Tuyệt tác đúc đồng xứ Huế

Phóng sự của thái hoàng |

Nằm bên bờ Nam sông Hương, cách kinh thành Huế chừng 3 cây số về phía Tây Nam có một làng nghề đúc đồng truyền thống lừng danh. Đó chính là Phường Đúc, nơi đúc nên những tuyệt tác đồ đồng được công nhận là bảo vật quốc gia có một không hai của Việt Nam.

Theo sách Ô Châu cận lục của tiến sĩ Dương Văn An viết năm 1553, vào đầu thế kỉ 17, tức dưới thời chúa Nguyễn, làng nghề đúc đồng này thuộc địa phận làng Dương Xuân, tổng Vĩ Dạ, huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong. Đến thời các vua nhà Nguyễn, cụ thể là dưới triều Tự Đức (1847-1883) làng Dương Xuân được tách thành 2 làng là Dương Xuân Thượng và Dương Xuân Hạ. Nay làng đúc đồng Huế nằm trên địa bàn phường Phường Đúc và một phần của phường Thủy Xuân, Thành phố Huế.

Tạo hoa văn trên khuôn đúc. Ảnh: Thái Hoàng
Tạo hoa văn trên khuôn đúc. Ảnh: Thái Hoàng

1. Nói về xuất xứ cũng như cái tên của làng nghề này ngẫm cũng có đôi điều thú vị. Bởi theo như gia phả của dòng họ Nguyễn ở làng đúc đồng Phường Đúc thì thủy tổ của nghề đúc đồng nơi đây là cụ Nguyễn Văn Lương, quê làng Đồng Xá, Siêu Loại (tỉnh Bắc Ninh ngày nay).

Vào thế kỉ 17, khi chọn Huế làm nơi xây dựng cơ nghiệp, các chúa Nguyễn đã trưng tập thợ khéo cả nước, trong đó có thợ đúc đồng về đây phục vụ việc xây dựng các tư dinh, phủ đệ, đúc khí giới, tiền xu và sản xuất vật dụng phục vụ nhu cầu của phủ chúa.

Thời bấy giờ, dân làm nghề đúc từ các nơi kéo về tập trung sinh sống, hành nghề thành hội thành phường ở làng Dương Xuân nên dân trong vùng quen gọi là “Phường Đúc”, tức phường thợ đúc, rồi lâu dần thành tên gọi.

Thời ấy, Phường Đúc có 5 xóm nghề gồm: Trường Đồng, Kinh Nhơn, Bổn Bộ, Giang Dinh, Giang Tiền. Trong đó, Kinh Nhơn và Bổn Bộ là hai xóm có nghề đúc đồng lớn nhất và danh tiếng nhất. Từ đó về sau đến đời các vua nhà Nguyễn, nghề đúc đồng ở Phường Đúc càng có cơ hội phát triển mạnh thêm.

Có thể nói, thời nhà Nguyễn nghề đúc đồng ở Huế được xem là phát triển rực rỡ và huy hoàng nhất. Rất nhiều sản phẩm của người thợ đúc đồng Phường Đúc thời ấy nay đã trở thành những kiệt tác di sản trong kho tàng văn hóa vật thể của kinh thành Huế, trong đó có những kiệt tác đã được nhà nước công nhận là Bảo vật Quốc gia như: Bộ vạc đồng thời chúa Nguyễn được đúc từ năm 1659 đến 1684, quả đại hồng chung chùa Thiên Mụ được đúc vào năm 1710, bộ Cửu đỉnh (9 đỉnh lớn) đặt trước Thế Miếu được đúc từ năm 1835 đến 1837 và bộ cửu vị thần công (9 khẩu đại pháo) đặt trước Ngọ Môn được đúc từ năm 1803 đến 1804.

Các nghệ nhân làng nghề Phường Đúc xứ Huế nổi tiếng với kĩ thuật đúc chuông đồng có âm hay, dáng đẹp. Ảnh: Thái Hoàng
Các nghệ nhân làng nghề Phường Đúc xứ Huế nổi tiếng với kĩ thuật đúc chuông đồng có âm hay, dáng đẹp. Ảnh: Thái Hoàng

2. Sản phẩm đúc đồng xứ Huế nổi tiếng tinh xảo và bền đẹp bất chấp thời gian. Ví như bộ cửu đỉnh đúc vào năm 1835 dưới triều vua Minh Mạng được giới nghiên cứu đánh giá không chỉ là biểu tượng uy quyền của nhà vua mà còn được ví như một bộ "Dư địa chí”, bộ “Bách khoa thư” về nước Việt Nam hồi cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20.

Tổng thể 162 hình chạm khắc tinh xảo trên cửu đỉnh mô tả các vì tinh tú, hiện tượng thiên nhiên và các thắng cảnh, sản vật tiêu biểu của nước Việt ta thời ấy như sông núi, biển đảo, cỏ cây, chim muông, hoa lá, xe cộ, thuyền bè, vũ khí... hòa quyện với nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên, sông núi, đất trời Việt Nam gấm vóc, tươi đẹp, hùng cường.

Điều đó khiến cho người đời sau không những trầm trồ thán phục về tài nghệ của các bậc nghệ nhân xưa mà còn tự hào về tầm nhìn xa trông rộng của các bậc tiền nhân trong việc trao truyền các giá trị sử liệu cho hậu thế.

