“Tường xanh” châu thổ sông Hồng

trịnh thông thiện |

Vùng đất ngập nước Xuân Thủy (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) được giới khoa học ví như bức “tường xanh” châu thổ sông Hồng bởi từ khi hơn 7.000ha rừng ngập mặn được hình thành không những đã tạo thành bức tường xanh chống biến đổi khí hậu, nước biển dâng mà còn tạo sinh kế nương theo tự nhiên cho hàng nghìn cư dân trong vùng. Đây cũng là điểm đến của hơn 200 loài chim di trú theo mùa, trong đó có nhiều loài chim đặc biệt quý hiếm được ghi vào sách đỏ thế giới.

Nơi lúa lấn cói, cói lấn vẹt và vẹt lấn biển

Trong vòng 10 năm trở lại đây, chúng tôi có đến 4 lần về vùng Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. Lần thì về để tìm hiểu về các dự án trồng rừng ngập mặn, lần thì về mê mải theo những cánh chim trời di trú, lần thì về lao mình vào những cánh rừng sú vẹt đầy hương phù sa theo dấu chân những người dân sống cộng sinh.

Cộng đồng dân cư vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thủy tiêu biểu cho nền văn hóa mở đất của cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng. Trải qua mấy trăm năm quai đê, lấn biển, cần cù dũng cảm trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên, “lúa lấn cói, cói lấn vẹt và vẹt lấn biển”, cộng đồng dân cư địa phương đã tạo lập nên những làng quê trù phú. Nơi đây rừng biển giao, chim trời, cá nước hòa quyện vào nhau tạo nên bức tranh lâm thủy hữu tình.

Vườn quốc gia Xuân Thủy có diện tích 7.100ha rừng ngập mặn. Sự kết hợp phù sa màu mỡ của sông Hồng và vùng ven biển đã biến khu vực này thành một khu dự trữ thiên nhiên với nhiều sinh cảnh độc đáo của hệ sinh thái đất ngập nước với nhiều động thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm. Ảnh: Trịnh Thông Thiện
Vườn quốc gia Xuân Thủy có diện tích 7.100ha rừng ngập mặn. Sự kết hợp phù sa màu mỡ của sông Hồng và vùng ven biển đã biến khu vực này thành một khu dự trữ thiên nhiên với nhiều sinh cảnh độc đáo của hệ sinh thái đất ngập nước với nhiều động thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm. Ảnh: Trịnh Thông Thiện

Ban đầu, người dân địa phương đắp đê chắn sóng. Khi đất đã tương đối ổn định, dân địa phương trồng cói ở các khu vực ngọt lợ để lấy nguyên liệu dệt chiếu và lợp nhà, sau khi đất được ngọt hoá sẽ chuyển dần sang trồng lúa chịu mặn. Nói về vùng lịch sử vùng đất, lịch sử sinh kế của con người, ông cụ Nguyễn Văn Tình (79 tuổi, ở xã Giao An) cho rằng: “Vào những năm 60 của thế kỷ trước, cả vùng này là bạt ngàn cánh đồng cói. Thời đó, chiếu cói và các sản phẩm thủ công từ cói còn tiêu thụ được. Nhưng giờ đây, nghề cói đã không còn hưng thịnh, người dân Giao Thủy lại nương náu vào hàng nghìn ha diện tích rừng ngập mặn mà chủ yếu là cây sú, vẹt”.

Những tán rừng sú vẹt mới trồng sinh trưởng tốt xem kẽ giữa những chòi nuôi ngao quảng canh ở Cồn Lu thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy. Ảnh: Trịnh Thông Thiện
Những tán rừng sú vẹt mới trồng sinh trưởng tốt xem kẽ giữa những chòi nuôi ngao quảng canh ở Cồn Lu thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy. Ảnh: Trịnh Thông Thiện

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Xuân Thủy, rừng ngập mặn ở nơi đây cũng có lịch sử hình thành khá phức tạp. Từ những năm 1950 - 1975 chỉ là phong trào trồng cây vẹt tự phát để phòng hộ đê biển. Năm 1995-1998, rừng ngập mặn được trồng bằng nguồn kinh phí Phủ xanh đất trống đồi trọc (Chương trình 327); từ năm 1999 đến nay là Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (Chương trình 661). Đặc biệt từ năm 1997-2005, Hội chữ thập Đỏ Đan Mạch tài trợ cho huyện Giao Thuỷ  dự án Phục hồi rừng ngập mặn với quy mô trồng lên tới hàng nghìn ha và đã đạt được hiệu quả khá tích cực.

