Ứng dụng mã số mã vạch chuẩn GS1 - Chỉ nhận lại việc, không nhận người?

Ngũ Hiệp |

Mã số mã vạch (MSMV) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, đặc biệt việc áp dụng MSMV GS1 mang lại nhiều lợi ích trong thương mại điện tử, công tác tính tiền, kiểm kê hàng hóa... Ngoài ra, hoạt động ứng dụng công nghệ MSMV GS1 còn có tác dụng chống hàng giả, an toàn thực phẩm, giúp người tiêu dùng có điều kiện tiếp cận thông tin minh bạch từ nhà sản xuất.

Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa

Tại hội thảo “Nâng cao hiệu quả ứng dụng MSMV đối với các sản phẩm, hàng hóa trong siêu thị Việt Nam” do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TĐC) - Bộ KHCN vừa tổ chức mới đây tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục TĐC Trần Văn Vinh cho biết, việc ứng dụng MSMV GS1 trong chuỗi cung ứng đã tạo nên phương thức bán hàng văn minh, đáp ứng khách hàng hiệu quả, hàng hóa lưu thông thông suốt, giảm lao động thủ công và đem lại lợi ích cho tất cả các bên. Đồng thời khẳng định, hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, cộng đồng. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ MSMV GS1 tại Việt Nam vẫn còn hạn chế và cần tiếp tục khắc phục.

Với nhiều ý kiến đóng góp thực tế của đại diện đến từ các siêu thị, nhà sản xuất, đơn vị cung cấp giải pháp...… tại Việt Nam. Tổng cục trưởng Trần Văn Vinh bày tỏ mong muốn đưa ra phương án hiệu quả để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng MSMV GS1 phục vụ cho hoạt động bán lẻ; nâng cao hiệu suất kinh doanh cũng như hỗ trợ người dân dễ dàng tìm kiếm thông tin minh bạch về sản phẩm hàng hóa.

Phần lớn ý kiến của các doanh nghiệp, đại biểu tham gia hội thảo cho rằng, việc áp dụng MSMV GS1 mang lại nhiều lợi ích trong thương mại điện tử, công tác tính tiền, kiểm kê hàng hóa... Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: Chưa công khai thông tin về nhà sản xuất, chưa rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, chất lượng mã vạch chưa đảm bảo, nhiều sản phẩm khác nhau có cùng một mã, sử dụng mã 893 cũng như mã nước ngoài chưa đúng quy định...

Đại diện Tổng cục TĐC cho biết, tại Việt Nam, tất cả các loại MSMV đều được GS1 Việt Nam xây dựng thành tiêu chuẩn quốc gia tạo thuận lợi cho hoạt động tuyên truyền và phổ biển áp dụng cho người dùng ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay đa số các doanh nghiệp đăng ký sử dụng MSMV GS1 ở Việt Nam mới quan tâm áp dụng loại mã số thương phẩm toàn cầu GTIN trên sản phẩm hàng hóa, mã địa điểm toàn cầu GLN phân định địa điểm. Đối với mã vạch, doanh nghiệp sử dụng phổ biến loại mã vạch EAN/UPC và loại mã vạch QR code. Trong MSMV GS1, mã số có chức năng phân định (phân biệt và xác định) đối tượng cần quản lý (sản phẩm, địa điểm, các bên tham gia chuỗi cung ứng...). Mã vạch là một loại công cụ mang dữ liệu có chức năng mã hóa thông tin tạo thuận lợi cho quá trình thu nhận dữ liệu của đối tượng mang mã. Đối với tổ chức mã số mã vạch quốc tế GS1, mã số có chức năng phân định, mã vạch có chức năng thu nhận dữ liệu.

Ông Vũ Vinh Phú - Thành viên Hội đồng tư vấn MSMV GS1 Việt Nam - cho rằng, việc sử dụng MSMV GS1 tại Việt Nam chậm hơn so với một số nước trong và ngoài khu vực ASEAN bởi một số lý do như: Vấn đề nhận thức về vai trò của an toàn thực phẩm còn hạn chế ở tất cả các cấp, việc đầu tư an toàn thực phẩm còn rất thấp bằng 1/36 của Thái Lan, 1/136 của Mỹ (theo một tài liệu đã được công bố). Một vấn đề nữa là việc sản xuất, mua bán tiêu thụ hàng hóa của sản phẩm hàng hóa trong đó có thực phẩm ở Việt Nam rất phức tạp, hàng triệu hộ kinh doanh cá thể, hàng nghìn siêu thị, gần 10.000 chợ các loại ở hệ thống phân phối Việt Nam. Ngoài ra, cơ sở vật chất, nguyên liệu, vật tư để giải quyết đầu vào và đầu ra cho sản phẩm còn yếu và thiếu chưa đạt đến trình độ một số các nước trong khu vực ASEAN; ý thức, kỷ luật còn yếu kém, tùy tiện; các chế tài để răn đe vi phạm chưa đủ sức ngăn cản những tổ chức và cá nhân sản xuất và kinh doanh không chân chính...

