Ứng xử của người đối tụng…

Luật sư Phan Trung Hoài |

Khi được tin Quốc hội khoá XIII bỏ phiếu phê chuẩn ông Lê Minh Trí đảm nhận chức danh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao vào tháng 4.2016, tôi cảm thấy thật vui. Mặc dù được đào tạo tại Đại học An ninh cùng với nhiều bạn học phổ thông đồng niên với tôi ở Hà Nội, nhưng ông là người sớm trở về với đời sống dân sự.

Tôi biết ông từ khi ông đảm nhiệm chức danh quản lý chính quyền từ cấp quận lên cấp thành phố, trước khi về công tác tại Ban Nội chính Trung ương. Nhưng không hiểu sao, mấy lần gặp một cách ngẫu nhiên trên chuyến bay trở về thành phố khi ông lo chỉ đạo việc xử lý vụ quán “Xin chào” ở Bình Chánh, hay tại cuộc họp quan trọng của lãnh đạo các ngành tư pháp bàn về vị trí chỗ ngồi giữa kiểm sát viên và luật sư, tôi vẫn cảm thấy nét mặt ông có phần ưu tư…

Ở cương vị đứng đầu một ngành quan trọng thực hiện chức năng cơ bản của tố tụng hình sự, thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, chắc thời gian biểu của ông bận rộn lắm, với vô vàn các công việc có tên và không tên. Vậy mà khi được biết ông vừa ký Quyết định số 46 ngày 20.2.2017 ban hành Quy tắc ứng xử của kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên toà, phiên họp của tòa án, tôi bất chợt hình dung một phần lý do sự bận tâm của ông ở thời điểm này chính là làm sao xây dựng ngành kiểm sát và hình ảnh kiểm sát viên thật sự nhận được sự tin cậy của các chủ thể xã hội.

Đây là bản Quy tắc quy định về chuẩn mực ứng xử của kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, quy định những việc kiểm sát viên phải làm, không được làm, cách xưng hô, tác phong, thái độ và các biểu hiện khác mà kiểm sát viên phải thực hiện, phải tuân theo khi thực hiện nhiệm vụ, khi giao tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và những người khác tham dự phiên tòa, phiên họp của tòa án. Một trong những việc kiểm sát viên phải làm nhằm thực hiện đúng, đầy đủ quy định của pháp luật và của ngành kiểm sát là phải có cử chỉ, hành động, lời nói, tư thế, tác phong, thái độ, biểu cảm chuẩn mực, thể hiện hình ảnh người kiểm sát viên “công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Đó còn là những việc không được làm, như không sử dụng rượu, bia, chất kích thích khác khi thực hiện nhiệm vụ tại phiên tòa, phiên họp; không được có hành động chỉ trích, miệt thị, coi thường, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người tranh tụng với kiểm sát viên, người phản đối quan điểm, ý kiến của viện kiểm sát, kiểm sát viên.

Quy tắc ứng xử do ông ký còn hướng dẫn chi tiết cả cách xưng hô của bản thân Kiểm sát viên với những người tiến hành và tham gia tố tụng khác. Riêng đối với luật sư, kiểm sát viên sử dụng từ “luật sư” hoặc “luật sư” cùng với họ tên đầy đủ của luật sư đó khi xưng hô tại phiên toà, thậm chí đối với những người tham dự phiên tòa, phiên họp, kiểm sát viên sử dụng cách gọi “thưa cô bác, anh chị và quý vị tham dự phiên tòa”. Dường như trong từng quy tắc khô khan, có tấm lòng của người đứng đầu ngành kiểm sát, khi dặn dò thái độ ứng xử của kiểm sát viên cần có cử chỉ, hành động, lời nói, biểu cảm rõ ràng, dứt khoát, lịch sự, đúng mực; tiếng nói vừa đủ nghe, không quá nhanh, không quá chậm; ngôn ngữ phải chuẩn xác, không nói ngọng, không nói lắp…

Trên chuyên mục này, tôi đã nhiều lần bày tỏ tâm trạng xúc động trước những phiên tòa mà kiểm sát viên đối đáp đến tận cùng với luật sư về những vấn đề gây tranh cãi, nhưng cũng hụt hẫng khi có những phiên tòa kiểm sát viên không đối đáp một lời nào. Rõ là sau những phiên toà đọng lại nhiều cảm xúc vui buồn những tháng ngày qua, giới luật sư như có được sự động viên to lớn từ bản Quy - tắc - nhân - văn này của ngành kiểm sát. Nó sẽ là nền tảng để thiết lập một không gian văn hóa pháp đình - một vấn đề đang được dư luận xã hội hết sức quan tâm, bởi không ít người còn quan niệm trong phòng xử của tòa án dường như chỉ có mệnh lệnh và quyền uy, cùng với nó là mối quan hệ một chiều từ trên xuống.

Đời sống tố tụng hiện nay đang rất cần những chuẩn mực ứng xử của các chủ thể, bao gồm những người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng và những người liên quan khác, tạo ra không gian đa chiều trong các hành vi ứng xử, mà các hành vi ấy tùy thuộc vào tri thức, nhận thức, trình độ văn hóa, kinh nghiệm cuộc sống của mỗi người. Hạt nhân của không gian văn hóa pháp đình, tựu trung lại là những giá trị và chuẩn mực ứng xử hướng đến việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong hoạt động tư pháp của các bên đối tụng. Hiện diện ở vào tâm điểm trong không gian văn hóa pháp đình có thể nói chính là vị trí đặc biệt của văn hóa tranh tụng. Đến lượt mình, cội rễ của văn hóa tranh tụng là sự bảo đảm cơ hội ngang nhau trong việc trình bày quan điểm buộc tội và gỡ tội.

Sản phẩm kết tinh của văn hóa pháp đình chính là phán quyết của tòa án như là một “sản phẩm đặc biệt”, xuất phát từ kết quả tranh tụng giữa kiểm sát viên và luật sư, trong đó văn phong bản án thể hiện ngôn ngữ pháp lý chặt chẽ, khúc chiết, rõ ràng và phản ánh văn hóa tranh tụng tại phiên tòa. Nói rộng ra, đó chính là thành tố xây dựng văn hóa pháp luật, thể hiện trong sự vận hành của các thiết chế tư pháp, trong hệ thống các văn bản pháp luật, quy tắc đạo đức ứng xử của thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư, trong cách thức tổ chức, phản biện tranh tụng tại phiên toà, từ đó tạo nên diện mạo dân chủ của đời sống tố tụng.

Luật sư Phan Trung Hoài
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.