Năm 1986, UBND huyện Xuân Thuỷ triển khai đắp đê quai, đắp bờ đầm nuôi trồng quảng canh các loài hải sản bản địa như: Tôm rảo, cua bể và rong câu chỉ vàng. Phong trào làm đầm tôm cũng được phát triển mạnh mẽ vào đầu những năm 90 khi có chủ trương xuất khẩu thuỷ sản sang các nước Châu Âu và Đông Bắc Á. Thời đó, xen kẽ giữa hàng nghìn ha rừng ngập mặn là những đầm nuôi tôm, nuôi ngao thương phẩm. Cũng chính phong trào này đã lấn chiếm đất vùng bãi bồi còn hoang hoá hình thành nên Cồn Lu và Cồn Ngạn như ngày nay. Cũng từ đó, truyền thống lấn biển vùng Giao Thủy cũng được thay đổi thành: “Vẹt lấn biển, tôm lấn vẹt”.

Hằng ngày, có khoảng 1.000 người dân khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy mưu sinh dưới những tán rừng ngập mặn tìm bắt những loài thủy sản như ngao, cua, hàu... Ảnh: Trịnh Thông Thiện
Hằng ngày, có khoảng 1.000 người dân khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy mưu sinh dưới những tán rừng ngập mặn tìm bắt những loài thủy sản như ngao, cua, hàu... Ảnh: Trịnh Thông Thiện
Hằng ngày, có khoảng 1.000 người dân khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy mưu sinh dưới những tán rừng ngập mặn tìm bắt những loài thủy sản như ngao, cua, hàu... Ảnh: Trịnh Thông Thiện

Ông Nguyễn Phúc Hội - Phó Giám đốc Vườn quốc gia Xuân Thủy - cho biết: “Người dân ổn định cuộc sống nhờ phát triển nhiều mô hình kinh tế dưới tán rừng ngập mặn như: Nuôi ngao, tôm, nuôi ong lấy mật, trồng nấm, khai thác rau câu... Người dân trong vùng coi rừng ngập mặn như máu bởi, rừng đang mang lại nguồn sống và sinh kế bền vững cho họ”. Thành quả của công cuộc phục hồi và trồng mới hàng nghìn ha rừng ngập mặn đã hình thành nên Vườn quốc gia - Khu Ramsar quốc tế đồng thời là vùng lõi số một của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Châu thổ Sông Hồng.

Chúng tôi cũng có dịp theo chân đoàn khảo sát của Hội chữ thập Đỏ Đan Mạch dùng ca nô đi khắp của biển Ba Lạt, rồi sang Cồn Lu, Cồn Vành. Nhìn từ biển vào, những cây sú, vẹt mơn mởn đang vươn ra biển, chắn từng con sóng, anh Ngô Văn Chiều - cán bộ Phòng Bảo tồn Biển và Đất ngập nước thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy - quả quyết: “Những cánh rừng ngập mặn ở đây có thể làm giảm 50% chiều cao của sóng triều và giảm 50% năng lượng của sóng, đồng thời có thể làm giảm nhẹ hoặc tiêu tan các đợt sóng thần cao 15m”.

Việc phục hồi thành công hệ thống rừng ngập mặn đã tạo ra nhiều luồng lạch nhỏ tạo điều kiện cho người dân đánh bắt thủy sản khi nước triều dâng. Ảnh: Trịnh Thông Thiện
Việc phục hồi thành công hệ thống rừng ngập mặn đã tạo ra nhiều luồng lạch nhỏ tạo điều kiện cho người dân đánh bắt thủy sản khi nước triều dâng. Ảnh: Trịnh Thông Thiện

Cũng theo anh Ngô Văn Chiều, ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy, những cánh rừng ngập mặn đang phục hồi và phát triển tốt nên đã tạo điều kiện cho một lượng lớn tôm, cua, cá và các loài thủy sản khác từ biển tìm vào cư trú, sinh sôi ngày một nhiều, tạo nên nguồn lợi thủy sản rất phong phú. Vì thế, mỗi ngày có tới hơn 1.000 người dân của 3 xã Giao Thủy, Giao An và Giao Hải vào khai thác kiếm sống. Sau khi từ đài quan sát của vườn quốc gia xuống, chúng tôi bắt gặp một nhóm phụ nữ vừa đi rừng về. Chị Nguyễn Thị Diên (ở xã Giao Thủy) hồ hởi khoe 2 con cua nặng gần 1kg vừa bắt được và cho hay: “Hai con cua này đem bán được khoảng 300.000 đồng, đủ chi tiêu thoải mái cho cả nhà. Từ ngày có chủ trương của nhà nước và sự hướng dẫn của Ban quản lý rừng, cuộc sống của chúng tôi cũng dễ chịu hơn trước nhờ vào việc khai thác và bảo vệ rừng ngập mặn”.

