đỡ khổ không!”. Nghe mẹ nói vậy, cả hai anh em Thông đáp: “Dù khổ, con vẫn muốn được sinh ra ở nhà mình”.

Thông và em gái luôn tự nhắc nhở nhau, phải biết nghe lời và đỡ đần cha mẹ. Bởi vậy, hằng ngày, Thông đều thức dậy từ sớm để chuẩn bị bữa sáng và bữa trưa rồi mới đến trường.

“Có những ngày nhiều bài vở, Thông thường thức đến 12 giờ đêm để làm bài. Nếu chưa xong, sáng hôm sau 4 giờ con lại dậy để làm nốt. Đến vụ mùa, Thông hay tranh thủ dậy sớm hơn để giúp bố mẹ”, chị Quy nghẹn ngào chia sẻ.

Thành tích học tập đáng nể của cậu học trò nghị lực. Ảnh: Văn Đức
Thành tích học tập đáng nể của cậu học trò nghị lực. Ảnh: Văn Đức

Trường chuyên và giấc mơ xa

Từ bé Thông đã có thành tích nổi bật về môn Toán, biết nhà nghèo, em chưa từng xin mẹ đi học thêm, thậm chí mẹ có ngỏ lời khuyên đi học thêm, nam sinh vẫn nhất quyết từ chối. Năm lớp 7 nam sinh đạt giải 3 cấp huyện môn Toán, đến năm lớp 9 đạt giải khuyến khích cấp huyện môn Toán. Đặc biệt, trong kỳ thi vào 10, năm sinh đỗ vào chuyên Toán của trường THPT chuyên Hưng Yên, đứng thứ 4 toàn trường.

“Lần đầu tiên em được đặt chân đến Trường THPT Chuyên Hưng Yên là vào kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm lớp 9. Đây cũng là kỳ thi đáng nhớ nhất khi em được ngồi tại phòng học của ngôi trường mà mình yêu thích từ lâu”, Thông thích thú chia sẻ.

Nhà cách trường hơn 10km, thời gian đầu Thông xin mẹ đạp xe đi, nhưng nghĩ đường xa, con đi học vất vả, họ hàng lại giúp đỡ mua cho nam sinh chiếc xe đạp điện. Nhà xa, lắm hôm học ca chiều, Thông lại xách theo một cặp lồng cơm đến trường ăn, tối lại về. Thông rất thương bố mẹ bệnh tật nên em chỉ có một ước mơ là có thể được làm bác sĩ để có thể chăm sóc được cho bố mẹ và em gái. Nhưng mục tiêu trước mắt của em là thi đỗ vào Học viện Quân Y vì có thể giảm tải gánh nặng học phí chi trả cho gia đình.

Là con trai nhưng nam sinh chẳng nề hà việc gì ở trong nhà, sau giờ học em lại ra ao giúp mẹ rửa sau, phần lại canh sợ mẹ ngã, lắm khi không có rau em lại giúp mẹ làm mành, chọc tâm sen... Từ bé đến lớn cả hai anh em chưa từng đòi hỏi bố mẹ phải mua đồ đạc hay sắm quần áo mới.

Nhắc về "chuyện bố mẹ bị bệnh em có ngại với bạn bè không", Thông khẳng khái nói: "Em chưa từng xấu hổ về bố mẹ mình. Có bố mẹ mới có em của ngày hôm nay. Em tự hào về gia đình mình".

“Sinh ra trong gia đình khó khăn, đôi khi em nghĩ việc mình đi học sẽ trở thành gánh nặng cho bố mẹ. Nhưng rồi điều đó lại trở thành nguồn động lực để em cố gắng hơn nữa trong học tập và thực hiện những dự định của mình”, Thông nói và cho biết thêm, may mắn của em là nhận được nhiều sự giúp đỡ từ người thân, thầy cô và bạn bè.