Hướng tới minh bạch thông tin sản phẩm

Theo ông Vũ Vinh Phú, hiện nay đầu vào của các siêu thị có nguồn hàng phức tạp, nhiều tổ chức sản xuất chưa đăng ký sử dụng MSMV GS1, do vậy công tác thu mua, bán hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn. Việc áp dụng MSMV GS1 vào việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa với một vài sản phẩm thiết yếu như thịt lợn, gà, trứng ở TPHCM đã triển khai nhiều tháng nay song vẫn còn nhiều trục trặc.

“Truy xuất nguồn gốc thông qua MSMV là điều kiện cần chứ chưa đủ, chúng ta cần nghiên cứu một cách nghiêm túc để có thể sử dụng công cụ MSMV GS1 một cách hiệu quả hơn vào sản xuất kinh doanh và hệ thống phân phối nội địa ở Việt Nam”, ông Phú nói.

Về ứng dụng công nghệ mã vạch vào các kênh bán hàng trong siêu thị, ông Vũ Vinh Phú nhận xét, hiện nay, tất cả các siêu thị và các cửa hàng tự chọn hiện đại trong và ngoài nước đều sử dụng mã số mã vạch trong các khâu bán hàng, quản lý giá, quản lý kho, quản lý chất lượng sản phẩm, chống hàng giả... Việc này đã góp phần nâng cao năng suất lao động trong thương mại hiện đại.

Tuy nhiên, chủ yếu hiện nay nhiều siêu thị nhất là siêu thị Việt áp dụng MSMV GS1 ở khâu thanh toán là chủ yếu, các khâu khác thực hiện lẻ tẻ và còn hạn chế, chưa hiệu quả cao. Từ 5-7% hàng hóa trong siêu thị còn in mã số nội bộ, hiện tượng nhầm lẫn MSMV gây thiệt hại cho người tiêu dùng vẫn còn diễn ra. “Tuy có MSMV GS1 nhưng việc bảo quản hàng hóa, quản lý đầu vào, nhập hàng của siêu thị, bao bì hàng hóa còn chưa đảm bảo độ tin cậy khiến cho khách hàng dễ nhầm lẫn và làm khó khăn cho công tác quản trị doanh nghiệp và quản lý nội bộ”, ông Phú khẳng định.

Để việc áp dụng MSMV GS1 hiệu quả, ông Phú cho rằng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa thực phẩm là rất quan trọng. Cần tiếp tục tuyên truyền giáo dục, thuyết phục động viên, xử lý, khen thưởng kịp thời đối với những tổ chức và cá nhân làm ăn tốt trên thị trường; đưa ra những chính sách hợp lý để phát triển sản xuất sạch, giá thành cạnh tranh. Đồng thời đầu tư thỏa đáng cho các vùng sản xuất sạch, hệ thống phân phối sản phẩm sạch trên thị trường nội địa dựa trên nguyên tắc hoạt động sản xuất lớn để quản lý toàn bộ quá trình sản xuất phân phối hàng hóa, thực phẩm trên thị trường.

Ngoài ra, tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tiêu dùng là nên tìm đến các địa chỉ tin cậy để mua hàng hóa, đi đôi với việc phát hiện hàng hóa có vấn đề là việc phản ánh các cơ quan quản lý nhà nước xử lý kịp thời; các văn bản pháp quy hiện nay cần tiếp tục bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới phát sinh trên thị trường; xây dựng đội ngũ công chức mẫn cán, nói không với tiêu cực khi thi hành nhiệm vụ.

Nhằm áp dụng MSMV GS1 hiệu quả trong hệ thống các siêu thị tại Việt Nam, ông Đinh Tiến Thành - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam cho rằng, hiện nay trong hệ thống siêu thị các mặt hàng sản phẩm tươi sống như thịt, cá, rau củ quả, hoa quả... chưa có mã vạch mà mới chỉ có mã do các siêu thị tự gắn để quản lý hàng hóa. Do đó, cần xây dựng quy chế riêng về mã vạch cho hàng hóa tươi sống để cho mỗi siêu thị đăng ký mã riêng từ đó có sự đồng nhất giúp cho người tiêu dùng nhận diện hàng hóa dễ dàng hơn.

Được biết, Tổng cục TĐC sẽ đưa vào vận hành phần mềm chính thống quét mã vạch trên điện thoại di động và cơ sở dữ liệu quốc gia về các bên và sản phẩm sử dụng MSMV GS1 theo định hướng phục vụ người tiêu dùng, siêu thị và các đơn vị liên quan vào tháng 03.2018. Cơ sở dữ liệu quốc gia về MSMV GS1 sẽ đóng vai trò tích cực hỗ trợ công tác quản lý MSMV, đặc biệt trong xác định nguồn gốc sản phẩm như: Trao đổi và kiểm soát thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm; đảm bảo chất lượng MSMV GS1 đúng quy định; giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; cung cấp thông tin về nhà nhập khẩu khi sử dụng mã nước ngoài v.v...

Ngũ Hiệp
TIN LIÊN QUAN

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.