Vương quốc của cò mỏ thìa

Cũng có một điều kỳ lạ, khoảng hơn 30 năm trước, khi những tán rừng ngập mặn ở Xuân Thủy hình thành thì đã trở thành nơi cho chim di trú theo mùa về đây kiếm ăn, sinh sống và sinh sản. Khu rừng sú vẹt Xuân Thủy là nơi cư ngụ của nhiều loài  tôm, cá, cua, rắn, ngao, sò... là nguồn thức ăn phong phú của các loài chim. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, hàng chục nghìn cá thể chim di cư tránh rét từ phương Bắc chọn Vườn quốc gia Xuân Thủy để dừng chân, kiếm ăn. Trong số hơn 200 loài chim có mặt tại vườn quốc gia, có nhiều loài chim có tên trong sách đỏ quốc tế như: Rẽ mỏ thìa, bồ nông, cò thìa, choi choi mỏ thìa, mòng biển, diệc đầu đỏ... Ông Nguyễn Viết Cách - Giám đốc Vườn Quốc gia Xuân Thủy - nói rằng, các nhà nghiên cứu đã thống kê được trên 219 loài chim thuộc 41 họ và 13 bộ, trong đó có 9 loài có tên trong sách đỏ quốc tế. Một trong số loài chim di cư quý hiếm tới Vườn quốc gia Xuân Thủy hàng năm và cũng là biểu tượng đại diện cho vườn chính là cò mỏ thìa quý hiếm (tên khoa học Platalea minor). Loài này được xếp vào cấp EN - nguy cấp theo sách đỏ được lập bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế - IUCN.

Tìm kiếm nguồn lợi thủy sản dưới những tán rừng mới hồi sinh. Ảnh: Trịnh Thông Thiện
Tìm kiếm nguồn lợi thủy sản dưới những tán rừng mới hồi sinh. Ảnh: Trịnh Thông Thiện

Năm 2019, cán bộ Phòng Bảo tồn Biển và Đất ngập nước thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy đã thực hiện hoạt động quan trắc, kiểm đếm cò mỏ thìa (Platalea minor). Kết quả đã quan trắc được 65 cá thể cò mỏ thìa, trong đó có 7 cá thể first winter và 1 cá thể đeo vòng (số vòng là H28). Ngoài ra, đợt quan trắc này, nhóm điều tra cũng đã quan sát được khoảng 400 cá thể vịt (vịt mốc, vịt đầu vàng, vịt trời, mòng két), 100 cá thể choắt mỏ thẳng đuôi đen, 20 cá thể choi choi xám, 20 cá thể choắt nâu, 100 cá thể cò ngàng, Cò bợ và một số loài như: Kịch, diệc xám, cuốc, bói cá nhỏ, bồng chanh, sả đầu nâu, sáo mỏ vàng, sẻ bụi đầu đen, cu gáy, bách thanh đuôi dài....

Kết quả trên một mặt cho thấy, số lượng cò mỏ thìa và các loài chim khác tại Vườn quốc gia Xuân Thủy đang tăng dần. Mặt khác, nó cũng cho thấy được công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực đang được thực hiện rất tốt. Vì thế,  định kỳ vào giữa tháng 1 hàng năm, Chương trình điều tra các quần thể chim Châu Á đã tổ chức quan trắc, kiểm đếm loài cò mỏ thìa (Platalea minor) trên toàn cầu, trong đó có điểm quan trắc tại Vườn quốc gia Xuân Thủy.

Mới đây, vườn quốc gia đã tiến hành cứu hộ thành công một cá thể cò mỏ thìa ở cách xa Xuân Thủy đến 400 km.  Theo anh Phan Văn Trường - Phó Phòng Bảo tồn Biển và Đất ngập nước Vườn quốc gia Xuân Thủy, tháng 11.2019, đơn vị nhận được tin báo tại tỉnh Hà Tĩnh về việc xuất hiện một cá thể cò mỏ thìa đang bị người dân giữ. Thông tin phản ánh ban đầu cho thấy, cá thể này được một người dân bẫy sau đó bán lại cho người khác khi cá thể này đang trong tình trạng bị thương, có nhiều vết xước trên thân. Vườn đã cử cán bộ chuyên môn vào Hà Tĩnh tiếp nhận cá thể cò mỏ thìa này về để chăm sóc, cứu hộ. Anh Phan Văn Trường cho biết: “Chỉ một thời gian ngắn, cá thể cò mỏ thìa này hoàn toàn khỏe mạnh, Vườn quốc gia đã phối hợp với các đơn vị hữu quan tái thả về tự nhiên”.

Cua sinh trưởng dưới tán rừng ngập mặn thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy. Ảnh: Trịnh Thông Thiện
Cua sinh trưởng dưới tán rừng ngập mặn thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy. Ảnh: Trịnh Thông Thiện

Với việc phục hồi thành công hệ thống rừng ngập mặn ở Xuân Thủy đã góp phần bảo vệ một hệ sinh thái rừng đặc dụng ven biển, tạo điều kiện cho người dân phát triển ổn định cuộc sống dựa vào nguồn tài nguyên rừng; và quan trọng hơn là thiết lập được một “bức tường xanh” vững chắc để ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

trịnh thông thiện
TIN LIÊN QUAN

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.