Ngày nhận thư chúc mừng của Giám đốc Sở Giáo dục Hưng Yên khi Thông được vào đội tuyển Toán quốc gia có lẽ là ngày chị Quy và gia đình mừng vui nhất. Khi “tài sản” quý giá nhất của gia đình chị đã có thành tích cao trong học tập. Bà con làng xóm hay tin ai nấy gặp chị Quy cũng đều chúc mừng, tán dương khiến chị đầy tự hào. Chị mong ước con trai có thể thi đỗ đại học, làm ngành nghề yêu thích để thoát khỏi lũy tre làng - điều mà trước giờ vợ chồng chị chưa dám nghĩ tới.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào Tạo tỉnh Hưng Yên Nguyễn Văn Phê cho biết, hoàn cảnh của Thông rất đặc biệt, mặc dù khó khăn nhưng em luôn cố gắng vươn lên và đạt thành tích đáng nể. "Em là 1 trong 6 học sinh giỏi được chọn đi thi học sinh giỏi Quốc gia của tỉnh. Đây là tấm gương để nhiều em học tập" - ông Phê nói.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Tây Ninh: CĐCS quyên góp ủng hộ đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Quốc Tiến |

Nhằm kịp thời giúp đỡ cho đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đón Tết Tân Sửu 2021, ngày 8.2.2021, Ban Chấp hành công đoàn Công ty TNHH Pou Hung VN phối hợp cùng Ban giám đốc công ty đến trao tặng số tiền 9.600.000 đồng cho gia đình anh Trần Công Hiệp, hiện ngụ tại ấp Khởi Hà, xã Cầu Khởi, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh.

Yên Bái: Tặng 1.000 suất quà cho đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Thanh Xuân – Vũ Quỳnh |

Chiều ngày 25.1, Ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái khóa XIX đã tổ chức Hội nghị lần thứ 10 (mở rộng) nhằm tổng kết công tác công đoàn năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.

“Tết sum vầy” đến với hơn 1.000 công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Quang Minh - Tú Quỳnh |

Ngày 24.1, Công đoàn Các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tổ chức trao tặng hơn 1.000 suất quà Tết cho công nhân lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng số tiền 539 triệu đồng. Đồng thời, hỗ trợ vé tàu xe về quê ăn Tết cho công nhân lao động xa quê.

CĐKKT Hải Phòng: Mang Tết đến với CNLĐ hoàn cảnh đặc biệt

Mai Dung |

Chiều 24.1, Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng thăm, tặng quà, trợ cấp công nhân lao động mắc bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp Tết nguyên đán Tân Sửu 2021.

Bàn giao Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Lục Tùng |

LĐLĐ tỉnh Kiên Giang làm lễ bàn giao Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Tây Ninh: CĐCS quyên góp ủng hộ đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Quốc Tiến |

Nhằm kịp thời giúp đỡ cho đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đón Tết Tân Sửu 2021, ngày 8.2.2021, Ban Chấp hành công đoàn Công ty TNHH Pou Hung VN phối hợp cùng Ban giám đốc công ty đến trao tặng số tiền 9.600.000 đồng cho gia đình anh Trần Công Hiệp, hiện ngụ tại ấp Khởi Hà, xã Cầu Khởi, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh.

Yên Bái: Tặng 1.000 suất quà cho đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Thanh Xuân – Vũ Quỳnh |

Chiều ngày 25.1, Ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái khóa XIX đã tổ chức Hội nghị lần thứ 10 (mở rộng) nhằm tổng kết công tác công đoàn năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.

“Tết sum vầy” đến với hơn 1.000 công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Quang Minh - Tú Quỳnh |

Ngày 24.1, Công đoàn Các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tổ chức trao tặng hơn 1.000 suất quà Tết cho công nhân lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng số tiền 539 triệu đồng. Đồng thời, hỗ trợ vé tàu xe về quê ăn Tết cho công nhân lao động xa quê.

CĐKKT Hải Phòng: Mang Tết đến với CNLĐ hoàn cảnh đặc biệt

Mai Dung |

Chiều 24.1, Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng thăm, tặng quà, trợ cấp công nhân lao động mắc bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp Tết nguyên đán Tân Sửu 2021.

Bàn giao Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Lục Tùng |

LĐLĐ tỉnh Kiên Giang làm lễ bàn giao Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.