Vạc đồng thời Nguyễn trong Hoàng Thành, Huế. Ảnh: Thái Hoàng
Vạc đồng thời Nguyễn trong Hoàng Thành, Huế. Ảnh: Thái Hoàng

Ngày nay, nghề đúc đồng truyền thống ở Huế đã bước sang một giai đoạn phát triển mới với kĩ thuật và công nghệ cao hơn. Các nghệ nhân đúc đồng ở phường Phường Đúc hiện nay đã cho thấy tay nghề và sự tài hoa của họ không hề thua kém các bậc cha ông đi trước. Nhiều lớp nghệ nhân ra đời và trở nên nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc và cả ở nước ngoài như các nghệ nhân Nguyễn Văn Sính, Nguyễn Văn Viện, Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Văn Đệ, Nguyễn Văn Trai, Nguyễn Văn Tuệ, Nguyễn Văn Niệm, Lê Văn Sơn...

3. Ngoài các sản phẩm truyền thống nổi tiếng xưa nay như chuông, tượng, lư, đèn... các nghệ nhân Phường Đúc hiện nay đã nghiên cứu đúc thành công nhiều sản phẩm độc đáo, có giá trị nghệ thuật lẫn kinh tế cao. Điển hình như tượng danh tướng Trần Hưng Đạo cao 10,2m, nặng 21,6 tấn đặt tại công viên Vị Hoàng, TP.Nam Định; tượng Như Lai cao 4,3m đặt tại chùa Kim Thành, TP.Plây Cu, tỉnh Gia Lai; trống đồng đặt tại Bảo tàng Quang Trung (Bình Định)...

Đặc biệt, nhân kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, nghệ nhân Nguyễn Văn Sính và các học trò đã lập kỉ lục khi đúc thành công quả đại hồng chung cho chùa Bái Đính ở Ninh Bình với kích cỡ khổng lồ cao 5,5m, đường kính 3,7m, nặng 36 tấn, được xem là quả chuông lớn nhất Đông Nam Á.

Hoa văn tinh xảo trên nòng một trong số những khẩu đại bác trong bộ Bảo vật Quốc gia Cửu vị thần công đặt trước cửa Ngọ Môn, Huế. Ảnh: Thái Hoàng
Hoa văn tinh xảo trên nòng một trong số những khẩu đại bác trong bộ Bảo vật Quốc gia Cửu vị thần công đặt trước cửa Ngọ Môn, Huế. Ảnh: Thái Hoàng

Hiện nay, ở phường Phường Đúc mộ và nhà thờ ông tổ nghề đúc đồng đã được nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia. Toàn phường hiện có khoảng 60 hộ làm nghề đúc đồng, thu hút chừng 300 lao động làm việc thường xuyên, sản phẩm không chỉ có chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong nước mà đã xuất đi được nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, đem lại tổng doanh thu gần 10 tỉ đồng/năm (khoảng hơn 400.000 USD).

Khuôn đúc trống đồng cỡ đại được đắp bằng đất sét và nhiều loại phụ gia đặc biệt khác nhau. Ảnh: Thái Hoàng
Khuôn đúc trống đồng cỡ đại được đắp bằng đất sét và nhiều loại phụ gia đặc biệt khác nhau. Ảnh: Thái Hoàng
Sản phẩm tượng Phật đồng nghìn tay nghìn mắt của làng nghề đúc đồng Phường Đúc, Huế. Ảnh: Thái Hoàng
Sản phẩm tượng Phật đồng nghìn tay nghìn mắt của làng nghề đúc đồng Phường Đúc, Huế. Ảnh: Thái Hoàng
Một khẩu đại bác bằng đồng trong bộ Bảo vật Quốc gia Cửu vị thần công đặt trước cửa Ngọ Môn, Huế. Ảnh: Thái Hoàng
Một khẩu đại bác bằng đồng trong bộ Bảo vật Quốc gia Cửu vị thần công đặt trước cửa Ngọ Môn, Huế. Ảnh: Thái Hoàng
Ông Lê Trường Lưu (áo kẻ) - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế - tham quan gian trưng bày sản phẩm đúc đồng truyền thống Huế tại Festival Nghề truyền thống Huế 2019. Ảnh: Thái Hoàng
Ông Lê Trường Lưu (áo kẻ) - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế - tham quan gian trưng bày sản phẩm đúc đồng truyền thống Huế tại Festival Nghề truyền thống Huế 2019. Ảnh: Thái Hoàng

Trải qua hơn 4 thế kỷ hình thành và phát triển cùng những biến cố thăng trầm của lịch sử mảnh đất Cố đô, những người thợ đúc đồng tài hoa xứ Huế vẫn bền bỉ giữ lửa nghề cho đến hôm nay, làm rạng danh một làng nghề truyền thống để tiếp tục truyền đời cho hậu thế mai sau.

Phóng sự của thái hoàng
TIN LIÊN QUAN

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Mục tiêu giải ngân 94.161 tỉ đồng, tập trung phát triển đường bộ cao tốc

Đặng Tiến |

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đặt mục tiêu giải ngân 94.161 tỉ đồng năm 2023, tập trung phát triển đường bộ cao tốc và nhiệm kỳ sau tập trung phát triển đường sắt tốc độ cao.